Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 17/09/2018

10 dấu hiệu cho thấy trẻ 1 tuổi "sắp hư"

10 dấu hiệu cho thấy trẻ 1 tuổi "sắp hư"
Định nghĩa về hư ở mỗi bà mẹ bỉm sữa lại khác nhau, thậm chí khi trẻ 1 tuổi, bạn cũng không nhận thấy bé đang hư, đơn giản chỉ vì cho rằng trẻ còn nhỏ.

Giống như hầu hết các bậc cha mẹ, khi những đứa trẻ 1 tuổi hoặc nhỉnh tháng hơn một chút đưa ra yêu cầu nho nhỏ, cha mẹ thường dễ dàng đáp ứng. Tuy nhiên, việc thỏa mãn mọi thứ có thể sẽ làm hư bé. Có những thứ cần nói “không” một cách mạnh mẽ.

Nhưng như thế nào là làm hư bé? Cũng thật khó mà xác định được. Đó không không chỉ đơn giản là mua cho bé nhiều hơn hoặc để cho bé có mọi thứ bé muốn. Đôi khi, bé luôn cố gắng “mè nheo” để có được những gì mình muốn từ cha mẹ.

Nó cũng không đơn giản cho phép bé làm những gì khiến bản thân hài lòng. Tất cả trẻ em nên được phép đưa ra quyết định của riêng mình vào các thời điểm.

trẻ 1 tuổi
Con hư không hoàn toàn là lỗi của con mà còn xuất phát từ phía cha mẹ

Sự hư hỏng có thể ít xảy ra hơn nếu bạn chú ý về những gì bạn cho con của mình (cho dù là quà, sự chú ý hay tự do). Trẻ cần được biết vì sao bản thân không được đòi hỏi nhiều hơn nữa.

Hãy chú ý đến 10 dấu hiệu cho thấy trẻ mới biết đi của bạn có thể sắp “hư hỏng”:

  • Bạn luôn luôn cho bé bất cứ điều gì yêu cầu.
  • Trẻ giận dữ, khóc lóc cho tới khi đạt được những gì bản thân muốn và cha mẹ là người bỏ cuộc trước.
  • Trẻ không nói “cám ơn” khi được tặng một món quà mới.
  • Trẻ chỉ nghĩ về bản thân chứ không quan tâm đến bạn bè hoặc người thân xung quanh.
  • Khi trẻ không nhận được những gì mình muốn ngay lập tức, cơn giân dữ sẽ bùng phát nhanh chóng.
  • Nếu cha mẹ nói “không” với bé, trẻ tỏ thái độ khó chịu
  • Nhận đồ chơi mới dường như bé không vui nữa.
  • Trẻ không làm theo những gì cha mẹ yêu cầu, ngay cả khi điều đó là hợp lý.
  • Những đứa trẻ khác không thích chơi với bé
  • Mọi người nói với bạn rằng cô ấy cư xử “trịnh thượng”.

Rất ít cha mẹ cố tình muốn “làm hỏng” con của mình, chỉ là vô tình. Và chính sự vô tình đó giúp sự hư hỏng leo thang từng ngày mà cả cha mẹ và bé không ai nhận thấy. Cho đến một ngày, một người bạn tốt hoặc chính bạn đủ can đảm để xác nhận điều đó.

Những nhận xét như “Bạn đã quá nuông chiều bé” hoặc thậm chí tệ hơn “Con bạn là đứa trẻ hư hỏng” chính là lời cảnh tỉnh để cha mẹ dạy trẻ cách cư xử đúng mực hơn.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x