Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 30/09/2020

10 chiêu đơn giản dạy bé tập nói

10 chiêu đơn giản dạy bé tập nói
Khoảng 3 tháng tuổi, bé có thể phát ra những âm thanh phản ứng lại lời nói của ba mẹ. 6 tháng tuổi nhiều bé đã có thể phát ra tiếng nói đầu tiên của mình, mặc dù có thể là những từ vô nghĩa. Đến khi chập chững biết đi, trẻ đã có thể bi bô trò chuyện. Tuy nhiên, mẹ có biết rằng quá trình học nói của con thậm chí còn diễn ra sớm hơn?

Ngay từ trong bụng mẹ, trẻ đã có thể lắng nghe và nhận biết âm thanh bên ngoài. Càng được tiếp xúc nhiều với ngôn ngữ, bé càng học nói nhanh hơn. Để dạy trẻ tập nói, mẹ chỉ cần áp dụng những “chiêu” sau đây:

7 cách dạy bé tập nói với trẻ nhỏ

1. Phản ứng với tiếng khóc của con

Trong năm đầu tiên của cuộc đời, hầu hết các nhóc bày tỏ mong muốn và giao tiếp với mọi người thông qua tiếng khóc của mình. Các mẹ phản ứng với tiếng khóc của bé cho bé biết rằng mẹ đang lắng nghe. Điều này giúp bé cảm thấy mình được an toàn hơn nhiều.

Dỗ con nín khóc
Cách mẹ phản ứng với tiếng khóc cho con cảm giác được lắng nghe và an toàn

2. Trò chuyện với bé

Mặc dù lúc này bé chưa thể nói mà chỉ có thể phát ra tiếng ê a trong miệng, nhưng việc thường xuyên nói chuyện sẽ giúp bé nhận biết âm thanh và tăng vốn từ vựng hằng ngày.

Bắt đầu với những câu nói như: “Cục cưng của mẹ đói hả?”, “Con khó chịu ở đâu? Nói mẹ nghe nào”, “Hôm nay trời nắng đẹp, mẹ bế cục cưng ra phơi nắng nhé” hay như “Bé có yêu mẹ không?”… vừa giúp mẹ và bé gần gũi nhau hơn vừa giúp bé học từ tốt hơn.

3. Tạo môi trường giao tiếp

Một đứa trẻ có thể lắng nghe và hiểu âm thanh xung quanh trước cả khi bé có thể nói được. Vì vậy, một môi trường đầy những cuộc hội thoại và âm thanh sẽ giúp bé học nói nhanh hơn. Mẹ không cần phải bắt con nói một cách chính xác. Chỉ cần bạn nói đúng, bé cưng cũng sẽ học được cách nói đúng.

4. Dạy bé tập nói: Học đi đôi với hành

Tất nhiên, học “chay” bao giờ cũng nhàm chán và khó tiếp thu hơn. Vì vậy, nếu khi nói chuyện với con, bạn có thể kết nối những từ ngữ với hành động, bé sẽ tiếp thu nhanh hơn.

Chẳng hạn, nếu thấy bé chạm vào chân của mình, đây là “thời cơ” để bạn dạy bé từ “chân”, hoặc bạn cũng có thể dùng hành động mô tả từ ngữ…

5. Nói về những hành động của con

Mẹ nên tận dụng tất cả cơ hội để nói chuyện với con. Trước khi làm một hành động gì, bạn nên nói với bé về những gì sắp diễn ra. Đây là cách giúp bé liên kết hành động với âm thanh. Như lúc bế con đi tắm, mẹ có thể nói với con “Bây giờ mình đi tắm cho sạch nhé” hay như lúc thay tã cho con “Mẹ thay tã cho cục cưng nhé”.

6. Kể chuyện và hát

Chuyện cổ tích và những bài hát là một trong những yếu tố quan trọng đối với quá trình dạy con tập nói. Những câu chuyện giúp bé sử dụng từ ngữ và câu một cách tốt hơn, trong khi việc lặp đi lặp lại từ trong bài hát giúp bé ghi nhớ từ. Mỗi khi kể chuyện hoặc hát cho con nghe, mẹ nên kết hợp với những động tác dễ thương, ngộ nghĩnh để làm bé thích thú hơn.

7. Dạy bé tập nói: Hiệu quả của những trò chơi

“Đây là cái gì” là trò chơi phù hợp cho những nhóc nhỏ đang trong quá trình nhận biết và gọi tên đồ vật. Mẹ cũng có thể hỏi bé về màu sắc hoặc hình dáng của món đồ chơi này. Đối với những trẻ lớn hơn, mẹ có thể thử trò phức tạp hơn như “Những gì xảy ra tiếp theo?”. Bạn kể cho bé nghe một câu chuyện hay một tình huống và hỏi bé xem chuyện gì có thể xảy ra tiếp theo trong câu chuyện.

3 cách dạy bé tập nói với trẻ tập đi và mẫu giáo

1. Dạy bé tập nói: Kể lại những gì xảy ra trong ngày

Với một đứa bé mới biết đi, mỗi ngày là một cuộc phiêu lưu. Chuyện bé theo bà đi chợ mua táo, theo anh đi ra công viên, hay bé ngồi xem chị giúp việc phơi quần áo đều có thể là đề tài thú vị.

Mỗi đêm trước khi đi ngủ, ba mẹ nên dành thời gian hỏi chuyện về những việc xảy ra trong ngày. Nếu bé chỉ mới nói được từ đơn hoặc từ đôi, bạn có thể hỏi bé những câu hỏi cụ thể. Chẳng hạn bé nói rằng bé đã đến khu trò chơi ở công viên, bạn có thể biết thêm chi tiết bằng cách hỏi những câu như: “Ai đưa con ra đó? Con chơi với ai? Con thích nhất trò chơi nào?”. Chú ý chọn các câu hỏi để bé trả lời càng nhiều từ càng tốt. Cách này đặc biệt có ích với các bậc phụ huynh gửi con ở nhà trẻ vì không chỉ dạy bé tập nói mà ba mẹ còn có thể biết được các hoạt động ở lớp của con.

Dạy bé tập nói: 3 cách đơn giản
Khi dạy bé tập nói, ba mẹ nên tạo không khí vui vẻ, đừng nên đặt yêu cầu quá cao với bé

2. Dạy bé tập nói: Tạm ngừng khi kể chuyện

Sau khi đã kể cho bé nghe chuyện Rùa và thỏ đến lần thứ 100, bạn sẽ không quá ngạc nhiên khi biết bé đã thuộc lòng câu chuyện. Đây là lúc cho bé cơ hội tỏa sáng đồng thời dạy bé tập nói bằng cách kể cho bé nghe một trong những câu chuyện mà bé thích nhất, rồi thỉnh thoảng tạm ngưng đọc để bé có thể “điền vào chỗ trống”.

Nếu cần, bạn có thể nhắc bé và yêu cầu bé lặp lại theo bạn. Mỗi lần kể chuyện, hãy ngừng ở những chỗ khác nhau để bé có thể luyện phát âm từ mới.

3. Nói chuyện qua điện thoại

Hầu hết các bé đều tỏ ra rất thích thú với điện thoại trước cả khi bé biết nói. Vì thế, đây là một vật dụng rất hay để “dụ” bé nói chuyện. Khi bạn bè hoặc người thân gọi điện đến thăm hỏi, bạn nên để bé cầm máy một lát vì lúc nói chuyện điện thoại, bé không thể sử dụng ngôn ngữ hình thể nên sẽ phải cố gắng để phát âm và nói. Khi bé bắt đầu tỏ ra bực bội vì không diễn đạt được ý mình với người bên kia đầu dây, bạn có thể giúp bé.

Nếu người đối thoại là người thân, bạn có thể nhờ người đó hỏi bé những câu đơn giản. Nếu bé không trả lời, bạn có thể dẫn dắt bé bằng những câu như: “Con có thể cho ngoại biết trưa nay con ăn gì hay không?” hoặc: “Con nói cho dì út biết là con rất thích cái váy dì út may cho được không?”…

Những điều cần tránh khi dạy bé tập nói

mẹ dạy bé tập nói

1. Lặp lại lỗi phát âm sai của bé

Khi các bé mới tập nói thường không thể tránh khỏi việc phát âm ngọng, sai nghe rất ngộ nghĩnh, đáng yêu, nên có mẹ cố tình lặp lại theo cách nói của bé một cách thích thú. Tuy nhiên, việc làm này nếu kéo dài và thường xuyên, vô tình sẽ trở thành thói quen, khiến bé ngày càng nói ngọng hơn và việc sửa lỗi cho bé cũng khó khăn hơn. Vì vậy, bạn cần phải phát âm thật chuẩn xác khi dạy bé nói, kiên nhẫn nói đi nói lại từ đúng rồi để bé lặp lại.

2. Trợ giúp bé quá nhanh

Chỉ cần thấy bé lấy tay chỉ bình nước là ngay lập tức bạn lấy nước cho bé uống. Việc đoán biết đúng ý muốn của con khiến các bà mẹ cảm thấy rất vui. Tuy nhiên, việc này đã tước mất cơ hội tập nói của bé, dễ khiến bé lười suy nghĩ và không chịu tìm cách biểu đạt mong muốn của mình bằng lời nói. Đây là những lỗi phổ biến của nhiều bậc cha mẹ.

Để tránh và khắc phục lỗi này, thay vì phản xạ nhanh trước những nhu cầu của bé, bạn hãy tìm cách khích lệ, động viên bé phát ra âm thanh, và dùng ngôn ngữ thể hiện mong muốn của mình.

3. Dạy bé nói từ “người lớn”

Nhiều gia đình, cả ba mẹ và ông bà đều không ý thức được việc nên chọn lựa từ ngữ mà cứ vô tư dạy bé những từ không hay, vì cho rằng về sau có thể uốn nắn lại cũng không sao. Khi thấy bé nói được những từ “người lớn” một cách ngộ nghĩnh, các bậc phụ huynh không thấy khó chịu mà còn vô cùng thích thú.

Thực chất những tiếng nói đầu đời rất ý nghĩa với con trẻ, là cột mốc đầu tiên cho những câu nói khác để mở rộng kỹ năng giao tiếp xã hội, mọi từ ngữ bé học được đều được vận dụng và khó sửa đổi về sau. Vì vậy, bạn và mọi thành viên trong gia đình không nên vì quá hào hứng mà dạy bé nói một cách vô tội vạ, nên có sự chọn lọc từ ngữ để dạy khi bé mới tập nói.

4. Dạy bé… trả treo

Có nhiều cha mẹ cố tình nói sai để tập cho bé cãi lại, vì nghĩ rằng như vậy là bé thông minh, khôn khéo. Tuy nhiên, khi “trả treo” trở thành thói quen sẽ ảnh hưởng xấu đến sự giao tiếp của bé về sau.

Ở giai đoạn dưới 3 tuổi, nhận thức của bé còn chưa phát triển, ngôn ngữ của bé chỉ đơn giản là bắt chước người lớn, chứ chưa hề hiểu hết ý nghĩa của lời nói. Vì vậy, bạn nên chú ý cách cư xử, giao tiếp của mình để con học được những điều hay, đẹp. Những từ ngữ không hay khi qua miệng con trẻ bi bô dù nghe dễ thương thế nào thì cũng cần chấn chỉnh, vì bạn không thể biết con có thể vận dụng thường xuyên và nhớ dai thế nào, để lâu về sau muốn sửa cũng không dễ.

5. Giải thích không thống nhất

Ở tuổi tập nói, các bé rất tò mò, thường hay hỏi, nhiều khi những câu hỏi rất ngu ngơ và chi tiết làm người lớn khó chịu. Ba mẹ khi này cũng hay nghĩ con còn nhỏ nên chỉ giải thích qua loa. Tuy nhiên, nếu vấn đề không quá phức tạp, bạn nên dành thời gian giải thích một cách dễ hiểu nhất cho con và tuyệt đối tránh việc mẹ nói thế này, ba lại nói thế khác, bởi điều đó rất dễ làm mất lòng tin ở con trẻ.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x