Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Bích Trâm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 29/03/2017

Phản ứng thế nào khi bé 2 tuổi hay la hét?

Phản ứng thế nào khi bé 2 tuổi hay la hét?
Bé hay la hét không phải vì cố ý muốn làm phiền bạn mà là vì bé đang tràn đầy niềm vui tuyệt vời của con trẻ. Bé đang khám phá “sức mạnh” của thanh quản và thử nghiệm xem bé có thể làm gì với nó.

Làm gì khi bé 2 tuổi hay la hét?

Để dạy con ngoan, bạn nên cố gắng không bình luận hoặc chỉ trích khi thấy bé la hét. Nếu sự ồn ào của bé thực sự gây phiền cho bạn và cho hàng xóm, bạn có thể yêu cầu bé ngừng la hét bằng cách dịu dàng nói với bé rằng: “Mẹ không thể chịu được tiếng la hét nhé, con yêu. Nó làm mẹ nhức đầu”. Đừng cố gắng quát to hơn để lấn át và hy vọng bé sẽ thôi la hét. Hành động này chỉ có tác dụng ngược mà thôi bởi vì bé sẽ nghĩ rằng âm thanh càng lớn càng chiếm ưu thế.

Bạn cũng có thể thử dạy con ngoan hơn bằng cách làm bé thích thú với trò chơi bạn đề nghị: “Cả mẹ và con cùng thét lớn hết mức có thể nhé!” và sau đó tham gia với bé trong việc la hét. Tiếp theo, giảm nhỏ âm lượng bằng cách nói: “Bây giờ đến lúc xem ai có thể thì thầm tốt hơn nào”. Tiếp tục trò chơi bằng các hoạt động khác, chẳng hạn như nắm lỗ tai mình, nhảy lên nhảy xuống. Điều này sẽ làm cho tiếng la hét có vẻ như chỉ là một trong rất nhiều những điều thú vị bé có thể làm.

Dạy con ngoan: Phản ứng thế nào khi bé 2 tuổi hay la hét?
Muốn dạy con ngoan, ba mẹ cần phải luôn bình tĩnh

Nếu là con đầu, bé có thể hét lên khi muốn ba mẹ chú ý tới mình. Đây là cách để bé nói rằng: “Này, nhìn con này”. Bé có thể cố nói lớn giọng trong khi ba mẹ đang nói chuyện để chuyển hướng sự chú ý của bạn trở lại với bé. Trong trường hợp này, bạn có thể dạy con ngoan không la hét bằng cách ra dấu cho bé, ví dụ như đưa một ngón tay lên miệng như một cách ngầm nói rằng bạn biết bé muốn nói chuyện nhưng phải đợi đến lượt của mình chứ đừng nên la hét.

Để dạy con ngoan hơn, bạn chỉ nên ra dấu chứ không nên ngừng cuộc đối thoại lại để quay sang nói chuyện với bé. Nếu bé có thể chờ đợi mà không giận dỗi, đừng quên khen ngợi bé. Nếu bé bỏ qua tín hiệu “Giữ im lặng” của bạn, nên nhắc cho bé nhớ ý nghĩa của tín hiệu đó và thử lại lần sau.

Kinh nghiệm dạy con ngoan khi bé hay la hét

“Khi con gái hai tuổi của tôi la hét quá lớn, tôi trả lời với bé một cách nhỏ nhẹ. Sau đó, bé trả lời tôi cũng như vậy, hoặc ít nhất là bé phải hạ thấp giọng xuống để nghe tôi nói. Tôi đã dùng cách này nhiều lần và rất có tác dụng.” (chị Mai Hà, giáo viên mầm non, TP.HCM).

“Con trai của tôi thường hay la hét cho tới khi hết sức mới thôi. Tôi đã tìm cách dạy bé “hét trong im lặng” bằng cách hét thầm trong cổ họng. Đối với bé, đây là một trò chơi tuyệt vời và bé có thể la hét thoải mái mà không làm phiền người xung quanh!” (chị Thanh Phương, nhân viên văn phòng).

“Khi con gái tôi hét lớn, tôi nói: “Hét lớn lên!” và tôi cùng hét với bé. Sau đó tôi nói: “Nhỏ lại!” và cả hai đều hạ thấp giọng xuống. Thường chỉ mất một vài lần là bé chán. Khi chúng tôi yêu cầu bé nói to hay nhỏ hơn, bé đã biết nghe lời.” (chị Minh, nhân viên văn phòng).

“Chúng tôi dạy con ngoan bằng cách nói năng nhỏ nhẹ, giọng nói bình thường khi ở trong nhà, và gọi tên giọng nói đó là “giọng nói dễ thương”. Mỗi khi bé lớn giọng, chúng tôi nhắc nhở bé rằng mọi người muốn nghe “giọng nói dễ thương” của bé. (chị Hạnh, nhà báo).

“Mỗi khi bé con 3 tuổi rưỡi của tôi hét lên, tôi chỉ nói với bé rằng tôi không thể hiểu bất cứ điều gì bé nói vì âm lượng quá lớn. Thế là bé phải giảm âm lượng và nói chuyện rõ ràng hơn để tôi có thể hiểu được những gì bé đang cần. (chị Trâm, chủ cửa hàng thời trang).

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x