Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 17/08/2017

Biết "vô cùng tàn nhẫn" mới dạy con thành tài

Biết "vô cùng tàn nhẫn" mới dạy con thành tài
Để nuôi dạy con thành tài có nhiều phương pháp giáp dục khác nhau trong đó có một bí kíp hiệu quả mà ít phụ huynh áp dụng đó là "nhẫn tâm".

Hành trình dạy con thành tài không phải là những bài kiểm tra mẹ cần đạt điểm tuyệt đối mà đó là thái độ và quan điểm sống của chính cha mẹ trong việc nuôi dưỡng ngay sau khi sinh.

Nói “không” với con tưởng dễ mà vô cùng khó, đặc biệt là trong quan điểm nuôi dạy con của người Á Đông. Trẻ luôn được đặt trong cái rốn của vũ trụ. Hơn thế nữa, một gia đình hiện đại 3-4 thế hệ chỉ có 1-2 cô bé, cậu bé đáng yêu, thật khó lòng từ chối những yêu cầu nho nhỏ.

dạy con thành tài
Để dạy con thành tài, cha mẹ phải biết cách “nhẫn tâm”

Chính sự chiều chiều chuộng đó khiến trẻ đôi khi không biết điểm dừng. Câu trả lời “không” dứt khoát của bố mẹ sẽ dạy con lợi ích của giới hạn. Đây là bài học quý giá mà khi xách ba lô ra thế giới, con sẵn sàng đối mặt với khó khăn và cám dỗ.

Câu chuyện của một bà mẹ từng là “nồi cơm điện” của con

Với những ai đã từng đọc cuốn sách “Vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương” của người mẹ Do Thái sinh ra và lớn lên ở Thượng Hải, nuôi dạy con thành triệu phú ắt hẳn nhớ về bà mẹ “nồi cơm điện” mà nữ tác giả Sara ví von với cách yêu con vô hạn của mẹ Trung Quốc.

Tư tưởng giáo dục của những bà mẹ truyền thống Á Đông vốn vẫn là hy sinh tất cả vì con. Bố mẹ có thể khổ nhưng nhất định phải cho con bằng bạn bằng bè. Không ít những gia đình có mẹ đầu tắt mặt tối lo cơm nước, giặt giũ quần áo, đưa đón con đi học và vô vàn việc không tên trong khi con chỉ việc về nhà ngồi vào bàn và đợi món ngon, ăn xong nghỉ ngơi và đi ngủ.

Bố mẹ làm tất cả chỉ để đổi lấy hi vọng cao sang “Con học hàn giỏi giang thành đạt, bố mẹ nở mặt nở mày với thiên hạ”, vậy là được!

Đã từng là một bà mẹ như vậy, nhưng được cảnh tỉnh bởi một bà mẹ Do Thái khác, Sara đã thay đổi quan điểm làm mẹ của mình. Tác giả cho rằng: “Người nào nuông chiều con cái, ắt có ngày người đó phải băng bó vết thương cho con. Mềm mỏng là hại, tàn nhẫn là yêu!”

“Nhẫn tâm” không dễ

Nói thì dễ, đọc sách thì dễ nhưng đến khi hành động không ít bà mẹ từ bỏ quyền được sử dụng đòn nói “không” của mình. Vì sao vậy?

  • Trẻ con vốn rất ngây thơ và luôn tỏ ra vô tội khi mắc lỗi. Làm sao có thể tức giận chứ
  • Một số phụ huynh có tuổi thơ khắc nghiệt, bố mẹ hà khắc, họ cảm giác sống thiếu thốn tình thương. Và vì vậy họ cho phép mình bù lại những yêu thương đã mất đó với con.
  • Cha mẹ quá bận rộn, thời gian chơi với con còn ít chứ đừng nói đến la rầy, giận dữ. Và tốt nhất là chiều chuộng để cho cả mình và con được thoải mái.
  • Mềm lòng là hại con, “nhẫn tâm” mới là yêu chúng. Những ai nuông chiều con cái, thì người đó sẽ có một ngày phải băng bó vết thương cho chính con mình”.

    Sử dụng “đòn nói không” đúng lúc

    Đúng lúc có nghĩa là một từ “không” cứng rắn sẽ mang đến cho trẻ sự tự tin. Nhưng một từ “không” thừa sẽ khiến trẻ thành người tiêu cực. Không nên lúc nào cũng từ chối mọi nhu cầu của trẻ và buộc trẻ phải vâng lời vì bố mẹ có quyền uy. Cha mẹ nói không khi:

    1. Sự việc đúng rành rành: Mọi câu chuyện hờn dỗi, mè nheo của trẻ đều có nguyên nhân. Chính vì vậy khi từ chối trẻ bạn phải cho chúng thấy được hành động đó là sai với chuẩn mực cơ bản.

    dạy con thành tài 1
    Trẻ biết ăn vạ – Cha mẹ biết nói “không”

    2. Khi con ăn vạ: Tuổi lên 1, lên 2 bé có thể thử lòng kiên nhẫn của bạn bằng cách ăn vạ chốn công cộng. Hãy kiên định bằng cách “bơ đi mà sống”, tức là cứ kệ trẻ. Nếu bé muốn khóc thì cứ làm, nhưng ba mẹ không muốn nghe. Lúc đầu, có lẽ bạn cảm thấy khó để tỏ ra kiên quyết và con bạn cũng thấy khó chấp nhận. Nhưng khi thấy bạn nói là làm, rất có thể con sẽ bớt mè nheo hơn.

    3. Nói “Không” cách dứt khoát: Con là con và bố mẹ là bố mẹ. Thầy là thầy và trò là trò, giới bạn xã hội không để bình đẳng kiểu làm bạn với con thì con cũng như ba mẹ. Vì vậy, không cần tranh luận về câu trả lời của bạn như thể bạn cần con chấp thuận.

    Không phải ai cũng có thể nuôi dạy con thành tài bởi không phải cha, mẹ nào cũng đủ “nhẫn tâm” trong hiện tại để nhận trái ngọt ở tương lai.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    x