Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Dạy kèm trẻ vào lớp 1 là vấn đề quan trọng của nhiều phụ huynh. Bởi đây là cột mốc quan trọng của bé. Bước vào giai đoạn này, bé sẽ được làm quen với môi trường mới, làm quen với nhiều kiến thức. Bé được học tập, tập viết, tập đọc, đánh vần, chính tả… bé được tiếp xúc với các môn học: môn Toán, Tiếng Việt và các môn khoa học xã hội khác.
Khi chưa vào lớp 1, các bé quen với việc học tập các môn đơn giản như tô vẽ, hát, thủ công… chủ yếu là các hoạt động chơi. Do vậy, khi đã vào lớp 1 với số lượng môn học tăng lên, các bé có thể sẽ chán nản và khó tiếp thu.
Lúc này bé sẽ đối mặt với những vấn đề sau:
Do đó, nếu phụ huynh chịu khó dạy kèm trẻ vào lớp 1, các bé được giới thiệu và làm quen với chương trình học từ trước sẽ giúp bé nhanh chóng hòa nhập vào môi trường tiểu học. Nhờ đó, các bé sẽ học tập tốt hơn cho những năm học đầu đời.
Trước khi vào lớp 1, các con cần được trang bị toàn diện kiến thức phù hợp, khoa học:
Khi dạy kèm trẻ vào lớp 1, bố mẹ cần nắm đúng chương trình dạy lớp 1 theo chuẩn sách giáo khoa. Cụ thể bao gồm:
Mỗi gia đình đều có cách dạy trẻ vào lớp 1 khác nhau. Hiện nay, nhiều bậc cha mẹ vẫn có nhiều quan điểm là dạy trẻ khi còn nhỏ phải “răn đe”, đôi khi phải “đánh” bé, để bé nghe lời hơn.
Tuy nhiên, cũng có một số quan điểm là khi dạy bé chúng ta cần sự kiên nhẫn, chịu khó lắng nghe tâm tư của bé, không nên nghiêm khắc với bé quá, như thế sẽ khiến bé trở nên lầm lì và tự ti hơn.
Khi bé vào lớp 1, đây là bước ngoặt quan trọng đối với bé, bé không được đi chơi nhiều, thay vào đó là thời gian dành cho học tập. Cha mẹ phải có một cách dạy kèm trẻ vào lớp 1 đúng đắn, không nên bắt bé cắm đầu vào học, không nên ép bé học nhiều môn.
Độ tuổi này là độ tuổi bé bắt đầu tìm tòi kiến thức. Cha mẹ nên giúp bé ý thức được việc học quan trọng, tìm hiểu sở thích của bé, nên đầu tư việc học của bé theo đam mê và sở thích.
Nếu dạy kèm bé chuẩn bị vào lớp 1 theo kiểu ép bé học những thứ bé không thích, bé sẽ có tính chống đối, không nghe lời cha mẹ, một số bé sẽ trở nên trầm cảm… vì thế, các bậc phụ huynh nên lưu ý.
Có rất nhiều cách để dạy kèm trẻ vào lớp 1, các bậc phụ huynh nên chọn lựa những phương pháp phù hợp và thích hợp với bé. Sau đây là một số cách, phụ huynh có thể áp dụng đối với con mình:
– Cha mẹ cần tạo cho con tâm lý vui vẻ khi đến trường, giúp bé xác định được việc học là điều quan trọng, đây là yếu tố nền móng cho việc học kiến thức của bé.
– Cha mẹ luôn là người đồng hành cùng với bé trong giai đoạn đầu của lớp tiểu học, hãy cùng con ôn bài, làm bài tập về nhà, cùng con tìm tòi kiến thức. Như vậy bé sẽ có thêm người bạn đồng hành trên con đường học tập.
– Các kỹ năng tập đọc, đánh vần, tập viết, chính tả. Cha mẹ nên dạy cho trẻ vào lớp 1 tại nhà. Cùng giúp bé học tập và sửa những gì bé làm sai, để giúp bé có nền tảng vững chắc.
– Kiên nhẫn khi con không làm bài được, giúp bé hiểu được mình phải làm như thế nào, giúp bé tự giải ra được bài toán khó. Cha mẹ cùng học tập là giúp bé có thêm động lực.
Dạy kèm trẻ vào lớp 1 là một việc không hề đơn giản, cha mẹ nên áp dụng những phương pháp phù hợp. Cha mẹ nên lắng nghe và thấu hiểu trẻ, tôn trọng con, cố gắng hiểu mong muốn của con mình. Chúc các bậc phụ huynh có nhiều sức khỏe và có những phương án phù hợp nuôi dạy con cái thành tài.
AN HY
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.