Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi chưa đòi hỏi bạn phải bắt trẻ đưa ra quyết định trọng đại gì, mà đầu tiên hãy khuyến khích trẻ tạo được thói quen và sẵn sàng bày tỏ lựa chọn của mình. Chẳng hạn thay vì bố mẹ luôn thay trẻ chọn lựa mọi thứ thì hãy dành cho trẻ cơ hội được nói ra ý muốn, sở thích… Ví dụ như chọn kem hay chocolate, nón xanh hay nón đỏ, búp bê hay xe đồ chơi…
Nếu trẻ có thể chủ động biểu đạt mong muốn của mình và đưa ra quyết định thì khi đến tuổi đi học, trẻ cũng tự tin và dễ hòa đồng với tập thể hơn. Song song với việc cho trẻ có quyền lựa chọn, bố mẹ còn phải giảng giải cho trẻ về lợi – hại của từng lựa chọn đó. Đây cũng là cơ hội giúp trẻ học thêm cách so sánh, tư duy và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Ở độ tuổi này, hầu như trẻ cũng đã được hướng dẫn tự làm một số nhu cầu cá nhân như thay quần áo, đánh răng, rửa mặt, rửa tay. Tuy nhiên, người lớn thường chỉ yêu cầu trẻ làm mà ít khi nói với trẻ vì sao phải làm và làm như thế nào mới đúng.
Chính vì thế, bố mẹ nên dành thời gian để giảng giải cho trẻ hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của các việc mà bạn muốn dạy trẻ tự làm, ví dụ như về sức khỏe, vệ sinh cá nhân, mùi hương cơ thể, răng miệng… Ngoài ra, trẻ cũng nên có sự hiểu biết ban đầu về tính nguy hại của bụi bẩn, vi khuẩn nếu như mình không giữ gìn vệ sinh thân thể.
Trẻ có thời gian biểu riêng và tuân thủ theo đó sẽ giúp bố mẹ giảm đi rất nhiều áp lực trong quá trình nuôi dạy con, đồng thời đây cũng sẽ trở thành nền tảng để trẻ biết sống có trật tự, biết quý trọng thời gian khi trưởng thành.
Bạn hãy bắt đầu cách dạy con từ những việc đơn giản nhất đối với trẻ ở lứa tuổi này, chẳng hạn như dẫn dắt trẻ tập thói quen nên đi ngủ lúc mấy giờ, thức dậy mấy giờ, lúc nào thì nên ăn cơm, vui chơi hay học tập. Có thể ban đầu sẽ hơi khó khăn vì trẻ con ít khi chịu “yên tĩnh” và tuân thủ đúng giờ giấc, sắp xếp của bạn, nhưng hãy nhẫn nại và khích lệ trẻ, lâu dần sẽ tạo được đồng hồ sinh học tích cực và trẻ cũng sẽ có thói quen sinh hoạt có quy luật.
Dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi cũng không thể thiếu việc dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ, tự mình chuẩn bị bữa ăn nhưng không đòi hỏi phải tỉ mỉ và hoàn chỉnh như một người lớn. Chẳng hạn bữa sáng của gia đình, mẹ nên cho trẻ cơ hội cùng xuống bếp và giúp đỡ những việc nhẹ nhàng đơn giản như nhặt rau, xếp chén đũa lên bàn…
Với những món ăn dễ thao tác, bạn hãy để trẻ được tự tay cho thức ăn vào chén đĩa của mình, thậm chí là để trẻ thỏa sức sáng tạo cách bày món ăn. Dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi này không những giúp trẻ biết có trách nhiệm tự chăm sóc bản thân mà còn giúp trẻ tăng thêm tự tin khi thực hiện được nhiều việc mới mẻ như vậy.
Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi cũng nên bắt đầu hướng dẫn trẻ tự chuẩn bị vật dụng cần thiết trước khi ra ngoài. Những lần đầu, bố mẹ có thể chỉ dẫn cho trẻ cần phải lấy những gì, chẳng hạn như nón, áo khoác, khăn, bình nước… Chỉ cần kiên trì một thời gian để trẻ quen dần thì sau đó trẻ sẽ tự biết chuẩn bị mà không cần bố mẹ nhắc.
Nhiều gia đình có điều kiện dư giả hoặc vì thương con nên hoàn toàn không dạy trẻ làm việc gì trong nhà, đây là quan niệm sai lầm vì bạn đang tước đi cơ hội trưởng thành của trẻ. Những công việc đơn giản ở nhà chính là bước đầu giúp trẻ nuôi dưỡng nhân cách và trách nhiệm lẫn tinh thần yêu lao động khi lớn lên.
Những việc vừa sức với trẻ như xếp chăn, rửa bát, quét nhà hoặc đơn giản là thu dọn đồ chơi, bạn đều nên khích lệ trẻ tự làm. Đồng thời, trong cách dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi này, bố mẹ nên làm mẫu vài lần và từ từ chỉnh sửa từng chút nếu trẻ thao tác chưa đúng. Đặc biệt, nếu cả nhà cùng làm những việc này với nhau sẽ giúp tăng thêm sự gắn bó và hưng phấn để trẻ làm việc.
Giai đoạn này, mẹ cũng có thể chọn dạy con cách giặt giũ và phơi một số đồ vật nhỏ gọn như chiếc khăn tay, đôi tất. Trong lúc trẻ làm, bạn còn có thể nhân cơ hội này mà dạy thêm cho trẻ về cách phân biệt màu sắc, hình dáng, số lượng và khả năng linh hoạt của tay chân…
Bắt đầu từ lúc trẻ biết đếm số cho đến khi thực hiện được những phép tính đơn giản, hãy dạy thêm cho trẻ kỹ năng ứng dụng số học vào thực tế, điển hình là khả năng sử dụng và quản lý tiền bạc của bản thân. Ở độ tuổi này, bạn có thể dạy trẻ biết tiết kiệm bằng cách nuôi heo đất hoặc cho trẻ cùng góp tiền ủng hộ các chương trình từ thiện, giúp trẻ có ý thức tích cực về đồng tiền.
Trẻ nhỏ khi 5 tuổi thông thường đã biết cách kết giao bạn bè, thậm chí trẻ sẽ có những người bạn quen thuộc. Trong quá trình vui chơi cùng nhau khó tránh xảy ra tranh giành, xung đột, lúc này, bạn nên có sự can thiệp đúng cách.
Dù xảy ra vấn đề gì, người lớn cũng cần bình tĩnh, không lớn tiếng la mắng hay đánh đòn trẻ. Bạn cần hỏi rõ giữa những đứa trẻ rốt cục có chuyện bất đồng gì, sau đó tùy trường hợp mà giảng giải cho trẻ hiểu, “cầm tay chỉ việc” để trẻ tự làm hòa với bạn bè. Như vậy, không những nuôi dưỡng được sự tự tin, độc lập mà trẻ còn biết nhường nhịn, chia sẻ, hòa đồng với người khác.
Lê Phương
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.