Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non giúp bé độc lập ngay từ khi còn nhỏ là điều vô cùng quan trọng, để trẻ không dựa dẫm người lớn, có chính kiến riêng và biết lên kế hoạch cho thời gian của mình.
Bạn nghĩ con bạn còn quá nhỏ, không có khả năng tự vệ, không thể tự chăm sóc mình. Nhưng với tình yêu cùng sự động viên và chỉ bảo, bạn sẽ ngạc nhiên trước những gì mà một đứa bé mầm non có thể làm được.
Nếu muốn giúp con, bạn hãy bớt nâng niu bé và dạy con cách tự chủ hành động, độc lập suy nghĩ. Bé chỉ có thể tự lập khi không có bạn là chỗ dựa.
Dưới đây là 17 kỹ năng cần thiết bạn nên dạy trẻ mầm non:
Cư xử phải phép là điều đầu tiên nên dạy trẻ, để lớn lên bé không ngỗ ngược, vô lối. Muốn vậy thì người lớn trong nhà phải làm gương. Muốn con cư xử lịch sự, bạn phải nhã nhặn và lịch sự với con. Trẻ em học bằng cách bắt chước. Cách bạn giao tiếp với con cũng là cách con giao tiếp với thế giới.
Hãy dạy con mặc quần áo gọn gàng, chỉnh tề trước khi xuất hiện trước mắt người khác. Như vậy bạn sẽ rảnh tay biết bao nhiêu. Mặc quần áo là nền tảng cho một ngày hoạt động của trẻ. Đặc biệt, bạn nên tập cho con mặc đồ theo bộ, đừng quần này áo nọ, tất chiếc này chiếc khác… vì như vậy lớn lên trẻ sẽ khá luộm thuộm. Nên để trẻ tự chọn quần áo mỗi ngày.
Khi bé đã biết mặc quần áo, bạn có thể chỉ bé cách gấp chăn gối sao cho gọn gàng.
Điều này có vẻ hơi khó đối với trẻ nhưng lại khá cần thiết, bạn nên dạy cho trẻ thành thục trước khi bé vào lớp 1. Khi lớn lên, trẻ không chỉ thắt được dây giày mà còn biết cột cái này cái nọ sao cho không bị tuột, không bị thắt nút. Có thể bày trò chơi vui để bé kiên trì tập theo các bước dưới đây:
Rất nhiều căn bệnh có thể được phòng tránh nếu trẻ rửa tay trước khi ăn. Bạn hãy dạy trẻ cách đóng mở vòi nước, thoa xà phòng, chà tay vào nhau rồi rửa sạch xà phòng, lau khô tay. Dần dà bé sẽ tự giác làm mà không phải nhắc.
Cho trẻ ăn nhiều quà vặt hoặc chơi đùa quá giờ đi ngủ là điều không nên. Những bản năng này cần được kiểm soát ngay ở thời điểm đầu đời. Nếu bạn muốn con sau này chững chạc, đoàng hoàng chứ không phải ”đại tiểu thư, đại thiếu gia” muốn gì được nấy thì bạn phải biết cách kiềm chế trẻ, nhưng không được quá cứng nhắc.
Bạn nên quan sát khi trẻ học chải tóc, phòng ngừa cây lược đâm vào mắt trẻ. Bắt đầu bằng việc chải đuôi tóc, làm sao để gỡ rối hết đuôi tóc, sau đó mới di chuyển lên trên, từ từ đến chân tóc. Mỗi lần chỉ chải một lọn tóc nhỏ.
Bạn hãy khuyến khích hoặc yêu cầu trẻ sắp xếp đồ chơi, quần áo… gọn gàng. Sau này lớn lên bé sẽ ưa thích mọi thứ ngăn nắp và sạch sẽ.
Đồ chơi, quần áo nên xếp theo bộ, bỏ vào đúng ngăn. Bát thìa ăn xong cũng phải cho vào bồn rửa. Quần áo bẩn thì tùy loại mà nên xếp vào sọt nào cho đúng.
Mỗi lần bé vâng lời, làm xong việc bố mẹ giao, ăn xong phần của mình… bạn có thể cho bé một số tiền nhỏ để thưởng công. Khi đã gom được một món tiền lớn hơn, bạn có thể mua món đồ mà bé thích. Đồng thời mỗi lần bé không nghe lời, bạn sẽ trừ bớt tiền bé kiếm được.
Như vậy khi con muốn mua món đồ chơi gì thì phải thể hiện tốt để kiếm đủ tiền mua món đó. Cách này vừa dạy trẻ sự kiên nhẫn, chịu khó làm việc và bạn cũng không phải gào rống, hò hét cả ngày.
Lớn lên, bé sẽ ý thức được đồng tiền không phải dễ kiếm và sẽ không phung phí.
Đây là một kỹ năng quan trọng và cũng là hoạt động tốt cho thể chất, giúp trẻ vượt qua nỗi sợ nước.
Nhớ rằng mỗi khi xuống nước và cảm thấy chới với, bản năng của chúng ta là vung vẫy tay hoảng loạn. Vì vậy, bạn nên dạy trẻ rằng phải nương theo dòng nước để nổi lên và không nên phát hoảng.
Kỹ thuật ở đây là giữ lưng thẳng, giữ thành đường thẳng với chân, sau đó đá chân những bước nhỏ và liên tục để đẩy cơ thể lên khỏi mặt nước. Lúc này bé có thể kêu cứu nếu cần.
Bạn nên đưa bé tới hồ bơi có thầy cô chuyên dạy cho trẻ em, và phụ huynh ở sát bên theo dõi.
Đối với những đứa trẻ thông minh, nhanh nhạy, bạn có thể dạy trẻ kỹ năng để đối phó với tình huống nguy hiểm.
– Chẳng hạn khi gặp hỏa hoạn, bé nên nhớ quy tắc ”dừng lại, hạ người và lăn”. Cụ thể là dừng làm việc bé đang làm, quỳ gối hạ người xuống sàn nhà, che mặt lại, duỗi thẳng chân và lăn tới nơi an toàn.
– Để xử lý vết thương chảy máu, bé hãy dùng lòng bàn tay áp chặt lên vết thương trong 5 phút.
– Để giảm đau giảm sưng, bé không nên chườm đá lên phần da tổn thương mà bọc vào khăn (vải) rồi chườm lên vết sưng. Để không quá 15-20 phút.
Quan trọng là dạy bé cách cầu cứu, mạnh dạn nhờ người khác giúp đỡ, nhớ số điện thoại bố mẹ để người khác có hỏi thì bé biết trả lời. Số điện thoại là điều quan trọng nhất phòng trường hợp bé đi lạc.
Đây là hai câu cơ bản nhất mà trẻ cần dùng trong cuộc sống nhưng hầu như lại bị nhiều bố mẹ bỏ qua. Hãy dạy trẻ thuộc lòng hai câu này vì việc nói “Xin lỗi”, “Cảm ơn” đúng thời điểm sẽ giúp trẻ duy trì các mối quan hệ tốt hơn.
Khi trẻ mắc lỗi (ví dụ như đánh bạn, lấy đồ chơi của bạn, làm hỏng đồ chơi…), trẻ cần biết nói “Xin lỗi”. Tương tự, hãy nói cảm ơn khi ai đó cho bé quà, giúp đỡ bé mở cửa, nhặt đồ bị rơi, chỉ dạy bé điều gì đó… Nói chung bé cần nói cảm ơn trước bất cứ điều gì người khác làm cho mình. Để trẻ nhớ tốt hơn, bố mẹ cũng nên cảm ơn những việc mà bố mẹ kêu bé làm.
Gần đây những thông tin về việc xâm hại tình dục trẻ em, có nhiều trường hợp là bé còn rất nhỏ, ở lứa tuổi mầm non khiến xã hội bức xúc và đau lòng. Điều này nhắc nhở bố mẹ cần phải sớm dạy trẻ những nguyên tắc cần thiết để tránh những cái chạm cố ý.
Ngoại trừ ba mẹ giúp trẻ trong việc tắm rửa khi bị bệnh hoặc trong một số tình huống y tá, bác sĩ thăm khám sức khỏe có sự giám hộ của người thân, còn lại không ai được tùy tiện chạm vào cơ thể trẻ, đặc biệt là những vùng nhạy cảm.
Mẹ có thể giải thích với con đó là những bộ phận riêng tư và bí mất không phải ai cũng có quyền xem. Giải thích với con rằng ba mẹ có thể thấy con ở trần, còn những người khác thì không. Nếu trẻ còn nhỏ, cần mẹ hỗ trợ tắm mỗi ngày, nhân dịp chỉ có hai mẹ con, mẹ có thể thủ thỉ: “Mẹ có thể chạm vào vùng kín của con. Ngoài mẹ ra không ai được phép sờ. Bất cứ ai sờ vào vùng kín của con như vậy đều là người xấu”.
Đi theo người lạ trong bất kỳ tình huống nào đều không được. Mẹ nên dạy trẻ không được nghe theo những lời dụ dỗ của bất cứ ai và cũng không được đi theo họ, dù ở bất cứ nơi đâu. Tập nói không với các món quà hay bất cứ thứ gì từ người lạ.
Khi trẻ bắt đầu có thể ghi nhớ các cụm từ dài hơn, mẹ có thể thống nhất với con một mật mã hoặc mật khẩu riêng để bé có thể dùng trong tình huống cảm thấy bất an, nguy hiểm. Mật mã này có thể áp dụng khi bé ở nhà một mình và có người lạ tới gọi cổng.
Nếu không may bị lạc cha mẹ ở chốn đông người, dạy trẻ bình tĩnh, đứng yên một chỗ chờ người thân đến đón. Trang bị cho trẻ một số vật dụng cần thiết có thể hỗ trợ khi bị lạc như còi hoặc lá cờ màu sắc đặc trưng. Ngoài ra, mẹ cũng cần dạy con luyện tập hét thật to tên ba mẹ hoặc chỉ đơn giản là “Ba ơi!”, “Mẹ ơi!” vì như thế bố mẹ mới có thể nghe thấy và tìm bé được.
Ở độ tuổi mầm non, từ lớp mầm trẻ có thể bắt đầu ghi nhớ tên địa chỉ nhà ở, số điện thoại của ba mẹ. Khi bị lạc, trẻ có thể liên lạc hoặc cung cấp thông tin cho mọi người, công an để tìm được về với ba mẹ.
Đóng vai là một hoạt động tự nhiên và vừa chơi vừa học kỹ năng sống mà nhiều bé sẽ thích thú. Để trẻ hiểu rõ hơn vấn đề nào đó, ba mẹ có thể đóng giả định một số tình huống khác nhau hoặc lồng ghép vào những câu chuyện để bé dễ hình dung ra khi gặp người lạ.
Giới hạn cho trẻ những người mà trẻ có thể tin tưởng như ba, mẹ, ông bà nội ngoại, anh chị em ruột của trẻ. Ngoài ra, không đi theo hoặc nghe lời của bất cứ ai khác, kể cả người nhận là bạn của ba mẹ, thậm chí biết cả tên bố mẹ.
Hướng dẫn trẻ tránh xa những người chưa tốt bằng nguyên tắc 5 ngón tay đơn giản:
Bất kỳ ở độ tuổi nào, trẻ cũng cần có những người bạn. Tuổi nhỏ là để vui chơi, lớn lên là sẻ chia. Chính vì vậy, trong danh sách kỹ năng sống cho trẻ mầm non, cha mẹ nên sớm dạy trẻ tự tin để kết bạn và giữ gìn tình bạn một cách tích cực.
Để kết bạn, hãy bắt đầu với trò chơi đóng vai cho 3 người, là bố – mẹ – bé. Ví dụ bé muốn làm quen với bạn, bé cần nói: Chào bạn, mình là A. Mình 3 tuổi và muốn làm bạn với bạn. Bạn tên gì? Bạn thích gì?… Khi đó bố hoặc mẹ sẽ đóng vai là người bạn mới. Hãy tập luyện cho đến khi bé tự tin với việc này.
Theo Young Parents bạn có thể hướng dẫn cho trẻ theo 4 bước cơ bản: Giải thích rõ ràng, bố mẹ là tấm gương, cho trẻ thực hành tại nhà và luôn khen ngợi, động viên trẻ khi làm đúng.
1. Giải thích rõ ràng
Mẹ đừng bao giờ áp đặt suy nghĩ của mình lên trẻ nhé, vì dù còn nhỏ nhưng trẻ cũng có quan điểm của mình, chỉ là chưa thể hiện được rõ ràng. Mỗi khi muốn dạy một kỹ năng xã hội nào đó cho bé, đừng quên giải thích rõ ràng những gì mẹ muốn bé thực hiện, tại sao kỹ năng lại cần thiết cho bé.
Ví dụ đơn giản như việc dạy trẻ nói cám ơn, mẹ có thể giải thích: “Mọi người sẽ yêu mến trẻ hơn nếu bé nói cám ơn khi được cho quà hoặc được giúp đỡ”. Nếu bé thường hay đánh bạn bè thì nên nói với con rằng: “Bạn bè sẽ không muốn chơi chung nếu con tiếp tục đánh và không chia sẻ đồ chơi cho bạn”…
2. Bố mẹ luôn gương mẫu
Trẻ con là tấm gương phản chiếu quan điểm giáo dục trong gia đình. Mỗi hành vi của trẻ có thể đang sao chép nguyên bản từ chính những ứng xử hằng ngày của cha mẹ. Nếu muốn dạy con ngoan và hình thành tính cách của một thiên tài thì bố mẹ cần là tấm gương sáng.
Đơn giản nhất là cho trẻ thấy bố mẹ luôn lịch sự với hàng xóm, luôn lắng nghe câu chuyện dù còn “bập bõm” nội dung của bé và đừng quên hỏi ý kiến trẻ khi muốn bé tham gia một kế hoạch chung nào đó của gia đình.
3. Nhà là nơi thực hành kỹ năng hiệu quả
Các chuyên gia tâm lý trẻ em luôn đưa ra lời khuyên về việc nên giáo dục trẻ tại nhà trước khi trẻ đến trường. Nhà chính là nơi bé thoải mái thể hiện bản thân, bộc lộ tính cách rõ ràng nhất. Bố mẹ cũng có thể là những người bạn trong chừng mực nào đó để hiểu con hơn.
4. Đừng tiếc lời khen ngợi và động viên
Thể hiện sự hài lòng bằng cách nở nụ cười, ôm hay vỗ tay mỗi khi bé ứng xử đúng sẽ giúp trẻ tiếp tục phát huy kỹ năng. Điều này luôn tốt hơn là khiển trách khi trẻ hành động theo cách mà bố mẹ không thích.
Để bé có thể tự làm mọi việc và tuân thủ giờ giấc mà không cần nhắc nhở hay giúp đỡ, mẹ hãy sắp xếp đồ đạc vừa tầm với của bé:
Trong nhà tắm:
– Đặt một chiếc ghế thấp để bé đứng lên vừa tầm với bồn rửa và tự rửa tay.
– Để bàn chải và kem đánh răng, xà phòng rửa tay vừa tầm với.
– Treo một chiếc khăn lau tay và khăn mặt ngay sát bồn rửa. Thêm một chiếc lược gần nơi rửa mặt.
Trong phòng ngủ:
– Sắp xếp quần áo bé thường dùng trong tầm với, phân chia ngặn đựng quần áo mặc nhà, đi học và đi chơi. Sắp xếp theo bộ, phụ kiện để trong hộc riêng.
– Đồ chơi bé hay chơi, sách truyện bé hay đọc nên để trong tầm với, không cất quá cao.
Trong nhà bếp:
– Chuẩn bị các món snack lành mạnh, bổ dưỡng và để ở nơi bé dễ dàng lấy được.
– Sắp xếp một khu vực nhỏ thấp đặt bát thìa, tách riêng của bé.
– Chuẩn bị chổi nhỏ để bé phụ giúp quét dọn, khăn nhỏ để bé lau chùi bàn ghế…
Hãy dạy trẻ những kỹ năng này bằng tình yêu thương và sự kiên nhẫn. Trẻ em học tốt nhất nếu bạn chỉ cho chúng mặt tích cực, tiêu cực của vấn đề và lấy mình làm gương.
Xuân Thảo
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.