Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Cha mẹ thường phải mất nhiều thời gian vất vả để đọn dẹp những “bãi chiến trường” của trẻ, phần lớn là việc lục soạn đồ đạc lung tung, hoặc bày bừa đồ chơi. Hơn thế nữa, có những bé với tính cách hiếu động đôi khi còn tháo rời hoặc phá tung những món đồ chơi yêu thích. Tuy có thể bào chữa rằng các bé còn quá nhỏ để có thể nhận thức được hành động của mình nhưng không nên vì thế mà các bậc cha mẹ quên việc giáo dục trẻ tính gọn gàng và thái độ nâng niu giữ gìn những đồ vật trong gia đình. Chỉ cần uốn nắn và chỉ bảo bé đôi chút thôi cũng giúp bé rất nhiều trong việc xây dựng thói quen tốt sau này. Cùng Marry tìm hiểu thêm giải pháp để dạy bé cách bảo quản và nâng niu đồ đạc nhé!
Cha mẹ làm tấm gương cho bé
Là biện pháp hiệu quả nhất nhưng cha mẹ đôi khi lại quên mất điều này: muốn dạy trẻ điều gì thì trước hết, cha mẹ phải là tấm gương cho bé. Bạn nên nhớ rằng trẻ nhỏ là chuyên gia bắt chước với từng hành động, cử chỉ nhỏ nhặt nhất của người lớn trong gia đình. Do đó, dù cho tất bật với công việc như thế nào đi nữa, cha mẹ cũng phải làm gương cho con trong việc gọn gàng, ngăn nắp trong mọi hành động cử chỉ. Có như thế thì khi bé phạm lỗi, cha mẹ chỉ bảo bé mới cảm thấy “tâm phục khẩu phục” vì chính cha mẹ đã làm gương cho bé còn gì!
Dạy bé qua cách giải quyết tình huống
Các tình huống thường nhật xảy ra trong gia đình đối với trẻ cũng là những bài học giáo dục về nhân cách sống rất thú vị. Đối với những bé hay hiếu động hoặc phá đồ đạc thì các bậc cha mẹ hãy thử tâm sự với bé rằng bạn buồn như thế nào khi thấy trẻ không trân trọng những món đồ mà cha mẹ trao tặng. Khi bé cảm nhận được việc mình làm là sai và làm cha mẹ buồn, bạn hãy đến gần con và nhẹ nhàng bảo ban bé, giải thích cho bé hiểu tại sao phải trân trọng những vật dụng trong gia đình. Đừng dạy bé theo kiểu ép buộc con phải thế này, thế kia, như vậy càng khiến bé ương bướng thêm mà thôi. Tốt nhất hãy giúp trẻ hiểu rõ việc làm sai của mình, ý thức và tự sửa chữa, có như thế thì bài học bạn dạy cho trẻ ngày hôm nay mới trở thành thói quen tốt trong hành động của trẻ hằng ngày sau này được.
Giao trách nhiệm cho bé
Trẻ nhỏ hay bắt chước và hỏi han đủ thứ về người lớn, nhất là lý do tại sao người lớn được sử dụng nhiều vật dụng trong nhà còn trẻ thì không. Đây cũng là một đặc điểm đáng yêu và thú vị nơi trẻ mà cha mẹ có thể linh hoạt áp dụng để tạo thói quen gọn gàng và bảo quản đồ đạc. Chẳng hạn như mẹ có thể giao kèo với bé rằng: “Con sẽ làm một nhà quản lý siêu bự cho căn phòng của mình đấy! Hãy làm cho các nhân viên đồ chơi bé nhỏ của con phải tuân thủ mệnh lệnh và gọn gàng ngăn nắp đi nào”. Khi có cảm giác được nhận một “công ăn việc làm” tuyệt vời như thế, bé sẽ cảm thấy hãnh diện và trách nhiệm với phòng ốc của mình và những vật dụng xung quanh. Từ đó, bé sẽ biết trân trọng những vật dụng quanh mình như là trân trọng những công việc của mình vậy.
Dạy trẻ qua tấm gương khó khăn trong cuộc sống
Xung quanh chúng ta có biết bao mảnh đời khó khăn, cơ cực và chính họ sẽ là những bài học đáng quý cho con bạn. Cả gia đình hãy sắp xếp thời gian theo dõi các chương trình giúp đỡ những mảnh đời khó khăn trên truyền hình hoặc cùng nhau dịp cuối tuần đi làm những công việc thiện nguyện. Hành động này vừa dạy cho con bạn biết yêu thương mọi người mà còn giúp bé có cái nhìn tích cực về niềm hạnh phúc mà bé có. Sau mỗi lần tham gia những chương trình này, bạn hãy trò chuyện với trẻ xem bé nghĩ gì. Tâm sự với bé về suy nghĩ của cả hai đối với những hoàn cảnh khó khăn như thế, về sự quý giá của cuộc sống. Từ đó giáo dục trẻ có thái độ sống tích cực và trân trọng mọi thứ quanh mình kể cả những vật dụng trong gia đình.
Dạy trẻ có thói quen bảo quản và gìn giữ những tài sản trong gia đình để từ đó giáo dục trẻ biết trân trọng hạnh phúc quanh mình. Đây là một việc làm hết sức cần thiết trong xã hội hiện nay khi mà giá trị ảo đang ngày càng xâm chiếm đi những hạnh phúc thực đáng gìn giữ. Hãy cùng gìn giữ những giá trị tốt đẹp của gia đình bạn nhé!
Ngọc Phạm
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.