Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Dưới đây là 5 nguyên tắc cần thiết để bé toàn tâm toàn ý lắng nghe bố mẹ.
1/ Không cho bé làm việc riêng khi bạn đang nói với bé
Khi nói chuyện với con, muốn trẻ lắng nghe và thực hiện theo lời nói của bố mẹ thì việc đầu tiên là bạn hãy dừng tất cả công việc đang làm, nhìn thẳng vào bé và yêu cầu bé thực hiện giống bạn. Chỉ khi trẻ không bị phân tâm, hoàn toàn tập trung vào câu chuyện thì lúc này những điều bạn nói mới thực sự có “ấn tượng”.
Hãy hạn chế việc bé thực hiện yêu cầu cầu của bạn khi đang chơi đồ chơi, vì lúc đó chắc chắn trẻ sẽ bị phân tâm, không kịp xử lý thông tin, đồng thời cách xử lý các thông tin sẽ trở nên khó khăn hơn.
2/ Nhìn thẳng vào mắt trẻ và nói chuyện
Khi bé đã ngừng làm việc riêng, tập trung hoàn toàn và sẵn sàng lắng nghe thì bạn hãy nhìn thẳng vào mắt trẻ để bắt đầu câu chuyện. Cách nói chuyện này giúp bé ghi nhớ tốt hơn, cũng như mẹ có thể kiểm soát được thái độ hợp tác của trẻ, đồng thời bé hiểu được cảm xúc bố mẹ đang thể hiện. Vì thế, ngôn ngữ và âm lượng hết sức vừa phải, không quá lớn, đồng thời phải dễ hiểu. Nét mặt không thể hiện sự bực bội mà thân thiện nhưng nghiêm túc.
Khi bố mẹ yêu cầu trẻ thực hiện hoặc muốn bắt đầu câu chuyện thì cần bé thực hiện ngay, không nên trì hoãn bởi thói quen trì hoãn sẽ không tốt cho trẻ lâu dần trở thành thói quen xấu có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bé sau này.
3/ Không lặp lại nhắc nhở quá nhiều lần
Bạn ra điều kiện cho trẻ trước khi yêu cầu và không nhắc lại yêu cầu quá 3 lần. Nếu bạn nói đi nói lại, trẻ dần nhàm với nhưng mệnh lệnh của mẹ hoặc khi bạn không giữ được bình tĩnh và nhắc nhở lớn tiếng nhiều lần sẽ làm cho trẻ thấy sợ hãi, có tâm lý tránh xa.
Có thể yêu cầu trẻ nhắc lại những lời bố mẹ vừa nói hay hỏi lại trẻ bố mẹ vừa muốn bé làm gì, bởi đây là cơ hội để trẻ ghi nhớ được yêu cầu của bố mẹ được tốt hơn.
4/ Đưa ra hình phạt phù hợp với từng độ tuổi
Nếu trẻ quá ương bướng bố mẹ có thể dùng đến hình phạt để răn đe trẻ, tùy theo độ tuổi mà có những hình phạt thích đáng, không làm tổn thương trẻ. Khi phạt trẻ các hình thức phạt cần đúng độ tuổi và phạt trẻ trong tầm kiểm soát của bố mẹ, phân tích đúng sai khi con bình tĩnh để trẻ có thể rút kinh nghiệm và không tái phạm nữa, chỉ có như vậy thì hình phạt mới có giá trị răn đe, giúp trẻ nhận thức tốt hơn.
Với những trẻ lứa tuổi lên 2, hình phạt với trẻ hiệu quả nhất là bắt trẻ phải ở yên tại chỗ trong một khoảng thời gian, có thể chỉ là một cái ghế trong phòng bếp hoặc chân cầu thang trong một hoặc 2 phút. Thời gian lâu hơn sẽ không hiệu quả.
5/ Khen ngợi khi trẻ vâng lời
Trẻ xứng đáng nhận được lời động viên, khích lệ của bạn khi bé biết vâng lời, thực hiện tốt yêu cầu của mẹ đưa ra. Trẻ con cũng như người lớn, đều mong muốn nhận được những phản hồi tốt từ người khác. Khi nhận được phản hồi là những lời khen, bé cảm thấy hào hứng và muốn thực hiện hành vi được khen đó vào lần sau.
Theo các nhà tâm lý, lời khen đối với trẻ rất quan trọng, đó là yếu tố động viên – khích lệ và tạo cho trẻ sự tự tin cần thiết trong cuộc sống. Thế nên, mẹ hãy biết tận dụng cơ hội để khen ngợi, cổ vũ những việc làm tốt của con trẻ. Đôi khi, bên cạnh các lời khen ngợi, những món quà nho nhỏ như que kem, quyển sách, món đồ chơi,… cũng là nguồn khích lệ lớn đối với trẻ con. Tuy nhiên, mẹ cũng nên biết chọn cách khen như thế nào cho hiệu quả nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.