Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trúc Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 27/10/2020

Dạy trẻ biết quan tâm đến người khác và 2 vấn đề bạn không được bỏ qua khi giáo dục con yêu

Dạy trẻ biết quan tâm đến người khác và 2 vấn đề bạn không được bỏ qua khi giáo dục con yêu
Việc dạy bé quan tâm đến người khác không hề dễ dàng nhưng cũng không quá phức tạp. Đó là một quá trình trui rèn lâu dài và bắt đầu từ hành động, định hướng của cha mẹ đối với con.

Việc dạy bé quan tâm đến người khác không hề dễ dàng nhưng cũng không quá phức tạp. Đó là một quá trình trui rèn lâu dài và bắt đầu từ hành động, định hướng của cha mẹ trong quá trình dạy trẻ.

Dạy trẻ biết quan tâm đến người khác

Đến thăm nhà chị Mai, anh Hải ngạc nhiên khi thấy bé Thảo (9 tuổi) con gái chị đang ngồi kế bên bà ngoại, đấm bóp tay chân và chăm sóc bà rất chu đáo. Anh bảo: “Bé Thảo thật dễ thương mà còn lại biết quan tâm đến gia đình. Chị Mai nuôi con khéo quá!”. Hỏi ra mới biết rằng đó là cả một quá trình chị Mai dạy dỗ và định hướng phát triển cho bé để giữ tròn nét tính cách đáng yêu của trẻ con châu Á, luôn gần gũi, quan tâm đến gia đình. Đây là một việc làm cần thiết trong thời điểm hiện nay khi mà những giá trị cuộc sống gia đình đang bị lung lay và biến đổi theo chiều hướng quá thực tế, khô khan.

Cùng điểm qua vài gợi ý của MarryBaby trong việc giáo dục trẻ nhỏ biết quan tâm đến những người xung quanh, không chỉ là các thành viên trong gia đình.

1. Giáo dục trẻ qua từng việc nhỏ trong nhà

Những việc làm giúp đỡ gia đình trong cuộc sống hằng ngày phù hợp với trẻ như: phụ mẹ quét nhà, dọn dẹp đồ chơi, rửa bát, mua đồ dùng tạp hóa… Tập cho trẻ biết phụ giúp gia đình từ những công việc thường ngày, trẻ nhỏ làm việc nhỏ phù hợp với khả năng và tính cách. Đừng quá nuông chiều bé sẽ khiến chúng ỷ lại vào cha mẹ và những người xung quanh. Bạn nên giao việc cho trẻ một cách khéo léo và hướng dẫn làm từng chút một, có như vậy bé mới cảm thấy đó là một công việc ý nghĩa và hoàn thành thật tốt. Chỉ khi đứng vào vị trí của cha hoặc mẹ làm những công việc như thế, trẻ mới có thể cảm nhận phần nào tình yêu thương qua sự vất vả hằng ngày của bạn mà có thái độ quan tâm đúng mực.

dạy trẻ
Tập cho bé phụ giúp những việc nhỏ trong nhà.

Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng phải mềm mỏng và kiên nhẫn, tránh áp đặt hay ra lệnh vì như thế trẻ chỉ cảm thấy khó chịu và phản kháng lại mà thôi. Khi đó thì mọi nỗ lực của cha mẹ có thể bị phản ứng ngược đấy nhé!

2. Hướng cho con biết hiểu và nghĩ cho người khác

Đặt trẻ đứng ở địa vị hay hoàn cảnh của người khác để tưởng tượng và trải nghiệm những suy nghĩ và tình cảm của họ. Thấu hiểu và đồng tình là cơ sở tình cảm để quan tâm đến mọi người. Bạn nên giáo dục con bằng những câu chuyện, những cuốn sách mua cho con, những bộ phim mang tính giáo dục cao, lấy ví dụ cho con về những con người đã và đang phải chịu đau khổ, gợi ý cho con tưởng tượng, thể nghiệm những suy tư, tình cảm của những người đó, từ đó hình thành cho trẻ tình yêu thương, sự quan tâm, lòng cảm thương với con người.

Những dịp đi chơi xa, gia đình nên cùng nhau tham gia những hoạt động tình nguyện giúp đỡ người khác. Qua những hoạt động như thế, bạn nên trực tiếp giải thích và tâm sự với bé về những hoàn cảnh khó khăn, những số phận đáng thương để trẻ cảm nhận được sự hạnh phúc của bản thân với cuộc sống hiện tại, từ đó biết yêu thương chăm sóc những người xung quanh mình.

3. Tuyên dương, động viên khi bé làm điều tốt

Các nhà nghiên cứu tâm lý học cho rằng: “Con người khi bắt đầu tiến hành một hành vi, nếu có sự khẳng định cổ vũ, động viên kịp thời thì hiệu suất làm việc sẽ tăng lên rất nhiều”. Khi con có một hành động tử tế, hãy bảo với con rằng bé đã làm đúng. Lời khen của bố mẹ càng cụ thể càng tốt: “Con đã chia bánh cho bạn Trang phải không? Mẹ thấy bạn ấy cười, chắc bạn vui lắm đấy. Khi chia sẻ niềm vui với người khác con cũng cảm thấy vui đúng không nào?”. Bạn vừa động viên bé như thế, vừa hỏi han xem bé cảm nhận như thế nào khi làm được những việc tốt hay quan tâm đến người khác. Đi từ cảm xúc của bé khi làm một việc tốt rồi đưa ra bài học ứng xử cho bé sẽ dễ dàng hơn là bạn chỉ cứng nhắc giảng đạo lý hoặc lý thuyết suông.

4. Những dấu hiệu không lời

Ở sân chơi hay công viên, hãy tìm một nơi yên tĩnh mà bạn và con có thể ngồi và kín đáo quan sát mọi người. Hai mẹ con có thể chơi trò đoán cảm xúc của người khác và lý do vì sao bạn lại đoán như thế: “Con thấy bác kia không? Bác ấy đang đi nhanh, vai thì khom xuống và khuôn mặt thì cau có. Mẹ nghĩ bác ấy đang giận gì đó.” Bạn có thể cho rằng đối với trẻ nhỏ thì việc nhận ra cảm xúc của người khác thông qua hành động sẽ có phần khó khăn, nhưng cứ thử mà xem, nhiều khi bạn sẽ phải ngạc nhiên về độ “nhạy” của con mình đấy. Dạy bé những tiên đoán về cảm xúc để giúp bé có thể nhận biết được thái độ hoặc tình cảm của người khác mà sau này sẽ có những hành xử đúng mực.

Vài gợi ý của MarryBaby giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về con và có phương pháp giáo dục bé cho hợp lý. Dù sao phương pháp cũng chỉ là một la bàn chỉ hướng cho các bạn, việc còn lại là cha mẹ phải khéo léo và tinh tế trong việc áp dụng vào cuộc sống hằng ngày mà thôi.

Dạy trẻ kỹ năng xử lý khi bị bạn bè bắt nạt

dạy trẻ

Cha mẹ cần dạy cho trẻ cách nhận biết các tình huống trẻ bị bắt nạt như bị vẽ tranh biếm họa, trêu chọc bằng lời lẽ thiếu văn hóa, có hành vi thô bạo mắng mỏ, trêu đùa, dè bỉu… Những hành vi này có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ, khiến trẻ rơi vào những tuần khủng hoảng. Vì thế trẻ cần được giáo dục để có thể xử lí tốt, không gây ra những hậu quả tiêu cực.

Dạy trẻ cách giữ bình tĩnh, kiềm chế

Bị bắt nạt sẽ rất ức chế, khó chịu và luôn muốn làm điều ngược lại để chống đối. Trẻ nhỏ cũng có tâm lý như vậy. Trong các mối quan hệ, trẻ con quan tâm nhất là quan hệ với bạn bè. Vì thế, khi bị bạn trêu đùa, bắt nạt trẻ sẽ phán kháng “ăn miếng trả miếng” gây ra những phản ứng tiêu cực.

Rất nhiều trường hợp trẻ bị ức hiếp, hành hạ dẫn đến tình trạng rối nhiễu tâm lý, loạn thần kinh. Hoang tưởng, ám ảnh là những hậu quả dễ dẫn đến với trẻ nếu thường xuyên phải chịu áp lực từ việc bị bắt nạt. Để khắc phục tình trạng này bố mẹ cần giáo dục cho trẻ khả năng kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh phân tích vấn đề, kiểm soát cơn giận và tìm cách ứng phó…

Dạy trẻ cách phân tích vấn đề

Hãy giúp trẻ tìm ra nguyên nhân bằng cách dạy cho trẻ cách phân tích vấn đề. Ví dụ khi bị bạn bắt nạt trẻ phải tự trả lời các câu hỏi: vì sao mình lại bị bắt nạt? Tai sao bạn lại đánh mình? Mình đã làm gì sai mà bạn lại bắt nạt mình?…

Dạy trẻ “đáp trả” thay vì “đánh trả”

“Đáp trả” là một khái niệm khác hẳn với “đánh trả”. Đáp trả là một kỹ năng sống, không dùng bạo lực để giải quyết vấn đề, trong khi đánh trả thì dùng sức mạnh cơ bắp và chỉ có tác dụng “tạm bợ” tức thời.

Thay vì dạy trẻ “đánh trả” bố mẹ cần dạy cho trẻ cách “đáp trả”. Vì khi tránh trả, trẻ có thể không bảo vệ được mình mà trở thành người có hành vi sai trái, thậm chí làm cho mâu thuẫn trầm trọng.

Hãy giáo dục trẻ đáp trả hành động sai của bạn bằng hành động đúng, nghĩa là không sợ hãi, tự ti, im lặng, chịu đựng mà dùng lời lẽ giải quyết vấn đề. Khi bị bắt nạt trẻ cần bình tĩnh nhìn vào mắt bạn và nói “tai sao bạn lại đánh mình?”, “sao bạn bắt nạt mình?”,.. Cách đáp trả này có thể khiến cho trẻ dọa nạt dừng ngay hành động xấu và con bạn sẽ có cơ hội giải thích, làm dịu căng thẳng, giải quyết vấn đề.

Nhờ sự giúp đỡ khi cần thiết

Nếu sau khi “đáp trả”, trẻ vẫn bị bắt nạt thì cách tốt nhất trẻ có thể làm là nhờ người lớn giúp đỡ. Trẻ có thể gọi người ở gần nơi đó đến can thiệp, nói lại hoặc ứng phó cho phù hợp. Nếu không giải quyết được trẻ cần đến nói với thầy cô giáo hay bố mẹ để có cách giải quyết vấn đề triệt để.

Bố mẹ cần đồng hành cùng trẻ giải quyết vấn đề

Theo các chuyên gia tâm lý, bố mẹ cần chú ý lắng nghe, khơi gợi để trẻ kể tường tận sự việc trước khi phê phán, phán xét sự việc. Sau khi được trẻ kể lại sự việc, tùy vào trường hợp, tùy hoàn cảnh mà bố mẹ sẽ có cách giải quyết phù hợp. Bố mẹ cũng cần biết rằng trẻ bị bắt nạt một phần là do con mình. Vì vậy, tìm ra điểm yếu của con, giúp con khắc phục, hoàn thiện bản thân là điều các bậc phụ huynh cần quan tâm.

Bên cạnh đó, bố mẹ hãy giáo dục cho trẻ lối sống tự lập, tự tin, tạo điều kiện để trẻ phát triển các kỹ năng giao tiếp, hòa nhập với cộng đồng, hạn chế nguy cơ trẻ bị bắt nạt.

Dạy trẻ biết bảo quản và nâng niu đồ đạc

Cha mẹ thường phải mất nhiều thời gian vất vả để đọn dẹp những “bãi chiến trường” của trẻ, phần lớn là việc lục soạn đồ đạc lung tung, hoặc bày bừa đồ chơi. Hơn thế nữa, có những bé với tính cách hiếu động đôi khi còn tháo rời hoặc phá tung những món đồ chơi yêu thích. Tuy có thể bào chữa rằng các bé còn quá nhỏ để có thể nhận thức được hành động của mình nhưng không nên vì thế mà các bậc cha mẹ quên việc giáo dục trẻ tính gọn gàng và thái độ nâng niu giữ gìn những đồ vật trong gia đình. Chỉ cần uốn nắn và chỉ bảo bé đôi chút thôi cũng giúp bé rất nhiều trong việc xây dựng thói quen tốt sau này. Cùng Marry tìm hiểu thêm giải pháp để dạy bé cách bảo quản và nâng niu đồ đạc nhé!

Cha mẹ làm tấm gương cho bé

Là biện pháp hiệu quả nhất nhưng cha mẹ đôi khi lại quên mất điều này: muốn dạy trẻ điều gì thì trước hết, cha mẹ phải là tấm gương cho bé. Bạn nên nhớ rằng trẻ nhỏ là chuyên gia bắt chước với từng hành động, cử chỉ nhỏ nhặt nhất của người lớn trong gia đình. Do đó, dù cho tất bật với công việc như thế nào đi nữa, cha mẹ cũng phải làm gương cho con trong việc gọn gàng, ngăn nắp trong mọi hành động cử chỉ. Có như thế thì khi bé phạm lỗi, cha mẹ chỉ bảo bé mới cảm thấy “tâm phục khẩu phục” vì chính cha mẹ đã làm gương cho bé còn gì!

dạy trẻ
Hãy luôn làm tấm gương tốt cho con noi theo.

Dạy bé qua cách giải quyết tình huống

Các tình huống thường nhật xảy ra trong gia đình đối với trẻ cũng là những bài học giáo dục về nhân cách sống rất thú vị. Đối với những bé hay hiếu động hoặc phá đồ đạc thì các bậc cha mẹ hãy thử tâm sự với bé rằng bạn buồn như thế nào khi thấy trẻ không trân trọng những món đồ mà cha mẹ trao tặng. Khi bé cảm nhận được việc mình làm là sai và làm cha mẹ buồn, bạn hãy đến gần con và nhẹ nhàng bảo ban bé, giải thích cho bé hiểu tại sao phải trân trọng những vật dụng trong gia đình. Đừng dạy bé theo kiểu ép buộc con phải thế này, thế kia, như vậy càng khiến bé bướng bỉnh thêm mà thôi. Tốt nhất hãy giúp trẻ hiểu rõ việc làm sai của mình, ý thức và tự sửa chữa, có như thế thì bài học bạn dạy cho trẻ ngày hôm nay mới trở thành thói quen tốt trong hành động của trẻ hằng ngày sau này được.

Giao trách nhiệm cho bé

Trẻ nhỏ hay bắt chước và hỏi han đủ thứ về người lớn, nhất là lý do tại sao người lớn được sử dụng nhiều vật dụng trong nhà còn trẻ thì không. Đây cũng là một đặc điểm đáng yêu và thú vị nơi trẻ mà cha mẹ có thể linh hoạt áp dụng để tạo thói quen gọn gàng và bảo quản đồ đạc. Chẳng hạn như mẹ có thể giao kèo với bé rằng: “Con sẽ làm một nhà quản lý siêu bự cho căn phòng của mình đấy! Hãy làm cho các nhân viên đồ chơi bé nhỏ của con phải tuân thủ mệnh lệnh và gọn gàng ngăn nắp đi nào”. Khi có cảm giác được nhận một “công ăn việc làm” tuyệt vời như thế, bé sẽ cảm thấy hãnh diện và trách nhiệm với phòng ốc của mình và những vật dụng xung quanh. Từ đó, bé sẽ biết trân trọng những vật dụng quanh mình như là trân trọng những công việc của mình vậy.

Dạy trẻ qua tấm gương khó khăn trong cuộc sống

Xung quanh chúng ta có biết bao mảnh đời khó khăn, cơ cực và chính họ sẽ là những bài học đáng quý cho con bạn. Cả gia đình hãy sắp xếp thời gian theo dõi các chương trình giúp đỡ những mảnh đời khó khăn trên truyền hình hoặc khuyến khích bé cùng bạn, vào dịp cuối tuần, đi làm những công việc thiện nguyện. Hành động này vừa dạy cho con bạn biết yêu thương mọi người mà còn giúp bé có cái nhìn tích cực về niềm hạnh phúc mà bé có. Sau mỗi lần tham gia những chương trình này, bạn hãy trò chuyện với trẻ xem bé nghĩ gì. Tâm sự với bé về suy nghĩ của cả hai đối với những hoàn cảnh khó khăn như thế, về sự quý giá của cuộc sống. Từ đó giáo dục trẻ có thái độ sống tích cực và trân trọng mọi thứ quanh mình kể cả những vật dụng trong gia đình.

Dạy trẻ có thói quen bảo quản và gìn giữ những tài sản trong gia đình để từ đó giáo dục trẻ biết trân trọng hạnh phúc quanh mình. Đây là một việc làm hết sức cần thiết trong xã hội hiện nay khi mà giá trị ảo đang ngày càng xâm chiếm đi những hạnh phúc thực đáng gìn giữ. Hãy cùng gìn giữ những giá trị tốt đẹp của gia đình bạn nhé!

Ngọc Phạm

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x