Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Chỉ bằng những hành động đơn giản dưới đây, bạn và các con có thể tạo thêm niềm vui cho gia đình với nụ cười của “những người bạn lớn tuổi” đấy!
1. Tâm sự với con về tình yêu thương của ông bà
Trẻ con rất thích tâm sự và trò chuyện với cha mẹ về những điều trẻ cảm nhận được từ cuộc sống. Những lúc như thế, bạn nên kề cận bên con, giải thích cho bé biết những việc đúng, sai kết hợp kể cho bé nghe những câu chuyện ngày xưa của bạn đã được ông bà dạy dỗ như thế nào. Cha mẹ cũng nên thể hiện tình cảm yêu thương ông bà trước mắt trẻ để làm gương. Hãy tâm sự với con về những đóng góp của tổ tiên với con cháu và sự vất vả của ông bà đã nuôi cha mẹ nên người để trẻ cảm dần những khó khăn vất vả từ đó lòng tri ân sẽ đến một cách tự nhiên.
2. Gợi ý cho con những hành động nhỏ
Những dịp gia đình sum họp đầy đủ, bạn nên chú ý đến việc để con ngồi chung và trò chuyện cùng ông bà. Sự gần gũi với gia đình phải được xây dựng từ nhỏ nếu không khi lớn lên trẻ sẽ cảm thấy xa cách khi tiếp xúc với người thân trong gia đình. Chị Nhung (quận 10) cho biết “Hằng tuần mình lại chở các con đến thăm hai bên nội ngoại, đây là dịp cháu được gần gũi và học được những giá trị to lớn của tình cảm gia đình”. Ngoài ra, bạn nên gợi ý cho trẻ những hành động nhỏ thể hiện tình cảm với ông bà như: bóp vai cho ông bà, rót nước, lấy tăm cho ông bà, quạt mát cho ông bà… Những việc làm nhỏ như thế giống như một cốc nước mát làm không khí gia đình thêm tươi vui và gắn bó.
3. Làm những món quà ý nghĩa
Vào những lúc rảnh rỗi, bạn hãy cùng trẻ làm những món quà nhỏ nhưng đầy ý nghĩa để tặng ông bà. Đó có thể là một tấm thiệp hoặc một bức tranh với những nét vẽ ngây ngô của bé kết hợp những lời chúc đáng yêu ngộ nghĩnh. Người lớn tuổi hay ôn lại kỉ niệm nên bé có thể giúp ông bà bằng cách tạo ra những bức ảnh cắt ghép từ ảnh cũ, hoặc những bức ảnh chụp chung với con cháu của ông bà. Những món quà nhỏ như thế đối với những người lớn tuổi như là một báu vật của cuộc sống vậy.
4. Dạy con biết ơn khi nhận quà
Nhiều bậc cha mẹ hay suy nghĩ trẻ con thường không biết gì, nên khi trẻ quên nói lời cảm ơn tới người thân, đặc biệt là ông bà thì cũng bỏ qua mà không uốn nắn trẻ ngay. Nhưng đó là một sai lầm bởi bạn đã đánh mất cơ hội để con có thói quen tri ân. Việc giáo dục để trẻ biết vâng lời, lễ phép và học cách thể hiện tri ân là điều vô cùng cần thiết. Dĩ nhiên việc dạy dỗ trẻ làm thể nào để tri ân không hề dễ, nhất là khi trí óc và nhận thức của trẻ lúc này như tờ giấy trắng. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa trẻ không thể tiếp thu những bài học về thái độ lễ phép từ bố mẹ. Điều quan trọng là các bậc cha mẹ cần kiên trì, nhẹ nhàng và dạy con từng chút một. Chị Tâm (quận 1) cho biết mỗi khi qua nhà nội, bà luôn cho bé bánh kẹo hoặc đồ chơi, những lúc như thế chị đều nhắc khéo bé đại loại như: “Mỗi khi con được tặng quà thì con sẽ làm gì nhỉ?” hay “Con quên gì rồi nhỉ? Khi nhận quà phải làm gì con nhớ chưa?”. Từng hành động nhỏ được sửa đổi dần sẽ tạo nên thói quen tốt nơi trẻ.
Ông bà chính là những nguồn động viên tinh thần, là tình yêu thương vô giá đối với các bé con nhà bạn. Nếu biết cách giúp bé gần gũi và yêu thương ông bà hơn thì gia đình bạn không chỉ tràn ngập tiếng cười mà các con bạn còn được lớn lên với một tâm hồn đẹp. Giáo dục trẻ về tình yêu gia đình nên bắt đầu từ hôm nay ngay trong chính gia đình bạn.
Kim Ngọc
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.