Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 16/09/2016

Dạy trẻ sơ sinh ngôn ngữ ký hiệu: Mẹ con cùng được lợi!

Dạy trẻ sơ sinh ngôn ngữ ký hiệu: Mẹ con cùng được lợi!
Dạy ngôn ngữ ký hiệu cho trẻ sơ sinh ngày càng phổ biến trong những năm gần đây. Không chỉ giúp ba mẹ hiểu rõ như cầu của con ngay cả khi bé chưa biết nói để bày tỏ mong muốn, phương pháp này còn giúp trẻ phát triển trí não, ngôn ngữ và kỹ năng vận động

Trẻ có thể bắt đầu học và dùng các ngôn ngữ ký hiệu từ khoảng 6-7 tháng tuổi. Ở giai đoạn phát triển này, ngoài nhận ra quyền lực của tiếng khóc, trẻ sơ sinh rất dễ tiếp thu cách giao tiếp khác để bày tỏ nhu cầu cũng như thu hút sự chú ý của người lớn. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể giúp con thành thạo hơn trong việc truyền đạt thông tin với người khác bằng cách rèn luyện ngôn ngữ ký hiệu từ sớm.

Dĩ nhiên kèm theo đó, bé con phải sở hữu kỹ năng vận động tinh, biết cách kiểm soát và điều khiển đôi bàn tay nhỏ xinh thật khéo léo. Thực tế, một số bé cầm nắm, ra dấu bằng tay khá thuần thục vào 7 tháng tuổi, số khác phải đợi ít nhất vài tháng sau đó.

Dạy trẻ sơ sinh
Dạy trẻ sơ sinh

7 lợi ích “thần kỳ” ngôn ngữ ký hiệu mang lại cho bé

Tăng khả năng giao tiếp: Trẻ sẽ hiểu chuyện tốt hơn khi học được cách chia sẻ. Được giao tiếp và được hiểu là hai trong nhiều yếu tố giúp con tự tin hơn, vui vẻ hơn khi tương tác cùng người khác.

Hạn chế sự giận dữ: ơn giận dữ thường xuất phát từ một đứa trẻ không được đáp ứng đúng nhu cầu. Thử hỏi làm sao hiểu được nếu muốn gì con cũng chỉ biết khóc? Lúc này, nếu có cách khác dễ hiểu hơn để bày tỏ, dĩ nhiên cả ba mẹ lẫn bé con đều thêm vui, bớt giận.

Phát triển ngôn ngữ: Khi dạy trẻ ra dấu kết hợp nói rõ ý nghĩa của dấu hiệu, đảm bảo bé con sẽ học thêm cả cách nói chuyện, phát âm. Vốn từ vựng của bé nhờ thế cũng được mở mang, phát triển hơn rất nhiều.

Tăng cường IQ: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em học ngôn ngữ ký hiệu từ sớm có khả năng đọc và đánh vần và sở hữu chỉ số IQ cao hơn những trẻ khác về sau.

Gắn kết tình thương: Dạy ngôn ngữ ký hiệu cũng là phương pháp để kết nối tình cảm của cha mẹ và con cái.

Thúc đẩy vận động: Để hiểu ngôn ngữ ký hiệu, trẻ phải tập trung quan sát để ra dấu tương tự, nhờ đó vận động, nhất là vận động tinh được thúc đẩy phát triển tốt hơn.

Thời gian vui vẻ: Miễn là đừng quá đặt nặng áp lực, xem việc dạy và học ngôn ngữ ký hiệu giữa ba mẹ và bé hàng ngày đơn giản như chơi trò chơi.

Dạy con ngôn ngữ ký hiệu, mẹ cần lưu ý gì?

Trước khi dạy con làm quen với ngôn ngữ ký hiệu, bạn cần xác định xem bé đã sẵn sàng hay chưa. Nếu trẻ tỏ ra hứng thú, chăm chú mỗi khi nghe ba mẹ nói chuyện, tò mò khám phá thế giới xung quanh, bắt chước động tác của người lớn, khả năng vận động tinh của tay nhanh nhẹn, bé có thể cùng mẹ học những cách ra dấu ngôn ngữ ký hiệu đơn giản. Bắt đầu từ dễ đến khó, kiên nhẫn cùng con nhé!

Dạy trẻ ngôn ngữ ký hiệu
Mẹ nên bắt đầu từ những ký hiệu đơn giản, phổ biến nhất

1/ Bắt đầu từ sớm

Bạn có thể bắt đầu dùng ngôn ngữ ký hiệu khi phát hiện sự thích thú của bé với việc giao tiếp, chậm nhất là khi bé 8-9 tháng tuổi. Giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu không gây hại gì cho thói quen giao tiếp sau này của con. Hầu hết các bé sẽ phản ứng lại trong khoảng thời gian nhất định, thường là từ 10-14 tháng tuổi.

2/ Ra dấu tự nhiên

Thay vì nghiêm túc thái quá, bạn nên giúp con phát triển ngôn ngữ ký hiệu một cách tự nhiên và hiệu quả. Bất cứ cử chỉ đơn giản nào thích hợp với lời nói hoặc câu đều có hiệu quả, chẳng hạn như việc vẫy cánh tay để tả “con chim” hoặc gãi dưới cánh tay để tả “con khỉ”. Một số gợi ý khác: Xếp hai tay rồi nghiêng đầu nghĩa là “đi ngủ”, xoa bụng khi “đói”, cuộn tròn bàn tay đưa lên miệng nghĩa là “uống đi”, ngón tay chạm vào mũi nghĩa là “ngửi”.

3/ Nhu cầu căn bản

Những ký hiệu quan trọng nhất bé cần phát triển và học theo nên là nhu cầu hàng ngày bé cần bày tỏ như đói, khát và mệt mỏi.

4/ Ra hiệu nhất quán

Bằng việc nhìn thấy những ký hiệu giống nhau từ ngày này qua ngày khác, bé sẽ dần hiểu ra và bắt chước theo đúng các ký hiệu đó một cách nhanh chóng. Để chắc chắn bé học cả ngôn ngữ ký hiệu và ngôn ngữ nói, ba mẹ nên sử dụng cả hai loại ngôn ngữ này cùng lúc khi trò chuyện với con.

5/ Cả nhà đồng lòng

Bé sẽ thấy thích thú khi nhiều người giao tiếp với bé bằng ngôn ngữ ký hiệu. Từ ông bà cho đến cô trông trẻ, bất cứ ai dành thời gian bên bé nhiều nên ít nhất hiểu được những ký hiệu quan trọng nhất của bé.

6/ Để con sáng tạo

Nhiều bé tự sáng chế ra ký hiệu của riêng mình. Nếu con bạn cũng như vậy, có thể linh hoạt dùng ký hiệu của bé thay vì đúng như sách vở chỉ dẫn.

7/ Nói không với thúc ép

Việc ra hiệu, giống như tất cả các loại hình giao tiếp khác, nên được phát triển một cách tự nhiên và phù hợp với nhịp độ phát triển của bé. Bé sẽ học hiệu quả nhất nhờ kinh nghiệm chứ không phải thông qua hướng dẫn rườm rà. Nếu trẻ cảm thấy nản lòng, tỏ vẻ không hợp tác, ba mẹ không nên cưỡng ép bé. Chỉ khi vui vẻ, học mới nhanh và hiệu quả!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x