Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Trước khi đi đến phần “cách dạy vẽ cho trẻ mầm non“, chúng ta hãy cùng nhau khám phá những lợi ích không ngờ tới khi dạy vẽ cho trẻ từ giai đoạn mầm non nhé!
Trong khi vẽ, các cơ ở bàn tay và ngón tay trẻ dần dần được củng cố. Việc các nhóm cơ ở những bộ phận tay của trẻ phát triển sẽ bổ trợ rất nhiều cho việc học viết, chơi nhạc cụ, đánh máy,… sau này của trẻ.
Với các công cụ vẽ như cọ, bút màu và giấy hoặc các bề mặt phẳng khác; trẻ có thể khám phá quá trình nghệ thuật một đầy cách sáng tạo mà không cần quan tâm đến bất cứ ràng buộc nào.
Điều này cho phép bé tự do thử trải nghiệm các cách vẽ khác nhau mà không phải lo lắng về bất kỳ “quy tắc” quy định nào.
Những bức vẽ của trẻ em cho chúng ta biết điều gì? Trong suốt thời thơ ấu, các dây thần kinh trong não của trẻ em đã sớm hình thành và kết nối với nhau.
Trong lúc vẽ và tô, trẻ sử dụng nhiều giác quan của mình cùng một lúc. Điều này giúp cho não bộ của trẻ suy nghĩ sâu sắc, chẳng hạn như nhận dạng khuôn mẫu, biểu tượng và thể hiện cảm xúc…
Có thể nói, những bức vẽ chính là “manh mối” cho chúng ta khám phá ra từng mức độ phát triển trí tuệ của trẻ trong từng giai đoạn.
>> Cha mẹ có thể đọc thêm: Bé 2 tuổi: Sự phát triển trí tuệ ở 25 tháng
Khi đã qua giai đoạn viết nguệch ngoạc; trẻ bắt đầu lên kế hoạch vẽ những gì chúng định vẽ trên giấy; vị trí đặt mỗi hình hoặc hình dạng và cách để chừa chỗ cho đối tượng tiếp theo mà chúng muốn vẽ.
Lập kế hoạch cũng liên quan đến các kỹ năng sống khác nhau mà trẻ em cần khi phát triển và trưởng thành.
Vẽ giúp cho trẻ thực hành sử dụng mắt để định vị chính xác các chuyển động của bàn tay.
Sự phối hợp giữa mắt và tay sẽ là một lợi ích trong việc chơi thể thao, viết tay, đọc và các kỹ năng sống khác, chẳng hạn như cài cúc và buộc dây giày.
Thông qua các bức vẽ của mình, trẻ em có cơ hội trải nghiệm sự liên kết của sự vật và từ chỉ sự vật đó. Điển hình khi cha mẹ là chỉ vào hình mà bé vẽ và nói cho trẻ biết đây là gì. Dần dần, não bé hình thành liên kết giữa hình ảnh và tên gọi của nó trong đầu bé.
Bé có xu hướng nói chuyện với người lớn hoặc bạn bè cùng trang lứa thông qua các sự vật trong tranh bé vẽ.
Hãy đa dạng hóa phương pháp dạy của mình để con cảm thấy việc học vẽ vô cùng thú vị.
Phương pháp đầu tiên mà các bậc phụ huynh cần nắm được khi dạy vẽ cho trẻ mầm non đó là quan sát. Khi quan sát, trẻ sẽ được dạy cách vẽ từ sự xuất hiện của các sự vật thay vì dùng kiến thức hoặc trí tưởng tượng của chúng. Cha mẹ có thể cho trẻ vẽ bất cứ thứ gì mà chúng quan sát được.
Với phương pháp dạy vẽ cho trẻ mầm non này, cha mẹ hãy chuẩn bị cho con bút chì và giấy vẽ, khuyến khích con không sử dụng tẩy. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu rằng, bé có thể vẽ nhiều nét cho một vật và xóa những chi tiết không cần thiết khi bức tranh đã hoàn thiện. Tuyệt đối không được ép trẻ vẽ những gì mà người lớn quan sát. Hãy khuyến khích con vẽ theo sự quan sát và khả năng sáng tạo của trẻ.
Phương pháp dạy vẽ cho trẻ mầm non tiếp theo là dạy trẻ vẽ các hình khối vuông, tam giác, hình tròn… cơ bản. Sau đó, cha mẹ hãy dạy trẻ cách vẽ một vật dựa vào hình khối tương ứng và tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh từ những hình khối đơn giản này. Ví dụ, bé có thể vẽ con vật, đồ vật được vẽ từ hình tròn, hình tam giác.
Các bậc phụ huynh hãy tập cho bé vẽ mà không nhìn xuống. Đặt một tờ giấy lên trên bút chì để trẻ không nhìn thấy đường mà chúng tạo ra. Thời gian đầu, cha mẹ cho trẻ tập vẽ những đường nét cơ bản, tiếp theo mới cho trẻ vẽ từng phần hình dạng một cách riêng biệt. Sau đó, cha mẹ cho trẻ vẽ hoàn thiện toàn bộ hình dạng. Bên cạnh đó, đừng quên khuyến khích bé càng ít nhìn xuống càng tốt và kiểm tra sự tiến bộ của con nhé!
Khi dạy vẽ cho trẻ mầm non, cha mẹ hãy đặt ra những câu hỏi mở, thay vì hỏi những gì mà con tưởng tượng. Hãy hỏi về những điều mà con thấy. Ngoài ra, cha mẹ hãy gợi ý cho trẻ những chủ đề, cho trẻ một nhân vật chính và hướng dẫn trẻ sáng tạo những chi tiết xung quanh. Ví dụ, gợi ý cho trẻ vẽ chủ đề đồng quê, bảo bé vẽ cánh đồng rồi hãy vẽ những điều mà trẻ tưởng tượng ra.
>> Cha mẹ có thể đọc thêm: 10 trò chơi đóng vai theo chủ đề thú vị cho trẻ
Trẻ em thường thích sáng tạo ra những câu chuyện đi kèm với bức tranh của mình. Chính vì vậy, cha mẹ hãy áp dụng phương pháp dạy vẽ cho trẻ em này để khuyến khích trẻ vẽ và viết ra những mẩu truyện ngắn. Sau đó, đóng tập tranh thành một cuốn sách. Cha mẹ hãy để con tự thiết kế trang bìa cho cuốn truyện của mình nhé!
Khi một cuốn truyện được hoàn thành, phụ huynh hãy đặt nó lên giá sách. Phương pháp vẽ dạy vẽ cho trẻ mầm non này sẽ giúp kích thích sự sáng tạo và “xuất bản” ra nhiều câu chuyện hơn nữa của trẻ.
Ngoài ra, cha mẹ cần trò chuyện với trẻ nhiều hơn và khuyến khích trẻ tham gia các trò chơi hoạt động. Điều này sẽ giúp trẻ thể hiện các hình vẽ dễ dàng hơn.
>> Cha mẹ có thể đọc thêm: Những mẩu truyện cổ tích để kể chuyện cho bé ngủ ngon
Chỉ biết những cách dạy vẽ cho bé mầm non ở trên thôi vẫn chưa đủ. Cha mẹ cần bỏ túi thêm những “mánh khóe” để việc học vẽ của bé thêm vui nhộn, hiệu quả
Trước khi bắt đầu bất cứ một lớp học nào đó, tiết mục khởi động là một phần không thể thiếu. Lớp học dạy vẽ cho trẻ mầm non của các cha mẹ cũng nên như vậy. Hãy “làm nóng” trẻ bằng những câu đố màu sắc như là “Đây là màu gì”? “Màu vàng trộn với màu đỏ ta được màu gì”… Việc này vừa đánh bay cơn buồn ngủ của con vừa khiến trẻ hào hứng với bài học và nhớ bài lâu.
Việc cho bé vẽ những chủ đề cứng nhắc hoặc quá khó sẽ làm trẻ mau chán và dễ khóc vì bé không thể nào hoàn thành tác phẩm của mình như ý.
Trước khi dạy vẽ cho trẻ mầm non, cha mẹ nên lưu ý hỏi bé muốn vẽ chủ đề gì. Việc này vừa tạo thuận lợi cho việc học vẽ của bé vừa khiến bé cảm thấy mình được quan tâm.
>> Cha mẹ có thể đọc thêm: Tâm lý trẻ 2 tuổi và điều mẹ cần biết để nuôi dạy con tốt nhất
Một tờ giấy A4 có thể sẽ hơi quá to so với bé mầm non, hãy cắt đôi tờ giấy ra. Bé vừa có thể hoàn thành xong tác phẩm của mình trong thời gian ngắn mà cha mẹ vừa có thế tiết kiệm được nhiều giấy.
Khi vẽ một ảnh chân dung hay tĩnh vật, hầu như tất cả các họa sĩ đều phải đo đạc tỷ lệ của vật thật rồi vẽ khung, phác thảo cho đồ vật đó. Cuối cùng mới là vẽ đồ vật dựa trên phác thảo đó.
Cha mẹ cũng có thể dạy trẻ vẽ phác thảo cho các bức vẽ. Việc này có thể hơi khó đối với các bé đang học mầm non. Nhưng không sao cả, đây là một thói quen tốt. Hãy cố gắng cho trẻ làm quen nếu cha mẹ có dự định cho con mình đi theo chuyên ngành mỹ thuật nhé.
Sau khi đã làm nóng, chọn chủ đề và dạy vẽ khung, sườn cho trẻ mầm non, hãy bắt đầu khoảng thời gian 10 phút yên tĩnh để bé vẽ. Lúc này là thời gian để con lên ý tưởng và suy nghĩ về “tác phẩm nghệ thuật” của mình. Hãy để tư duy, não bộ của bé hoạt động vào lúc này.
Có thể những bức vẽ của con chưa được hoàn hảo lắm ở độ tuổi này. Hãy kiên nhẫn và động viên con liên tục để bé có động lực hoàn thiện dần khả năng vẽ của mình.
>> Cha mẹ có thể đọc thêm: Chọn trường cho con và những điều phụ huynh cần lưu ý
Sau khi buổi dạy vẽ cho trẻ mầm non kết thúc. Hãy thưởng cho con những phần quà nhỏ như: bánh, kẹo, đồ chơi, viết,… hay đơn giản chỉ là một nụ hôn để trẻ cảm thấy sự nổ lực học tập của mình được đền đáp.
Tóm lại, việc học vẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ em. Học vẽ giúp bé nâng cao trí thông minh, bùng nổ sự sáng tạo trong từng bức vẽ và còn giúp bé phát triển ngôn ngữ một cách dễ dàng. Để việc học vẽ của bé trở nên dễ dàng, cha mẹ có thể tham khảo một số phương pháp dạy vẽ cho trẻ mầm non ở trên. Những phương pháp này giúp trẻ tiếp cận với đồ vật từ nhiều góc độ khác nhau. Ngoài ra, hãy bỏ túi thêm một số mẹo nhỏ dạy vẽ cho trẻ mầm non thú vị để để “giữ chân” trẻ ở mỗi tiết học thật lâu cha mẹ nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Learning to Write and Draw
https://www.zerotothree.org/resources/305-learning-to-write-and-draw
Ngày truy cập: 23/5/2022
2. When to Teach Kids Colors?
https://www.newkidscenter.org/When-Do-Kids-Learn-Colors.html
Ngày truy cập: 23/5/2022
3. How Process-Focused Art Experiences Support Preschoolers
https://www.naeyc.org/resources/pubs/tyc/feb2014/process-art-experiences
Ngày truy cập: 23/5/2022
4. Colour Wheel for Infants and Juniors
https://www.accessart.org.uk/colour-wheel-for-infants-and-juniors/
Ngày truy cập: 23/5/2022
5. Guidance for the Use of Art Easels in the Preschool Classrooms
https://www.nj.gov/education/ece/psguide/easels.htm
Ngày truy cập: 23/5/2022