Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 22/03/2022

Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non với 5 bài học từ gia đình

Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non với 5 bài học từ gia đình
Biến đổi khí hậu đang là vấn đề môi trường nghiêm trọng được cả thế giới quan tâm. Và chúng ta đang là những người phải chịu hậu quả từ môi trường, nhất là đối với trẻ em.

Giáo dục môi trường cho trẻ mầm non là một biện pháp lâu dài để bảo vệ môi trường sống. Bên cạnh đó, việc dạy bé bảo vệ môi trường cũng là kiến thức căn bản giúp trẻ phát triển toàn diện. Bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ đến các bậc phụ huynh 5 bài học bảo vệ môi trường đơn giản từ trong cuộc sống. Hãy cùng tham khảo nhé!

Vì sao phải giáo dục bé bảo vệ môi trường?

Khi các hiện tượng biến đổi khí hậu gia tăng và dữ dội hơn sẽ đe dọa đến cuộc sống của chúng ta. Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF); đối tượng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do biến đổi khí hậu chính là trẻ em, nhất là trẻ dưới 5 tuổi.

Cũng theo UNICEF, nếu khí hậu biến đổi ngày càng dữ dội hơn thì trẻ em dễ có nguy cơ mắc các bệnh như sốt rét; sốt xuất huyết; viêm phổi… Thậm chí, trẻ có thể tử vong do hít phải không khí ô nhiễm hoặc dùng các nguồn nước ô nhiễm trong sinh hoạt hàng ngày.

Và một trong những biện pháp tối ưu nhất để khắc phục điều này là giáo dục môi trường cho trẻ mầm non. Bởi vì, các em chính là tương lai của thế giới. Việc giúp các em nhận thức bảo vệ môi trường sớm sẽ hình thành thái độ và lối sống lành mạnh từ nhỏ. Đây cũng là một phần trong quyền cơ bản của trẻ khi tham gia vào việc giải quyết vấn đề của bản thân đang đối diện, UNICEF cho biết.

>> Ba mẹ có thể xem thêm 6 bí quyết giúp trẻ ‘mê’ cô, hết khóc khi đi học mầm non.

Những cách giáo dục trẻ mầm non bảo vệ môi trường

1. Tiết kiệm điện và nước

Nước là tài nguyên vô tận nhưng để có nước sách cần phải trải qua nhiều công đoạn. Theo dự đoán của UNICEF, khoảng năm 2040 sẽ có gần 600 triệu trẻ em đối diện với tình trạng thiếu nước ở một số khu vực trên thế giới.

Để bảo vệ tương lai của các trẻ em, việc dạy trẻ tiết kiệm điện nước là một trong các cách giáo dục môi trường cho trẻ mầm non. Ba mẹ hãy dạy trẻ tắt nước khi không sử dụng; tắt điện khi ra khỏi phòng riêng; không bật tivi nếu không xem; hạn chế bật máy lạnh hoặc quạt máy nếu không cần thiết để tiết kiệm điện năng.

2. Giáo dục môi trường cho trẻ mầm non: Phân loại rác và vứt rác đúng quy định

bé bảo vệ môi trường
Vứt rác đúng nơi quy định là cách giáo dục môi trường cho trẻ mầm non.

UNICEF đã thống kế, mỗi ngày có khoảng 2.400 trẻ em tử vong do viêm phổi. Điều này là do trẻ em phải sống trong môi trường ô nhiễm về nước, không khí và rác thải. Hàng năm, hơn nửa triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do các nguyên nhân liên quan đến ô nhiễm không khí. Thậm chí là bị tổn thương đến não và phổi do môi trường ô nhiễm.

Việc dạy trẻ vứt rác đúng nơi quy định và phân loại rác thải cũng là cách giáo dục môi trường cho trẻ mầm non. Ba mẹ nên giúp con phân loại rác thải như thế nào là hợp lý và vứt rác đúng nơi quy định. Những cách phân loại rác ba mẹ nên biết để giúp bé bảo vệ môi trường như sau:

– Rác hữu cơ dễ phân hủy là các loại rác dễ bị thối rữa trong điều kiện tự nhiên sinh ra mùi hôi thối như thức ăn thừa; hư hỏng (rau, cá chết…); vỏ trái cây,….

– Rác thải khó phân hủy được chia làm 2 loại đó là rác tái chế và không tái chế.

  • Rác tái chế là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại như giấy; bìa các tông; kim loại (khung sắt, máy tàu hỏng, nhôm…); các loại nhựa (vỏ chai, đồ nhựa gia dụng)….
  • Còn lại các loại rác không tái chế là phần thải bỏ.

3. Dạy trẻ yêu động vật

Trẻ em rất yêu quý động vật, vì thế ba mẹ đừng ngại nuôi một con vật cưng trong nhà. Đây cũng là phương pháp giáo dục môi trường cho trẻ mầm non rất thiết thực. Nếu gia đình sống trong một căn hộ nhỏ, ba mẹ có thể nuôi một con cá, con mèo, con chó hoặc một con chuột hamster. Hoặc ba mẹ có thể dạy trẻ việc cho những con mèo hoang gần nhà ăn thức ăn khô, uống một ít nước. Điều này sẽ hỗ trợ sự phát triển tinh thần và thể chất của trẻ. Và chính việc yêu mến thú cưng sẽ dạy cho trẻ sự đồng cảm, cũng như nếp sống ngăn nắp và yêu thiên nhiên.

4. Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non: Trồng cây

Trồng và chăm sóc cây xanh là một việc nhỏ để giáo dục môi trường cho trẻ mầm non. Các hoạt động thường ngày như tưới nước; dọn dẹp; tỉa cây và theo dõi sự phát triển của chúng sẽ giúp trẻ phát triển tình yêu với thiên nhiên. Từ đó, trẻ em sẽ biết cách bảo vệ môi trường sống tốt hơn.

5. Tái chế đồ cũ

bảo vệ môi trường
Dạy trẻ tái chế đồ cũ là cách giáo dục môi trường cho trẻ mầm non.

Khi ba mẹ giáo dục môi trường cho trẻ mầm non đừng quên dạy con cách tái chế đồ cũ. Tái chế rác thải là hành động tốt cho con người lẫn môi trường. Vì nó làm giảm việc sử dụng nguyên liệu mới để sản xuất sản phẩm mới. Ngoài ra, tái chế rác thải cũng giúp giảm năng lượng sử dụng; cải thiện chất lượng không khí và nước; chống lại biến đổi khí hậu.

Ba mẹ có thể dạy bé bảo vệ môi trường bằng cách tái chế các vật sau:

  • Nhựa
  • Kim loại
  • Thủy tinh
  • Đồ dệt may
  • Thiết bị điện tử
  • Sách, báo, tạp chí…
  • Với những món đồ cũ, con có thể tái chế thành đồ chơi, các món đồ trang trí hoặc vật dụng trong nhà. Đây là cách giúp trẻ vừa học, vừa chơi và phát triển khả năng sáng tạo hiệu quả.

    6. Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non: Đọc sách và xem tivi về bảo vệ môi trường

    Cho trẻ đọc sách và xem tivi về chương trình thiên nhiên hoang dã cũng là cách giáo dục môi trường cho trẻ mầm non. Những cuốn sách hay chương trình về động vật hoang dã; những loài động vật bị tuyệt chủng; môi trường thiên nhiên… rất đa dạng. Ba mẹ có thể cho trẻ xem những chương trình này để có thêm kiến thức về thế giới động vật và thiên nhiên.

    Ba mẹ cần lưu ý gì khi giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non?

    Khi ba mẹ áp dụng những bài học giáo dục môi trường cho trẻ mầm non cần lưu ý những điều sau:

    • Ba mẹ cần phải làm gương và có cách hành xử đúng trong việc bảo vệ môi trường để con trẻ học theo. Còn nếu không, mọi lý thuyết bên trên sẽ không thể đem lại kết quả như mong đợi.
    • Các bài học dạy con cần linh hoạt, ba mẹ có thể lấy dẫn chứng cụ thể trong sách báo, tivi để trẻ hiểu được vấn đề con người đã tàn phá thiên nhiên như thế nào. Từ đó, trẻ sẽ ý thức được việc bảo vệ môi trường.
    • Khi trẻ hình thành các thói quen như sống ngăn nắp; vứt rác đúng nơi quy định; phân loại rác thải; tiết kiệm điện nước; trồng cây xanh… ba mẹ nên có lời khen ngợi để khuyến khích trẻ phát huy những việc làm này.

    Việc dạy bé bảo vệ môi trường là điều cần thiết phải được giáo dục từ trong gia đình. Hy vọng với những bài học về giáo dục môi trường cho trẻ mầm non sẽ giúp ba mẹ có thêm ý tưởng để dạy con bảo vệ thiên nhiên. Chúc ba mẹ thành công trong việc giáo dục con nhé!

    >>> Ba mẹ có thể tham khảo thêm: Phương pháp giáo dục Reggio Emilia giúp trẻ phát triển như thế nào?

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo
    1. Environment and climate change

    https://www.unicef.org/environment-and-climate-change

    Truy cập ngày 20/03/2022

    2. Convention on the Rights of the Child text

    https://www.unicef.org/child-rights-convention/convention-text

    Truy cập ngày 20/03/2022

    3. “Green” parenting tips

    https://www.unicef.org/armenia/en/stories/green-parenting-tips

    Truy cập ngày 20/03/2022

    4. HOW TO TEACH YOUR CHILD TO PROTECT THE ENVIRONMENT THIS EARTH DAY

    https://www.swhd.org/how-to-teach-your-child-to-protect-the-environment-this-earth-day/

    Truy cập ngày 20/03/2022

    5. 5 Things We Need to Teach Our Children About Protecting the Planet

    https://www.onegreenplanet.org/animalsandnature/things-we-need-to-teach-our-children-about-protecting-the-planet/

    Truy cập ngày 20/03/2022

    x