Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thế Hòa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 27/04/2017

Học vẽ tranh màu nước có lợi thế nào với trẻ?

Học vẽ tranh màu nước có lợi thế nào với trẻ?
Ngay từ khi trẻ tròn một tuổi bạn đã có thể để trẻ làm quen với hội họa bằng những "đường cong mềm mại" trên giấy trắng, cửa hay tường nhà trắng tinh. Tới tuổi tiền dậy thì, trẻ có thể tự mình làm chủ những nét cọ màu nước đầy quyến rũ.

Ngày càng có nhiều phụ huynh cho trẻ học vẽ không chỉ bởi những lợi ích cho trí não, năng khiếu nghệ thuật riêng mà còn bởi các bức tranh là nơi quả thể hiện tư tưởng và các trạng thái cảm xúc ẩn giấu bên trong tâm hồn của trẻ.

Lợi ích không thể bỏ qua của vẽ tranh màu nước

Không cần phải có năng khiếu nghệ thuật bẩm sinh, vẽ là môn học mà bất kỳ trẻ nào cũng có thể tham gia. Từ một bức tranh đơn giản tới khả năng vẽ màu nước điêu luyện sẽ được rèn luyện qua thời gian. Dưới đây là một số lợi ích từ việc cho trẻ học vẽ sớm:

Tăng khả năng tập trung:

  • Từ những điều quan sát được mỗi ngày, trẻ có thể vẽ lên những bức tranh tuyệt vời. Vẽ tranh giúp trẻ rèn luyện thị lực, khả năng quan sát thế giới xung quanh.
  • Bắt đầu đứng trước giá và cọ vẽ trẻ sẽ tập trung hoàn toàn. Chính những lúc này, những thông tin được lưu trữ sẽ hiện rõ, trí nhớ tăng cường và trẻ thể hiện mọi suy nghĩ về sự vật, hiện tượng qua mỗi nét vẽ.

Kích thích tư duy trừu tượng:

Khi ở độ tuổi dậy thì, trẻ bắt đầu có thế giới riêng tuy rõ ràng nhưng vẫn có chút hơi hướng cổ tích với nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ lạ. Nếu cho trẻ làm quen với vẽ sớm, bạn sẽ thấy rõ điều này qua mỗi bức tranh trẻ hoàn thành. Kích thích tư duy trừu tượng cũng là một cách giúp bộ não tăng khả năng ghi nhớ.

Rèn luyện suy nghĩ đa chiều:

Khi theo học các lớp học vẽ từ nhỏ, càng lớn trẻ càng được dạy nhiều trường phái vẽ khác nhau. Chính điều này rèn luyện những suy nghĩ đa chiều cho trẻ. Sử dụng màu sắc và hình khối kèm theo tư duy hình ảnh, khả năng di chuyển mở… trẻ sẽ không thể học được nếu không vẽ.

Kênh thông tin cảm xúc:

Là một loại hình nghệ thuật thể hiện cảm xúc cá nhân từ bên trong, giống như âm nhạc, khiêu vũ, vẽ giúp trẻ biểu lộ những cảm xúc khó diễn tả nhất trong tư tưởng.

Trẻ học vẽ
Trẻ học vẽ sử dụng tay phải, phát triển kỹ năng vận động tinh, kéo theo kích thích bộ não, gia tăng nhận thức và hiểu biết của trẻ về cuộc sống xung quanh.

Dạy trẻ học vẽ tranh màu nước

Nếu như khi còn nhỏ trẻ sẽ được làm quen với màu sáp thì ở độ tuổi tiều học, trẻ sẽ được”nâng cấp” với màu nước. Để trẻ học và vẽ được một bức tranh màu nước ưng ý bạn cũng cần dạy trẻ một số điều sau:

Chọn màu nước:

Hãy tham khảo ý kiến của giáo viên dạy vẽ hoặc các kênh thông tin tin tưởng trước khi quyết định chọn mua cho trẻ một bộ màu nước đủ chất lượng. Đừng quên, trẻ cũng có thể đóng góp ý kiến. Theo nhiều ý kiến từ các giáo viên dạy vẽ, màu tốt không hẳn đồng nghĩ với việc phải tốn quá nhiều tiền. Trước khi mua bất kì hộp màu nước nào hãy thử màu và so sánh.

Cần tránh các loại màu có đề “wash­able” (dễ dàng chùi sạch), vì những màu này thường không đẹp và phai màu dễ dàng, gây khó khăn cho quá trình vẽ

Chọn và thử cọ trước khi vẽ:

Chọn mua cho trẻ nhiều chổi vẽ với các kích thước khác nhau. Trẻ cũng cần biết cần phải thử cọ trước khi vẽ vi điều này giúp trẻ biết chắc cọ có đủ ẩm và màu có đúng sắc độ mà mình muốn hay không.

Thêm nước khi vẽ màu nước:

Gọi là màu nước chắc chắn phải pha màu với nước nhưng phải cho thêm bao nhiêu nước mới đạt được sắc độ màu cho bức tranh ưng ý. Điều này phụ thuộc thời gian học cũng như kỹ năng của trẻ. Từ lớp vẽ màu sáp tới màu nước thường trẻ chưa có thói quen thêm nước vào màu. Bạn nên góp ý với trẻ nếu bức tranh trông quá dày và đậm màu.

Rửa riêng cọ vẽ:

Nếu trẻ có ý thức tự học và tự giác bạn chỉ cần nhắc nhở một lần. Việc rửa riêng cọ vẽ sẽ giúp trẻ giữ gìn dụng cụ cho lần kế tiếp và sắp xếp chỗ học gọn gàng hơn. Thói quen cất cọ vẽ vào cùng chỗ với hộp màu có thể thuận tiện khi lấy đồ vẽ nhưng cũng có thể làm dính màu ướt vào thân cọ và giây ra tay khi sử dụng.

Học vẽ
Bộ dụng cụ học vẽ

Gợi ý một số địa chỉ dạy vẽ màu nước cho trẻ tiểu học:

  1. Trung tâm sáng tạo quốc tế Wow Art: 97 A Phó Đức Chính, Q.1
  2. Trung tâm Mỹ Thuật – Đồ Họa Ứng Dụng ZEST ART: 482/15/12 Điện Biên Phủ, Q.10
  3. Lớp Mỹ Thuật Moon Art: Số 07 Tòa Nhà Liên Kế Chung Cư Phú Thọ, Đường Lữ Gia, P.15, Q. 11

Một số tiêu chuẩn gợi ý chọn lớp học vẽ

Cho trẻ học vẽ tại những lớp học vẽ chất lượng sẽ giúp bạn yên tâm hơn. Những cuộc khảo sát gần đây cho thấy một số điểm chung khi chọn lớp học vẽ cho trẻ như sau:

  • Cơ sở vật chất: Đây có lẽ là yếu tố mà hầu hết phụ huynh quan tâm khi chọn bất kỳ lớp năng khiếu nào cho trẻ. Lớp học chính là không gian cho trẻ sáng tạo. Một phòng học rộng rãi thoáng mát sẽ giúp trẻ thoải mái khi học tập.
  • Số lượng học viên: Không quá nhiều cũng không quá ít, khoảng từ 3-4 trẻ một lớp để giáo viên có thể quan sát sự tiến bộ cũng như thấy điểm yếu của để dễ dàng chỉnh sửa. Có thêm bạn học trẻ học vẽ cũng cảm thấy hứng thú hơn.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x