Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 17/07/2015

Kích thích óc khám phá nơi con trẻ

Kích thích óc khám phá nơi con trẻ
Khuyến khích các nhà thám hiểm tí hon mạnh dạn tìm hiểu thế giới xung quanh sẽ giúp bé phát triển trí thông minh và các kỹ năng vận động của mình. Ngay từ khi còn nằm nôi, trong bé đã tiềm ẩn niềm yêu thích và sự tò mò vô tận. Không ai khác, bố mẹ chính là những người thầy đầu tiên dẫn con vào hành trình khám phá vạn vật

Không bao giờ quá sớm

Ngay từ khi mới chào đời, các bé đã là những nhà thám hiểm “sơ sinh”. Các bé được trang bị kỹ năng tìm kiếm những điều thú vị ở thế giới bên ngoài và biến chúng thành một điều ý nghĩa với mình. Khi bạn thè lưỡi ra với bé, bé thè lưỡi ra lại với bạn. Bé sẽ lắng nghe mọi âm thanh xung quanh, kể cả giọng nói của bạn khi bạn không bên cạnh bé. Vuốt ve má của bé, né sẽ tìm kiếm xem thứ gì đã chạm lên mặt mình. Tất cả những điều này xảy ra từ rất sớm, trước khi bé đủ lớn để tự mình khám phá xung quanh.

Kích thích óc khám phá
Tình yêu đối với sự khám phá nên được nuôi dưỡng ngay từ khi bé còn nhỏ

Việc thám hiểm của bé nên được khích lệ ở mọi độ tuổi. Bạn sẽ không gây tổn hại đến não bộ của bé khi cho bé xem TV, nhưng bé sẽ khám phá được nhiều điều hơn khi chính bạn trực tiếp tương tác với bé, bởi vì bé sẽ quan sát mọi biểu hiện thay đổi trên gương mặt của bạn. Từ trước khi biết đi, bé con đã được trang bị những kỹ năng vận động, không những để tự di chuyển quanh thế giới của mình mà còn là để đi đến chỗ những nơi khiến bé cảm thấy thích thú – đây cũng là lý do giải thích vì sao giai đoạn biết bò lại vô cùng quan trọng cho sự phát triển nhận thức. Giai đoạn bé chập chững biết đi cũng là lúc bé chuẩn bị bước vào những cuộc thám hiểm kỳ thú. Trong khi bạn đang chuẩn bị đặt ra những giới hạn cho trẻ, hãy cố hiểu rằng bé con đang cố gắng thu được thật nhiều thông tin bên ngoài, vậy nên hãy giúp bé làm điều này một cách an toàn nhất, và càng thường xuyên càng tốt.

Bắt đầu từ những điều nhỏ bé

Có lẽ mẹ sẽ gặp khá nhiều phiền toái với những siêu quậy của mình, nhưng nếu bé đập oang oang vào chiếc ấm trong bếp thì âu cũng là trau dồi cho sự khám phá. Trẻ nhỏ không cần được khuyến khích bằng những món đồ chơi đắt tiền hay điều gì hoành tráng, lớn lao. Chúng có thể nghĩ ra nhiều trò với một cái hộp không hay một mẩu giấy trắng và một vài cây bút chì màu. Nghệ thuật và làm thủ công là điều tối quan trọng trong cuộc sống của bé, vì tất cả những thao tác vận động không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ vận động, mà còn đẩy mạnh quá trình nhận thức sau này. Hãy đưa bé con đi cùng mỗi khi ra ngoài phố, và xem đó như một cơ hội cho bé khám phá học hỏi. Cửa hàng tạp hóa không chỉ như chúng ta hay nghĩ – đối với bé con, đó là một công trình kiến trúc đồ sộ với đầy những thứ thú vị và mọi người xung quanh để bé quan sát. Hãy chia sẻ điều kỳ diệu này với bé yêu, và khuyến khích bé khám phá thật tường tận.

Khi bé qua tuổi tập đi, hãy tiếp tục cho bé thật nhiều cơ hội để trải nghiệm thật nhiều. Hãy trao cho bé một cơ hội để trải nghiệm thật nhiều thứ, một phần cũng là để bé tự khám phá ra niềm đam mê của mình và đưa ra quyết định về con đường mình sẽ chọn khi lớn lên. Dù ở độ tuổi nào đi nữa, bé luôn cần được khích lệ để cảm nhận thế giới bằng cái nhìn diệu nhất.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x