Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trúc Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 18/12/2020

Làm thế nào để phát triển kỹ năng vận động của trẻ?

Làm thế nào để phát triển kỹ năng vận động của trẻ?
Trong quá trình phát triển các kỹ năng vận động của trẻ, có những hoạt động mà bố mẹ có thể áp dụng để giúp trẻ tự đi trên đôi chân của mình. Sau đây là một vài bí quyết bổ ích giúp cho bé tập đi, bạn hãy tùy theo độ tuổi của con mà áp dụng nhé!

Khi bạn muốn giúp bé tập đi, đừng nắm tay hay chân của bé mà hãy dùng hai tay giữ thân người của bé

Không nên cho bé mang giày khi tập đi trong nhà. Bé sẽ học đi dễ dàng hơn với đôi chân trần.

Cố gắng khuyến khích bé bằng cách gọi bé đến bên bạn hoặc đặt một món đồ chơi mà bé ưa thích xa tầm với của bé để bé bò tới và nhặt lên. Từ đó bé sẽ học được cách chủ động đối với các phản xạ này và dần dần phát triển những kỹ năng cần thiết để trở nên tự lập hơn.

Hãy đảm bảo sàn nhà của bạn không trơn ướt. Sàn nhà trơn trượt sẽ làm bé khó giữ thăng bằng, thậm chí còn có thể gây nguy hiểm đối với bé nào đang học cách giữ thăng bằng.

Các kỹ năng vận động cần thiết cho sự phát triển của trẻ không hẳn chỉ có sự phối hợp mắt và tay mà ngoài ra còn cần đến sự phát triển của cả kỹ năng vận động thô lẫn kỹ năng vận động tinh.

Các hoạt động tăng cường kỹ năng vận động và phối hợp cho sự phát triển của trẻ:

Bạn có thể giúp cho con bạn phát triển theo nhiều cách. Đồ chơi không những khuyến khích bé phát triển các kỹ năng vận động mà còn giúp bé học cách sử dụng các đồ chơi đó.

Khối lắp ráp bằng nhựa :

Làm thế nào để phát triển kỹ năng vận động của trẻ?
Lắp ráp là một trong những trò chơi giúp bé phát triển

Loại đồ chơi này cho phép các bé xếp chồng các khối lắp ráp để xây nên những kiểu hình dáng mà bé ưa thích. Qua đó, bé sẽ luyện tập các kỹ năng vận động và kỹ năng phối hợp tay/mắt góp phần vào sự phát triển chung của trẻ.

Ghép hình

Cho bé bắt đầu chơi trò ghép hình. Đầu tiên có thể cho bé thử ghép 4-5 mảnh ghép. Khi bé nắm được “luật chơi” bạn có thể tăng số mảnh ghép lên để thử thách bé. Tuy nhiên nếu khó quá bé có thể cảm thấy bực bội hoặc chán nản khi không làm được. Lúc này bố mẹ nên khuyến khích hoặc giúp đỡ bé.

Đồ chơi xếp hình vào lỗ

Loại đồ chơi này bao gồm các khối bằng nhựa hoặc gỗ với đủ các hình dạng và màu sắc các nhau để các bé tập nhét vào các lỗ hổng có hình dạng tương ứng. Trò này sẽ rèn luyện cho bé các kỹ năng vận động và phối hợp tay/mắt.

Nặn đất sét

Đây là một trong những trò chơi thông dụng nhất khuyến khích sự phát triển của trẻ bằng cách tăng cường kỹ năng vận động. Bé có thể nặn đất vào những khuôn hình khác nhau hoặc tự nặn ra bất kỳ hình thù nào bé thích. Ngoài việc bé sẽ được học thêm về hình dạng, màu sắc trò chơi này nâng cao khả năng sáng tạo của bé.

Những cột mốc phát triển mà bé cần vượt qua trong 12 tháng đầu đời:

Từ 1-3 tháng tuổi:

  • Khi đặt một món đồ vật vào lòng bàn tay, bé biết co các ngón tay và nắm chặt nó.
  • Hai tháng tuổi, bé bắt đầu điều khiển được việc cầm nắm.
  • Ba tháng tuổi, bé biết hơi thả lỏng tay nắm nhưng vẫn giữ được đồ vật trong tay.

5 tháng tuổi:

  • Bé bắt đầu biết với lấy những món đồ vật như là đồ chơi.
  • Bé có thể với lấy rồi nắm chặt đồ chơi trong tay mình.
  • Bé thích mút tay của mình.

6 tháng tuổi:

  • Bé bắt đầu biết nhìn dõi theo các đồ vật.
  • Bé mút chân mình và biết cầm đồ vật bằng cả hai tay.

7 tháng tuổi:

  • Bé biết chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia.
  • Ngón tay cái của bé phát triển và bé có thể đồng thời dùng cả hai tay để kẹp chặt đồ vật.

8 tháng tuổi:

  • Tay bé không còn nắm chặt lại và luôn mở rộng ra một cách thoải mái.
  • Bé biết nhặt những đồ vật hay thức ăn nhỏ.
  • 10 tháng tuổi:

    • Ở tuổi này bé có thể thả đồ vật đang nắm trong tay xuống
    • Khi đang cầm đồ chơi trên tay, bé biết đưa món đồ chơi ấy cho bố mẹ khi bố mẹ yêu cầu.
    • Bé có thể cầm nắm 2-3 món đồ cùng một lúc trong tay mình.

    M.T

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    x