Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bắt đầu bằng việc hướng dẫn cho bé
Một trong những lý do khiến bé bối rối khi phải chơi một mình đó là bé thấy lạ lẫm và không biết phải làm gì với mấy món đồ chơi. Do đó, bố mẹ cần chỉ cho bé làm thế nào để mặc quần áo cho búp bê hoặc điều khiển xe hơi mô hình. Một khi bé đã chơi thạo, bạn chỉ cần lặng lẽ lùi ra sau và để bé chơi một mình. Lưu ý là bạn nên “biến mất” từ từ cho bé quen chứ đừng làm đột ngột nhé.
Không để con một mình
Con nít vẫn là con nít, ngay cả khi bé ngồi chơi một mình và có vẻ như không chú ý gì tới xung quanh nhưng thật ra bé chỉ thấy an tâm và thoải mái khi có người thân ở gần bé. Do đó, đừng bao giờ nghĩ rằng muốn khuyến khích bé chơi một mình là phải tách biệt bé hoàn toàn với mọi người, đặc biệt là mẹ của bé.
Nếu mẹ muốn làm gì đó như xếp quần áo hoặc đọc báo, nên cố gắng ở trong phạm vi mà bé vẫn có thể nhìn thấy mẹ. Đồng thời cho bé một vài món đồ chơi để khiến bé bận rộn và không quấy mẹ. Với các bé tuổi mầm non, hai mẹ con có thể cùng ngồi trên ghế và chia sẻ sở thích đọc sách của mình, bé đọc truyện thiếu nhi trong khi mẹ đọc tạp chí. Đó cũng là mẹ đang luyện cho bé chơi một mình đấy.
Một món đồ chơi tại một thời điểm
Với các bé tầm 1 tuổi rưỡi đến 2 tuổi, việc có quá nhiều món đồ chơi xung quanh sẽ khiến bé bị choáng ngợp và rất dễ mất hứng. Khả năng tập trung của các bé còn kém nên bé dễ có xu hướng bỏ dở trò chơi này để nhảy sang một trò chơi khác. Do đó, bố mẹ chỉ nên bày ra một hoặc hai trò mỗi lần bé chơi, như vậy sẽ khuyến khích con tìm hiểu và chơi thuần thục mỗi trò chơi một trước khi chuyển sang trò mới.
Nếu thấy con có vẻ chán trò đang chơi, bố mẹ có thể động viên bé bằng những câu như: “Chà, nhìn mấy khối gỗ này xem, con sắp xếp được ngôi nhà rồi đó.”
Một điều nữa cần lưu ý là trò chơi sẽ chỉ hấp dẫn với bé nếu nó phù hợp với độ tuổi và tầm phát triển của con. Ngay cả chúng ta cũng dễ chán nếu chơi những trò quá dễ chẳng phải sao?
Cuối cùng, bố mẹ cần biết là khoảng thời gian mà một đứa trẻ có thể chơi một mình sẽ tùy thuộc vào tích cách của từng bé. Bên cạnh đó, khi bé đói, bé mệt hoặc đang bệnh, bé cũng sẽ không thích chơi một mình cho dù bạn đưa cho bé món đồ chơi mà bé yêu thích nhất.
Hãy kiên nhẫn và dành mỗi ngày một ít thời gian để tập cho bé chơi một mình từ khi còn nhỏ, điều này sẽ sớm trở thành thói quen của bé và để bé chơi một mình cũng là một phần của việc dạy bé tự lập đấy nhé.
MarryBaby
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.