Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 15/03/2016

Mẹ đã biết cách đánh giá trí thông minh của con?

Mẹ đã biết cách đánh giá trí thông minh của con?
Để đánh giá một em bé thông minh hay không, bạn thường dựa vào điều gì? Khả năng tính toán hay khả năng ngôn ngữ của trẻ? Thực tế, dù dựa trên yếu tố nào để đánh giá, bạn cũng có thể đã bỏ lỡ một trong những khả năng tiềm ẩn của bé

Theo nhiều nghiên cứu, trí thông minh của trẻ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, ngoại trừ 40% nhân tố di truyền, sự phát triển trí não của bé còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, cách nuôi dạy của cha mẹ, sức khỏe, tâm lý, môi trường… Ngoài ra, theo học thuyết trí thông minh đa chiều được đề xuất lần đầu bởi Howard Garner vào năm 1893, và được phát triển bởi Thomas Armstrong, giám đốc điều hành Viện nghiên cứu phát triển con người của Mỹ, mỗi bé sinh ra đều sở hữu 8 loại hình trí thông minh, bao gồm: ngôn ngữ, logic toán học, không gian, âm nhạc, thể chất, tương tác, nội tâm và tự nhiên.

Tuy nhiên, tùy theo từng bé, 8 loại hình này có thể cùng xuất hiện, hoặc bé có thể đặc biệt nổi trội về một loại hình nào đó, nhưng hơi kém ở những phần còn lại. Thông qua sở thích và những khả năng vượt trội của bé, mẹ có thể giúp con định hướng tương lai ngay từ bây giờ. Vậy nên, còn chờ gì mà không tìm hiểu một chút về 8 loại hình trí thông minh này mẹ nhỉ?

8 loại hình trí thông minh ở trẻ
Bé có thể đặc biệt nổi trội ở một khả năng nào đó hoặc cùng lúc sở hữu nhiều loại hình trí thông minh khác nhau

Biểu hiện các loại hình trí thông minh của trẻ

Trí thông minh về ngôn ngữ: Những bé sở hữu loại hình trí thông minh này thường có sự yêu thích đặc biệt với từ ngữ. Bé có khả năng ghi nhớ tốt sự kiện, đọc nhanh, viết nhanh hơn những trẻ khác.

Trí thông minh về logic, toán học: Biểu hiện thường gặp ở những bé có khả năng về logic, toán học là khả năng tính toán và suy nghĩ logic. Những trò chơi yêu thích của bé thường thiên về những con số, đồ chơi xếp hình khối, lắp ghép…

Trí thông minh về không gian: Loại hình trí thông minh không gian thường biểu hiện ở những bé thích thú với việc tìm đường trong mê cung, các mô hình kiến trúc, đồ chơi lắp ghép, xếp hình. Bé có khả năng cảm nhận, nhìn nhận mọi việc ở nhiều góc độ khác nhau, và đặc biệt “nhạy cảm” với những chi tiết trực quan cụ thể.

Trí thông minh về âm nhạc: Không cần thiết phải biểu hiện bằng khả năng ca hay hát giỏi, những bé sở hữu trí thông minh về âm nhạc có khả năng ghi nhớ và bắt chước giai điệu rất nhanh. Bé rất thích thú với âm thanh, và thường xuyên nhún nhảy theo nhạc.

– Khả năng vận động: Xuất hiện ở những bé hiếu động, thường xuyên chạy nhảy, leo trèo. Những bé có khả nặng vận động tốt thường biết đi sớm hơn, khả năng cầm nắm, điều khiển hoạt động cơ thể cũng tốt hơn.

Khả năng tương tác: Trẻ sở hữu loại hình trí thông minh này thường có khả năng giao tiếp tốt, nhanh chóng nắm bắt được cốt lõi vấn đề. Mẹ sẽ nhận thấy bé có khả năng hòa nhập và tương tác khá tốt với mọi người, thậm chí với những người lần đầu gặp mặt.

Trí thông minh nội tâm: Trẻ có trí thông minh nội tâm hay còn gọi là năng lực tự nhận biết bản thân thường hiểu rõ cảm xúc của bản thân và có thể biểu đạt mong muốn của mình thông qua nhiều cách diễn đạt cảm xúc khác nhau.

Trí thông minh tự nhiên: Với loại hình trí thông minh này, bé sẽ thể hiện sự thích thú của mình với những loại động – thực vật tự nhiên, sự thay đổi thời tiết, khí hậu… Ngay từ nhỏ, bé cưng đã có thể ghi nhớ và nhận dạng rất nhiều loài cây cối, và động vật khác nhau.

Lưu ý để phát triển trí thông minh của trẻ một cách toàn diện

Nhận biết: Theo Thomas Armstrong, tùy thuộc vào sự kích thích của cha mẹ và môi trường xung quanh mình, mỗi trẻ đều có khả năng phát huy nhiều loại hình trí thông minh khác nhau. Tuy nhiên, mỗi bé sẽ vượt trội hơn hẳn ở một loại hình nhất định, mẹ nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để giúp bé định hướng và phát triển phù hợp với loại trí thông minh bé sở hữu.

Để bé phát triển tự nhiên: Mỗi trẻ đều có một năng khiếu nhất định. Nếu có sự trợ giúp của cha mẹ, bé hoàn toàn có thể đi đầu trong lĩnh vực của mình. Vì vậy, mẹ nên tránh gò ép, bắt con phát triển theo loại hình trí thông minh mẹ mong muốn. Mẹ chỉ nên dành ở việc định hướng, gợi mở để bé hiểu thêm về khả năng của bản thân.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp: Dù sở hữu loại hình trí thông minh nào, một chế độ dinh dưỡng đúng và đủ cũng sẽ là nền tảng cơ bản cho sự phát triển trí não và thể chất của trẻ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x