Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Không phải ngẫu nhiên người lớn chúng ta phân biệt được bên trái – bên phải – đằng trước – đằng sau một cách dễ dàng như một phản xạ tự nhiên, mà đó là kết quả của một trong những bài học đầu tiên từ ông bà, cha mẹ.
Muốn trẻ nhanh “thuộc bài”, mẹ không nên dùng lý thuyết suông, tốt hơn hết hãy áp dụng từ những tình huống hàng ngày vừa dễ nhớ, vừa thú vị.
Khi mặc đồ cho trẻ. Kết hợp với việc mặc đồ cho con hàng ngày, mẹ hãy từ từ dạy bé khái niệm bên phải – bên trái và giúp trẻ phân biệt chính xác. Chẳng hạn, khi mặc quần áo cho bé, mẹ nói: “Con đưa tay phải lên cho mẹ nào!” rồi “Con nhấc chân trái lên đi!”…nếu con làm sai mẹ nên chỉ dẫn. Các mẹ thử kết hợp kiểu “một công đôi việc” này xem nhé.
Để ý đến cách bé mang dép. Trẻ con chưa phân biệt được bên phải – bên trái nên rất hay mang dép ngược. Khi gặp tình huống này mẹ nên nhắc nhở bé ngay và làm mẫu cho con thấy, sau đó để bé tự sửa, chẳng hạn: “Minh mang dép ngược rồi, nhìn xem mẹ mang dép thế nào nhé, con sửa lại đi, chỉ cho mẹ biết chân nào là chân phải và chân nào là chân trái của con nào?”… Bằng phương pháp rất thực tế này, bé sẽ dần phân biệt bên phải – bên trái dễ dàng hơn.
Khi tắm cho bé. Mẹ có thể đưa ra những câu hỏi mang tính định hướng như: “Bụng con đâu?”, khi bé chỉ bụng, mẹ lại tiếp tục hỏi “Lưng con đâu?”…“Đúng rồi, bụng thì ở đằng trước và lưng thì ở đằng sau”, mẹ nhấn mạnh cho con hiểu như vậy. Hoặc mẹ có thể nhờ bé: “Tin lấy giúp mẹ chai sữa tắm đằng sau/ đằng trước của con đi”…Với những tình huống này thì chuyện học của con và chuyện dạy của mẹ về cách phân biệt đằng trước – đằng sau trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Hãy tập thể dục cùng con. Đây cũng là cách bổ ích để mẹ dạy bé phân biệt bên trái – bên phải – đằng trước – đằng sau. Những “hiệu lệnh” hô lúc tập thể dục như “tay trái con đâu? Con chống tay trái vào hông bên trái; chân phải của con đâu? con dậm chân 5 cái; con bước chân phải lên trước 1 bước, chân trái giữ nguyên”… Mỗi buổi sáng hay chiều, với việc kết hợp tập thể dục thể thao này mẹ đã khéo léo giúp trẻ “ôn bài” đều đặn hơn rồi đấy.
Bài học về an toàn giao thông. Khi hai mẹ con có dịp ra ngoài, trên đường đi hãy tận dụng những bài học về an toàn giao thông để giúp bé phân biệt bên phải – bên trái – đằng trước – đằng sau. Ví dụ, mẹ đố bé: “chúng ta đang đi bên phải hay bên trái vậy con?”; “nếu phía trước có đèn đỏ thì chúng ta phải làm gì?”… khi dắt bé sang đường mẹ nhắc nhở “trước khi sang đường chúng ta nên quan sát đằng trước – đằng sau để đảm bảo an toàn nhé”…Như vậy mẹ vừa giúp bé phân biệt được bên phải – bên trái – đằng trước – đằng sau, vừa giúp bé hiểu thế nào là an toàn giao thông trên đường phố.
Mai Anh
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.