Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Để dạy bé biết chia sẻ, không chỉ đơn giản là một món đồ chơi có thể chơi chung, hay cái bánh, cây kẹo có thể ăn cùng mà xa hơn một đứa trẻ biết sẻ chia khi lớn lên sẽ là người biết yêu thương, quan tâm người khác.
Đó còn là người có thể nói lên cảm xúc, ý kiến của chính mình, chính nó giúp bé gắn kết với những người xung quanh. Nhiều cha mẹ biết điều này, nhưng họ không biết khi nào thì con có thể học được và bản thân cha mẹ nên dạy con như thế nào
Bé bắt đầu có khái niệm biết chia sẻ khi con đang lớn được chừng ba tuổi nhưng phải mất một khoảng thời gian lâu hơn để chúng có thể làm được điều đó. Do đó nếu bé nhà mình cảm thấy khó khăn trong việc chia sẻ thì cũng bình thường thôi bạn nha.
Bởi phần lớn trẻ ở độ tuổi này thường cho rằng nhu cầu của chúng là nhất và chúng có thể “hờn, dỗi” nếu bố, mẹ, anh, chị hay bất kì ai khác không đáp ứng nhu cầu của nó.
Thậm chí có bé còn nghĩ nếu bây giờ món đồ này không phải của mình, thì nó cũng sớm thuộc về mình thôi, và tiếp theo là cảnh quen thuộc mà chắc không ít bố mẹ ở đây đã từng chứng kiến: bé giật đồ chơi của bạn.
Thay vì dạy chúng những trò chơi mang tính tranh đấu, thắng thua bạn có thể cùng bé chơi những trò đồng đội, hợp tác với nhau để cùng chiến thắng.
Ví dụ như ghép hình hoặc tận dụng thời gian vừa cùng chơi với bé và hướng dẫn bé làm quen với những công việc nhà nhẹ nhàng phù hợp như tưới nước cho hoa, quét nhà, gấp đồ….
Quan trọng là bé cảm thấy vui và thích thú khi cùng làm việc hay chơi đùa cùng với người khác.
Chúng ta có thể hiểu cảm giác xấu hổ, “ ngượng chín mặt” của cha mẹ khi nhìn thấy con mình chộp giựt đồ chơi hoặc đồ ăn từ một đứa trẻ khác.
Tuy nhiên nếu vì điều đó mà bạn nổi cơn tam bành, to tiếng mắng nó ích kỉ và bắt ép trẻ phải trả lại chiến lợi phẩm nó mới dành được, thì mình khuyên đừng nên làm vậy.
Vì điều đó chỉ khiến trẻ ngượng ngùng và thêm ấn tượng xấu với việc dạy bé biết chia sẻ đồ với người khác. Và khi trẻ cảm thấy xấu hổ, chúng thường tạo cho mình một lớp phòng vệ, điều này vô tình ngăn cản trẻ học các kĩ năng mới.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại biết nhường nhịn, chia sẻ là tốt nhưng có một vài thứ rất đặc biệt mà chúng muốn giữ riêng cho bản thân.
Nếu đó có thể là một con gấu Teddy vô cùng ưa thích, hay một cái mền quen thuộc mà không có nó bé không ngủ được, thì chuyện đó cũng có thể chấp nhận được.
Đơn giảnvì người lớn chúng ta đôi khi cũng có những thứ không muốn chia sẻ cùng ai đúng chứ ạ, vậy thì lúc này bạn nên hướng dẫn bé từ chối chia sẻ một cách lịch sự và giúp bé hiểu hành động đó cũng không hẳn là ích kỉ, nhỏ mọn đâu.
Khi thấy những đứa trẻ cãi nhau, tranh giành một món đồ chơi và sắp đánh nhau tới nơi, hãy tách hai đứa nhỏ ra, để cho chúng bình tĩnh.
Khi cả hai đã sẵn sàng lắng nghe, bạn hãy đứng ra là người phân giải cho chúng. Nếu món đồ đó không thể chơi chung và bạn của bé nhất quyết đòi lại món đồ đó, thì bạn có thể giải thích cảm giác của cậu bạn ấy như thế nào với bé
Ví dụ như: “Su thật sự rất thích món đồ đó và bây giờ bạn ý không muốn bất kì ai chơi với nó. Con có thể chơi trò khác mà đúng không?”
Có thể bé sẽ đồng cảm với bạn nó vì đôi khi bản thân bé cũng có lúc như vậy và không đòi món quà đó nữa.
Cho nên bố mẹ cũng chú ý dạy cho trẻ nhận biết được cảm xúc của bản thân bằng cách cho chúng một vốn từ trong những tình huống cụ thể như khi bé không được chơi búp bê cùng bạn, ba mẹ có thể nói “nhìn con có chút buồn và thất vọng à?”.
Và nếu bé cứ khăng khăng không chịu cho bạn khác chơi cùng món đồ chơi của nó, có thể bạn sẽ rất bất ngờ khi hỏi bé tại sao và được nghe cả một câu chuyện thú vị đằng sau đấy.
Bạn cũng nên tôn trọng quyết định của trẻ, vì nếu bé cảm thấy quần áo, sách hay đồ chơi của chúng có thể bị mất hoặc phá huỷ, các bé sẽ cảm thấy e ngại về việc chia sẻ đồ của mình với người khác.
Thay vào đó bạn hãy hỏi ý kiến bé trước đồng thời đừng quên nhắc nhở anh chị em hoặc bạn của bé cũng phải giữ gìn đồ chơi cẩn thận.
Ngoài ra nếu bé có một buổi chơi chung với bạn của nó, bạn có thể hỏi bé trước là liệu con có món đồ nào không muốn chơi chung không.
Nếu có thì bé có thể cất nó đi và sẽ chỉ mang theo những đồ chơi mà các bạn có thể chơi cùng với nhau. Sẽ tốt hơn nếu bạn của bé cũng mang theo một vài món đồ nho nhỏ chơi cùng. Như vậy cục cưng nhà bạn sẽ cảm thấy vui hơn vì cũng được chia sẻ đồ chơi nữa.
Thường xuyên dùng từ “chia sẻ” khi trò chuyện với con mỗi khi bạn đang sẻ chia cho chúng, ví dụ như “mẹ chia sẻ kem cho con này”, và kể cả một cảm xúc hay ý tưởng nào đấy.
Điều quan trọng nhất của việc dạy bé biết chia sẻ là hãy để cho bé cảm nhận được niềm vui, ý nghĩa của việc cho đi và được nhận lại và như vậy bé sẽ lớn lên với một tấm lòng bao dung, rộng lượng.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.