Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trúc Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 10/11/2020

Ngôn ngữ ký hiệu của bé: 21 từ và ký hiệu nhận biết (phần 1)

Ngôn ngữ ký hiệu của bé: 21 từ và ký hiệu nhận biết (phần 1)
Những ngôn ngữ ký hiệu này sẽ giúp bé dễ dàng giao tiếp với bạn hơn

1. Ký hiệu: Hơn/Nữa

1_20

Gõ nhẹ các đầu ngón tay lại với nhau 2 lần

Bố mẹ có thể bắt đầu dùng ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp với bé sau khi bé tròn 4 tháng tuổi và mãi cho đến khi được 7-9 tháng tuổi bé mới biết ra hiệu để giao tiếp lại với bố mẹ vì lúc đó bé biết phối hợp tay chân tốt hơn.

2. Ký hiệu: Xong/Hết

2_21

Xoè rộng các ngón tay, lúc lắc bàn tay để cho thấy trong tay không có gì

Ký hiệu này sẽ hướng bé chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác, giúp mẹ giải thích cho bé hiểu rằng mọi thứ đã xong/hết/chấm dứt..

3. Ký hiệu: Ngủ

3_15

Đưa bàn tay lên mặt và vuốt xuống như thể nhắm mắt lại

Ra hiệu cho bé biết đã đến lúc phải đi ngủ là một phương pháp tốt để bắt đầu thói quen đi ngủ đúng giờ. Thậm chí nếu bé biết ra hiệu rằng: con đã mệt rồi, con muốn đi ngủ sẽ tốt hơn.

4. Ký hiệu: Thuốc

4_14

Dùng ngón tay giữa di tròn trong lòng bàn tay giống như đang nghiền thuốc

Nhờ có ký hiệu này mà khi bé đang mọc răng, bé có thể nói với bạn là bé muốn uống thuốc để giảm đau.

5. Ký hiệu : Ăn

5_10

Đưa tay lên miệng giả bộ như cho thức ăn vào miệng

Sử dụng ký hiệu này một cách nhất quán và thường xuyên mỗi khi bạn ăn. Khi bạn đang ăn, hãy vừa ra hiệu vừa nói từ “ăn”: Bố mẹ sắp ăn đây. Con có muốn ăn không? Chúng ta ăn thêm chút bột nữa nhé?

6. Ký hiệu : Sữa

6_6

Giả bộ như đang vắt sữa bò

Khi ra hiệu nên nhớ ngữ cảnh đóng vai trò rất quan trọng. Hãy ra hiệu từ “sữa” trong khi cho bé bú sữa chứ đừng dùng ký hiệu này khi bạn làm những việc khác.

7. Ký hiệu : Thay tã

7_6

Áp hai nắm tay lại với nhau và xoay tới xoay lui

“Thay tã” là một ký hiệu quan trọng vì bé có thể nhận ra ngay khi bạn sắp chuyển từ việc chơi sang việc thay tã – điều mà có thể bé sẽ không thích làm. Ký hiệu “thay tã” sẽ giúp bé hiểu chỉ tạm thời ngừng chơi một lát. Sau khi bạn làm xong thì hãy dùng ký hiệu “xong rồi” và nói: Chúng ta thay xong rồi! để bé hiểu được đã thay xong và bé có thể tiếp tục chơi. Nhiều bậc cha mẹ cho biết nhờ sử dụng hai ký hiệu “thay tã” và “xong rồi” mà cuộc “vật lộn” thay tã trở nên dễ dàng hơn.

8. Ký hiệu : Giúp đỡ

8_7

Một bàn tay đỡ lấy một nắm tay hoặc vỗ nhẹ hai tay lên ngực

Bạn có hay trợ giúp bé hay là bạn để bé tự lám một mình? Ký hiệu này sẽ giúp bé truyền đạt khi cần sự trợ giúp của bạn — hoặc khi bé muốn giúp bạn.

9. Ký hiệu : Tắm

9_4

Hai tay xoa xoa trước ngực, bắt chước hành động kỳ cọ khi đang tắm

Hãy dạy bé học những từ quen thuộc mà bé làm mỗi ngày ví dụ như từ “tắm”.

10. Ký hiệu : Chơi

10_4

Giơ ngón cái với ngón út tạo dáng chữ Y và lúc lắc tay

Đừng quá lo về việc dạy tất cả các ký hiệu cùng một lúc; nên bắt đầu với vài ký hiệu. Khi bạn nghĩ bé bạn có thể nắm bắt được một ký hiệu nào đó và cũng biết ra hiệu lại, bạn có thể tập cho bé thêm một vài ký hiệu mới.

MarryBABY

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x