Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Quá lệ thuộc vào nhau
Đặc điểm chung của gia đình Việt là sự lệ thuộc và nương tựa nhau về mặt tinh thần và đôi khi là cả vật chất. Trẻ từ lúc còn nhỏ cho đến lúc rời khỏi ghế nhà trường thường hay dựa dẫm vào cha mẹ chu cấp tài chính và ít nghĩ đến việc tự lập kiếm thêm tiền nếu có nhu cầu tiêu xài cá nhân. Thậm chí có những trường hợp phụ huynh vẫn tiếp tục đưa đón cho đến khi con tốt nghiệp Đại học. Vì thế, nhiều khi trẻ trở nên sợ sệt và thiếu quyết đoán lẫn tự lập. Sự bảo bọc vừa phải là điều cần thiết giúp con lớn lên khỏe mạnh, giàu tình cảm và độc lập.
Phân công lao động bất hợp lý
Người Việt thường có quy luật “bất thành văn” về những việc bếp núc, lau dọn nhà cửa,… là việc của phụ nữ. Sai lầm phổ biến của các bà mẹ Việt là mỗi khi con trai lăng xăng phụ giúp việc nội trợ thì thường bị gạt đi với lý do, “Con trai ai mà làm mấy chuyện này. Thôi, con cứ để mẹ và chị làm cho”. Lâu dần, nếp suy nghĩ này ăn sâu vào tâm trí của con trẻ (cả nam và nữ) để rồi khi lớn lên đàn ông luôn nghĩ đó không phải là việc của mình cũng như phụ nữ lại bắt đầu vòng luẩn quẩn lặp lại chính điều đó với con mình.
Quyền “phủ quyết” của cha mẹ
Cha mẹ thường hay áp đặt ý kiến của mình lên con trẻ và “bổn phận” của con là luôn phải vâng lời cha mẹ. Với sự nhận thức và tư duy lý luận ngày một phát triển, lắm lúc đứa trẻ nhận ra sự bất hợp lý trong một số quyết định của cha mẹ nhưng vì sợ uy quyền của họ mà không dám cự cãi. Lâu ngày, trẻ có thể sinh ra tâm lý không phục và chống đối ngấm ngầm. Điều này rất nguy hiểm khi đứa trẻ lớn lên và bắt đầu có sự độc lập nào đó về tài chính, chúng có thể sẽ không tôn trọng và có những hành động đi ngược lại đạo lý như hỗn xược, ngược đãi hoặc thậm chí là bạc đãi các bậc sinh thành.
Quá kỳ vọng vào con cái
Xuất phát từ quan niệm về những nghề “thời thượng” như kỹ sư, bác sỹ,… mà nhiều bậc phụ huynh đã “làm ngơ” trước sở trường và sở thích của con mình. Có rất nhiều người con đã tốn thời gian và tiền bạc để theo học nghề mong muốn của cha mẹ rồi sau đó mới theo đuổi niềm đam mê của mình.
Bảo bọc và bênh con quá mức
Rất thường thấy câu chuyện khi con trẻ bị ngã, mẹ và bà thường dỗ cháu nín bằng những câu như, “Đánh chừa cái nền nhà làm bé bị ngã” hay “Nín nào, bà dắt đi mua kẹo”. Những câu dỗ dành tưởng chừng vô thưởng vô phạt ấy lại vô tình gieo vào đầu đứa trẻ những suy nghĩ tiêu cực và lệch lạc. Chẳng hạn, sau này khi lớn lên và tham gia giao thông rồi bị va quẹt, đứa trẻ (lúc này đã có hình hài của một người trưởng thành) sẽ không nhận lỗi ngay mà có thể chúng sẽ đánh người gây va quẹt trước.
Để đủ nghị lực lẫn năng lực đương đầu với những thử thách khi lớn lên, ngay từ lúc còn bé, cha mẹ hãy cho con những hành trang thiết yếu để mang vào đời. Đó phải là tình yêu thương, kiến thức, nghị lực, sự độc lập, khả năng quyết đoán… và hãy luôn lắng nghe, tôn trọng ý kiến của bé.
Bảo My
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.