Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Sau khi sinh, chăm sóc trẻ sơ sinh không chỉ là vấn đề cho trẻ ăn, ngủ đúng giờ để tăng cân đúng “chuẩn” mà còn mẹ còn phải đối mặt với những cơn hờn khóc bất chợt của trẻ. Làm thế nào để dỗ trẻ nín khóc nhanh là vấn đề mà bất kỳ ông bố bà mẹ nào cũng quan tâm.
Khi em bé khóc và không được dỗ dành đúng cách cơn hờn dỗi có thể kéo dài hàng giờ liền. Không có gì ngạc nhiên khi mẹ lo lắng, nản lòng và rất, rất mệt mỏi. Chính sự kiệt sức sau những lần trẻ khóc là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh, xung đột gia đình…
Các chuyên gia cũng cho biết, hiện tượng trẻ khóc hơn 3 giờ mỗi ngày vẫn là một bí ẩn chưa tìm ra lời giải đáp chính xác. Bác sĩ nhi khoa Harvey Karp – một trong những bác sĩ nhi khoa nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ, giảng viên của Trường Y khoa USC – cho rằng cách hiệu quả nhất để làm dịu cảm xúc hoặc khiến trẻ nín khóc là bắt chước các chuyển động, âm thanh trong tử cung của người mẹ.
Trẻ sơ sinh đã có một thời gian dài ở trong dạ con, quen với không gian chật hẹp và những âm thanh trong tử cung. Karen Mira, một bà mẹ người Singapore dựa vào những kiến thức học được và kinh nghiệm chăm sóc con đã giới thiệu phương pháp 5 “s” (swaddling, stomach hay side position, shush, swing và suck) giúp bé ngừng khóc nhanh.
Các khái nhiệm cơ bản của 5 “s” được giải thích như sau:
1. Swaddling (Quấn tã)
Quấn tã đúng cách cho bé bằng cách sử dụng một tấm chăn hoặc vải mọc, quấn bé chặt trong khăn thời điểm mới sinh giúp bé ngủ ngon và ít quấy khóc hơn. Điều này được lý giải vì cách này tạo cảm giác giống như ở trong bụng mẹ, bé sẽ có xu hướng ngủ ngon hơn, sâu hơn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, với các bé dưới 8 tuần tuổi, quấn khăn có thể làm giảm 42% nguy cơ quấy khóc.
Điều quan trọng chính là quấn đúng kỹ thuật và chỉ thực hiện trong thời gian bé ngủ mới phát huy hết hiệu quả. Những bé được quấn khăn sai cách sẽ có nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp xương mãn tính và một số bệnh lý về hông khi lớn lên.
2. Stomach or side position – Tư thế nằm ngửa hoặc nằm nghiêng
Ngau sau khi quấn tã, mẹ nên đặt bé nằm ngửa hoặc nằm nghiên để bé cảm thấy thoải mái. Việc đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ không chỉ giảm nguy cơ bị hội chứng đột tử (SIDS) mà còn làm giảm nguy cơ tử vong vì các bệnh khác liên quan đến ngủ chẳng hạn như chết do nghẹt thở. Tuyệt đối không bao giờ để bé nằm sấp khi ngủ.
3. Shush – Giúp bé yên lặng
Sau khi thực hiện hai bước cơ bản trên bé vẫn khóc, mẹ nên tìm cách đánh lạc hướng. Mẹ có thể đưa bé di chuyển ra một không gian khác hoặc bật to một âm thanh nào đó sau đó giảm dần nếu bạn nhận thấy bé đã bình tĩnh.
4. Swing – Đung đưa
Ẵm bé trên tay và khẽ đung đưa nhẹ nhàng hay di chuyển với tốc độ chậm trong phòng sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ. Kết hợp cùng 3 “s”” ở trên giúp bé thư giãn và sớm đi vào giấc ngủ hơn.
5. Suck – Mút, bú
Sử dụng ti giả hoặc cho bé bú mẹ… sẽ giúp cải thiện tình hình. Khi bình tĩnh hơn, bé sẽ nín khóc và chìm vào giấc ngủ nhanh chóng.
Nếu bé cưng nhà bạn thường khóc hơn 3 giờ mỗi ngày và bạn chưa biết làm thế nào để dỗ trẻ nín khóc nhanh, thử áp dụng phương pháp 5 “s” này nhé, biết đâu bất ngờ!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.