Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thế Hòa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 24/11/2020

Phương pháp dạy toán lớp 3 giúp trẻ học tích cực và chủ động

Phương pháp dạy toán lớp 3 giúp trẻ học tích cực và chủ động
Bắt đầu lên lớp, 3 trẻ cần biết cách nắm bắt kiến thức toán học để phát triển năng lực tư duy một cách độc lập. MarryLiving xin chia sẻ cho phụ huynh một số phương pháp dạy toán lớp 3 để trẻ có thể học toán một cách tích cực, chủ động, sáng tạo.

Phương pháp dạy toán lớp 3 cho trẻ hiệu quả cần giúp con chủ động hiểu được các phép tính, hiểu được các phép tính không chỉ bằng con số, con chữ mà còn áp dụng được trong đời thực.

Phương pháp dạy toán lớp 3 đa dạng

Toán lớp 3 có nhiều nội dung mới đối với trẻ, có thể kể đến nhiều dạng bài toán như

  • Phép tính so sánh
  • Cộng trừ nhân chia số có bốn, năm chữ số
  • Đại lượng và đo đại lượng
  • Yếu tố hình học
  • Giải toán có lời văn…

Các kiến thức và kĩ năng cơ bản cũng như sự phát triển về trình độ tư duy và kĩ năng khác được tăng dần trong từng nội dung. Vì vậy, cần có phương pháp phù hợp nhằm giúp phụ huynh nắm bắt để có thể giúp trẻ có đạt kết quả trong học tập một cách tốt nhất.

Phương pháp dạy toán lớp 3
Phương pháp dạy toán phù hợp sẽ giúp cho trẻ nắm chắc kiến thức và thêm yêu thích môn học

Khuyến khích trẻ tự phát hiện và giải quyết vấn đề

Ở phương pháp này, phụ huynh có thể giúp trẻ tự phát hiện vấn đề của bài học. Cha mẹ giúp trẻ sử dụng kinh nghiệm của bản thân để tìm mối quan hệ của vấn đề đó với các kiến thức đã biết, đã từng gặp trong đời sống, từng được thầy cô dạy trên lớp,… Từ đó, trẻ tự tìm cách giải quyết vấn đề của bài học.

Ví dụ trong bài toán tìm một trong các phần bằng nhau của một số như sau: Chị có 12 cây kẹo, chị cho em 1 phần 3 số kẹo đó. Hỏi chị cho em mấy cây kẹo?

Qua bài toán trên phụ huynh có thể tóm tắt bài toán bằng sơ đồ, hình vẽ để trẻ tự phát hiện ra vấn đề bài toán cần giải quyết qua biểu tượng về một phần ba đã được học. Giải quyết bài toán bằng cách tìm 1 phần 3 của 12 cái kẹo một cách nhanh nhất.

Giúp trẻ tập khái quát cách giải quyết bài toán

Ở phương pháp này chính trẻ sẽ phải tự nhận ra kiến thức để tìm cách giải quyết bài toán và rút ra kiến thức cơ bản. Nên cho trẻ tự đọc đề bài và nhận ra dạng bài đã học có mối quan hệ nội dung cụ thể để biết cách làm bài tập ứng dụng trong sách giáo khoa toán lớp 3.

Nếu trẻ có sự tư duy chậm bạn cần gợi mở cách làm để trẻ nhớ lại kiến thức, không nên nói thay hay giải bài cụ thể. Ví dụ khi trẻ trả lời để tìm 1 phần 3 của 12 cây kẹo, ta chia 12 cây kẹo thành 3 phần bằng nhau lấy 12 chia 3 được 4 cây kẹo, mỗi phần bằng nhau chính là 1 phần 3.

Từ đó, bạn có thể dạy trẻ khái quát được cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số bằng cách ta lấy số đó chia cho 3 qua ví dụ. Và có thể tìm được 1 phần 2, 1 phần 4, 1 phần 5,… Cho con giải những bài tập khác tránh được việc trẻ “học vẹt” mà lĩnh hội được kiến thức chắc nhất.

Phương pháp dạy toán lớp 3 b

Liên hệ được kiến thức mới với các kiến thức cũ đã học

Cha mẹ cần chuẩn bị cho trẻ những dụng cụ học tập có liên quan tới môn học như thước kẻ, com-pa, bộ thước êke, bộ đồ dùng học toán lớp 3,… Đồ dùng học tập thú vị giúp trẻ dễ dàng làm quen với dạng kiến thức mới thành thạo thông qua đồ dùng học tập.

Tiếp thu kiến thức một cách trực quan, sinh động qua các hoạt động vui chơi bằng hình vẽ, hoặc dựa vào kỹ năng sống mà mỗi đứa trẻ rèn luyện được. Ví dụ ngoài việc tìm 1 phần 3 của 12 cây kẹo bằng cách lấy 12 cây kẹo chia làm 3 phần bằng nhau, trẻ còn có thể tự liên hệ kiến thức và còn biết tìm 1 phần 3 của bất kì số nào đã học chia hết cho 3.

Hai quá trình trên thiết lập cho trẻ biết được mối quan hệ giữa kiến thức mới và cũ có liên quan. Quá trình tiếp thu kiến thức mới như vậy sẽ góp phần phát triển tư duy cho trẻ, giúp trẻ rèn luyện khả năng diễn đạt bằng lời, bằng sơ đồ hoặc hình vẽ, bằng hệ thống kí hiệu,…

Tuyên dương khuyến khích trẻ

Khi trẻ tìm được nhiều cách giải tốt nhất để giải toán bạn cần có thái độ tích cực như tuyên dương thành tích của trẻ nhằm thúc đẩy tinh thần học tập giúp trẻ thêm yêu thích môn học. Ngoài việc khen ngợi bạn có thể khuyến khích trẻ bằng việc đưa trẻ đi chơi, mua bánh quà,…

Cha mẹ cần nghiên cứu để lựa chọn phương pháp học toán hiệu quả nhất cho con mình. Nhằm phát triển đúng mức năng lực của trẻ, hạn chế áp đặt hoặc đòi hỏi quá mức tiếp thu của trẻ.

N.Ngân

[remove_img id=31990]

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x