Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 24/11/2015

Sáng tạo trò chơi cho bé từ đèn pin và điện thoại

Sáng tạo trò chơi cho bé từ đèn pin và điện thoại
Cần chuẩn bị bao nhiêu thứ mới có thể "thiết kế" một trò chơi cho bé? MarryBaby chỉ cần 1 chiếc điện thoại và 1 chiếc đèn pin đã có thể tạo cho bé 2 trò chơi thú vị rồi mẹ nhé!

1/ Trò chơi cho bé: Gọi điện nào con yêu

Từ 3 đến 9 tháng, các kỹ năng giao tiếp bằng lời của bé sẽ tăng dần lên. Lúc này, bé sẽ liên tục cố gắng nói chuyện với mẹ bằng ngôn ngữ của riêng mình. Để khích lệ và tăng cường kỹ năng này ở bé, mẹ có thể bé chơi trò gọi điện thoại. Tất nhiên, giả bộ xíu thôi mẹ nhé!

Trò chơi cho bé với điện thoại
Ngay từ khi chưa thể nói chuyện, các bé đã bắt đầu hình thành và phát triển kỹ năng ngôn ngữ của mình

Chuẩn bị: 2 cái điện thoại đồ chơi hoặc điện thoại thật đã được tắt nguồn hoặc khóa máy. Nếu cho bé dùng đồ thật, mẹ nên cảnh giác những lúc con quăng đồ đi nhé!

– Cách chơi với bé:

Áp 1 cái điện thoại/ ống nghe vào tai bé, và dùng cái còn lại để giả vờ gọi cho bé. Trong quá trình gần như “độc thoại” của mình, mẹ nên điều chỉnh giọng nói, tiếng cười, cử chỉ của mình. Thậm chí, mẹ có thể diễn “hơi lố” để thu hút sự chú ý và làm bé thích thú hơn. Ngoài ra, mẹ cũng nên cho bé thời gian “suy nghĩ” sau mỗi câu hỏi hay yêu cầu. Có thể bé sẽ đáp lại bằng nụ cười ngây thơ hay giọng nói ê a theo xì-tai riêng của mình.

Bên cạnh khả năng ngôn ngữ, với trò chơi này, mẹ còn giúp bé làm quen với việc bắt nhịp cuộc trò chuyện. Chắc chắn các ông bố bà mẹ sẽ hết sức bất ngờ về khả năng thích ứng nhanh này của bé.

2/ Trò chơi cho bé: Vũ điệu đèn pin

Mẹ đã từng thấy bé ngẩn ngơ nhìn ngắm bóng nắng trên tường? Từ 4-11 tháng tuổi, các bé thường rất háo hức quan sát và khám phá thế giới xung quanh. Thậm chí, sự thích thú của bé sẽ vẫn được duy trì ngay cả khi nắng tắt hoặc khi “nắng” chỉ là ánh sáng từ một chiếc đèn pin.

Trò chơi cho bé phát triển thị giác
Không chỉ phát triển thị giác, trò chơi với đèn pin còn giúp bé làm quen với khái niệm nhân-quả

Chuẩn bị: đèn pin

Cách chơi với bé:

Để bé ngồi trên đùi, hoặc trên ghế bập bênh nếu có. Sau đó, mẹ có thể từ từ chiếu đèn pin lên tường, trần nhà rồi khuyến khích bé nhìn theo sự chuyển động của ánh sáng. Để tăng hiệu quả, mẹ có thể tắt hết đèn trong phòng rồi bật đèn chiếu. Ngoài ra, mẹ có thể mở một bài nhạc du dương cho bé. Ở tuổi này, các bé sẽ cảm thấy rất thư giản nếu được xem ánh sáng chuyển động trên nền nhạc êm dịu hoặc được nghe kể chuyện kết hợp với hiệu ứng ánh sáng đặc biệt này. Chắc hẳn, niềm vui của con sẽ được nhân lên rất nhiều lần, mẹ ơi.

Trò chơi này sẽ giúp bé tập làm quen với khái niệm nhân-quả và thị giá của bé phát triển.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x