Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Bích Trâm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 12/12/2013

Tâm lý trẻ nhỏ: Bí quyết vượt qua nỗi sợ hãi khi xa mẹ

Tâm lý trẻ nhỏ: Bí quyết vượt qua nỗi sợ hãi khi xa mẹ
Với một tâm hồn nhạy cảm và trí tưởng tượng phong phú, bé con của bạn dễ sợ hãi mọi thứ, nhất là khi không có mẹ bên cạnh. Tham khảo những bí quyết bên dưới giúp bé mạnh mẽ hơn để vượt qua sợ hãi khi xa mẹ.

Cho bé làm quen với sự vắng mặt của mẹ

Tâm lý trẻ nhỏ nhìn chung đều sợ phải xa người thân, đặc biệt là mẹ của bé. Bạn có thể giúp bé làm quen với sự vắng mặt của bạn qua những trò chơi nhỏ. Khi tâm trạng của bé thoải mái, đặt đồng hồ báo thức trong một phút, đưa đồng hồ cho bé giữ và ra khỏi phòng. Sau đó xuất hiện trở lại ngay sau khi chuông reo. Bạn có thể đổi vai: bạn là người ở lại còn bé ra khỏi phòng.

Khi bé tự tin hơn, từ từ kéo dài thời gian bạn phải ra ngoài. Bài tập này giúp bé hiểu trình tự: Bạn ra đi, thời gian trôi qua, và bạn trở lại. Bé sẽ cảm thấy thoải mái hơn nhiều khi biết trước những điều sắp xảy ra.

Nói lời tạm biệt

Nhiều bậc cha mẹ tìm cách lẻn ra ngoài khi bé lơ đãng vì sợ thấy bé khóc, điều này chỉ làm cho bé bám bạn nhiều hơn vì bé không biết bao giờ bạn sẽ lại lẻn đi như thế.

Thay vào đó, bạn nên cho bé một khoảng thời gian để dịu dần, sau đó nhanh chóng và vui vẻ chào bé với một lời nói yêu thương: “Mẹ sẽ nhớ con rất nhiều”. Cũng đừng quên báo cho bé thời gian bạn sẽ quay lại: “Mẹ phải đi bây giờ, nhưng mẹ sẽ về sau khi con ăn và ngủ trưa”.

Cho bé một vật thay thế bạn

Một trong các cách ổn định tâm lý trẻ nhỏ khá hiệu quả là đưa cho bé con búp bê, thú nhồi bông hay một vật gì đó dễ thương có thể xoa dịu bé khi bạn ra ngoài ban ngày và khi bé ngủ một mình ban đêm. Những điều xấu xa sẽ ít đáng sợ hơn một chút mỗi khi bé nắm chặt đồ vật này trong tay.

Giảm bớt nỗi sợ hãi khi đi ngủ

Nếu bé lo lắng về con quái vật đang trốn dưới gầm giường, bạn cần cam đoan rằng sẽ giữ những con vật hung dữ đó tránh xa con. Bạn cũng nên làm cho căn phòng của bé ấm cúng, thoải mái, tốt nhất là thắp sáng căn phòng để không có những con quái vật tưởng tượng ở các góc khuất. Bạn có thể dán một mẩu giấy vui trên cánh cửa tủ quần áo: “Không cho phép quái vật vào đây”. Đây là những cách đơn giản để ổn định tâm lý trẻ nhỏ.

Tâm lý trẻ nhỏ: Bí quyết vượt qua nỗi sợ hãi khi xa mẹ
Sợ bóng tối, sợ ác mộng hay quái vật là những điều bình thường trong tâm lý trẻ nhỏ nên ba mẹ không cần lo lắng mà nên nhẹ nhàng trấn an bé

Cố gắng không cho trẻ xem chương trình, phim ảnh hoặc sách đáng sợ vì chúng sẽ chỉ làm tâm lý trẻ nhỏ thiếu ổn định hơn trước khi đi ngủ. Cuối cùng, bạn cần thiết lập một lịch trình việc cần làm trước khi đi ngủ và tuân thủ nó, ví dụ như tắm, kể chuyện và nói chuyện âu yếm trước khi tắt đèn. Để giúp bé ngủ thoải mái, ba mẹ cần cố gắng giữ cho buổi tối thật yên tĩnh.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x