Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trúc Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 27/10/2020

Tâm sự của phụ huynh dạy bé học chữ trước lớp 1

Tâm sự của phụ huynh dạy bé học chữ trước lớp 1
Trong lớp có khá nhiều em mỗi chiều về ba mẹ đều chở đi học thêm hoặc tự dạy bé học chữ. Con gái tôi về nhà tâm sự: "Mẹ ơi sao không cho con đi học chữ, các bạn trong lớp con đã biết đọc biết viết cả rồi". Tôi phải giải thích cho bé nhiều lần là "Học mầm non thì chưa cần học chữ con ạ!"

Phụ huynh chia sẻ về việc dạy bé học chữ trước lớp 1

Dạy trẻ học trước khi vào lớp 1 là chín ép?

Một trong những điểm bất cập chính của việc trẻ đi học trước lớp một đó là vì trẻ trong độ tuổi mẫu giáo cần được tự do vui chơi và khám phá những kỹ năng xã hội, kỹ năng ngôn ngữ theo cách tự nhiên nhất. Lạm dụng việc dạy chữ cho con làm trẻ mệt mỏi, căng thẳng, mất nhiều thời gian và làm ảnh hưởng đến việc tập trung phát triển các yếu tố cần thiết khác. Nếu dạy chữ cho bé từ trước, khi vào lớp 1 trẻ sẽ mất hứng thú khi học lại cái cũ. Bên cạnh đó, trẻ không được uốn nắn và rèn luyện đúng ngay từ đầu sẽ khó rèn lại hơn.

Bé học trước cũng chỉ được mấy tháng đầu?

Đồng tình với quan điểm trên, một số phụ huynh có con học lớp một tâm sự: “Con tôi đang học lớp 1 tại một trường tương đối của quận Đống Đa, tôi không cho con đi học trước nhưng con tôi vẫn học tốt. Các con học cả ngày ở trường tôi chỉ cảm thấy cô rèn chữ rất kỹ nên con phải tập viết nhiều nên hơi vất vả. Một số bạn đi học trước thì cũng chỉ được mấy tháng đầu thôi, sang học kỳ hai lại về đúng sức của con” , NM.

Một phụ huynh khác chia sẻ kinh nghiệm để con học tốt dù không học chữ trước trong giai đoạn mẫu giáo: “Mình không cho con học trước chương trình. Trước khi học tầm 1 tháng mình cho con tô chữ để mềm tay, và dạy con về cách ngồi sao cho đúng. Mỗi tối tầm 30 phút. Khi cháu vào lớp 1, hai vợ chồng mình kèm con mất khoảng gần 2 tháng là cháu vào nếp. Và giờ thì cháu đọc thông viết thạo”, NTH.

Hầu hết các bậc phụ huynh đều không muốn ép con học và thấy xót xa khi trẻ mất đi thời gian vui chơi và cơ hội khám phá thế giới xung quanh đúng theo sự phát triển của lứa tuổi. Tuy nhiên, thực tế “nguyện vọng” này thường bị gạt đi bởi những lý do sau:

dạy bé học chữ
Dạy bé học chữ trước khi vào lớp 1 là học ép?

Cho con học trước vì sợ không theo kịp các bạn?

Đây cũng là một nguyên nhân chủ yếu khi dù “cấm” nhưng phụ huynh vẫn “cứ” cho con học thêm bằng cách này hay cách khác vì tâm lý muốn con học giỏi, sợ con thua kém bạn bè. Thậm chí những phụ huynh là giáo viên hoặc có người nhà là giáo viên tiểu học cũng được tư vấn tương tự:

“Trước khi con vào lớp 1, tôi đã được một người chị họ hiện đang là giáo viên tiểu học ở ĐN khuyên là nên cho con đi học trước nếu không sẽ không theo kịp bạn bè. Vì hầu như tất cả đã đi học trước khi vào lớp 1, cho nên lúc đó cô giáo cũng dạy theo kiểu là học sinh đã học rồi”, HT.

Cả hai vợ chồng tôi đều là giáo viên, tôi cũng không cho con học trước khi vào lớp 1. Hậu quả cô giáo lúc nào gặp cũng “rên”. Con tôi thực sự bị “sốc” vì bạn chê cười không biết chữ”, phụ huynh HL tâm sự.

Dạy bé học chữ vì không theo kịp chương trình hay sợ cô giáo phê bình?

Một lý do quan trọng hơn là nỗi sợ con không theo kịp chương trình học, nhiều phụ huynh cho rằng chương trình hiện tại còn nặng và chưa thật hợp lý với quy định không cho trẻ học trước trong giai đoạn mẫu giáo:

“Tôi có con đang học lớp 1 một trường có tiếng ở HN. Con tôi cũng không đi học trước nên không thể theo được, cô suốt ngày bắt phạt vì viết chậm và xấu làm cháu rất sợ học”, PVQ.

“Con tôi học lớp 1 tại một trường tiểu học ở quận Hoàn Kiếm. Học kỳ I vừa qua, tôi và con đã phải trải qua một thời kỳ vất vả vì không cho con đi học trước. Chương trình học thì nhanh mà cũng khá nặng, cô giáo thường xuyên phàn nàn về việc bé chưa biết chữ, chưa đọc được, viết chưa đẹp, chưa biết đánh vần… Tối nào bé đi học về hai mẹ con cũng như “đánh vật” với nhau. Cuối cùng thì con tôi cũng đã biết đọc, biết viết, nhưng tất nhiên là không thể nhanh bằng các bạn đã học hết rồi”, DTTA.

Cũng cùng luận điểm “quan xa không bằng phủ nha ở gần”, một phụ huynh khác chia sẻ: “Tôi cũng có con đang học lớp 1. Sĩ số lớp là 52 em mà chương trình thì khá nặng. Mới học kỳ I mà đã nghe cô giáo đọc rồi viết lại những âm, vần, từ, câu cho đúng. Sang học kỳ II thì đã làm toán có lời giải, viết cỡ chữ nhỏ, viết chính tả nghe đọc hoặc tập chép nguyên một đoạn thơ, đoạn văn. Con tôi học bán trú, buổi chiều đã tự làm bài tập vậy mà tối về nhà còn phải học thêm 1 giờ nữa mới xong. Rất may là tôi đã dạy cho con tôi học trước từ lớp lá nếu không chắc bây giờ mệt mỏi lắm đây”.

Tuy nhiên, cũng có một số phụ huynh phản đối quan điểm này, vì nét chữ của trẻ có thể hơi xấu, hay không được tròn trĩnh, không quá quan trọng so với khả năng tiếp thu của trẻ. Nếu cha mẹ không quá đặt nặng việc con mình viết chữ đẹp, học vẹt một cách máy móc, thay vì nhận diện chữ, biết đọc biết viết, và hiểu được ngữ nghĩa của từ thì không cần sốt sắng cho con đi “học bù” để tránh những lời phê bình “cháu học chậm, chữ viết còn xấu” của cô giáo.

Nhìn chung những mong mỏi của các bậc cha mẹ có con ở lứa tuổi cắp sách tới trường đó là quy định và thực tế cần đồng nhất với nhau. Đừng để trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, tội cho các bé và làm phụ huynh thêm hoang mang.

Tận dụng công nghệ thông minh, dạy bé học chữ!

Dạy bé học chữ
Mẹ có thể dễ dàng tìm thấy những chương trình dạy bé học chữ cái

1. Dùng các phần mềm ứng dụng

Điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử như máy tính bảng đang dần trở nên quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày. Sẽ không quá ngạc nhiên khi thấy một nhóc 3-4 tuổi cầm máy tính bảng chơi đùa. Thậm chí, đối với nhiều nhà, việc cho bé sử dụng điện thoại hay các thiết bị thông minh đã trở nên quá đỗi bình thường. Vậy sao mẹ không tận dụng những thiết bị này để dạy bé học chữ?

Có hàng ngàn ứng dụng có thể giúp mẹ dạy bé học chữ cái. Chỉ cần mất một chút thời gian, thậm chí bạn có thể tìm ra những phần mềm chuyên dụng dành để dạy trẻ về bảng chữ cái. Chọn những ứng dụng được đánh giá tốt, tải về và bạn đã có thể bắt đầu buổi học nhỏ của mình.

2. Chương trình trực tuyến

Nếu cảm thấy không hài lòng với những ứng dụng trên điện thoại, mẹ có thể “chuyển hướng” sang những chương trình trực tuyến dạy về bảng chữ cái. Chỉ với một từ khóa đơn giản “bảng chữ cái tiếng Việt” trên kênh Youtube, mẹ có thể tìm thấy rất nhiều video dạy bảng chữ cái, từ đơn giản đến phức tạp.

Xem video, trẻ không chỉ được học về hình dáng chữ mà còn được dạy về âm vị. Ngoài ra, những video này thông thường sẽ đi kèm những bài nhạc vui nhộn, giúp bé thêm hào hứng với việc học.

3. Sách điện tử

Sách điện tử là một trong những bước tiến mới, giúp ích rất nhiều cho việc học của bé. Không còn là những bài học khô khan bên những trang giấy, sách điện tử không chỉ giúp bé hào hứng trong việc học và bố mẹ cũng có thể dễ dàng tham gia.

Được người tiêu dùng đánh giá cao, sách điện tử giúp bé cưng chủ động hơn trong việc học. Đồng thời, những hình ảnh minh họa sinh động đầy màu sắc và âm thanh cũng giúp bé tiếp thu tốt hơn. Ngoài ra, sách điện tử nhỏ, gọn, phù hợp để mang đi khắp nơi.

Khả Văn

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x