Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trúc Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 12/09/2014

Tivi và trẻ nhỏ: Những điều cần lưu ý

Tivi và trẻ nhỏ: Những điều cần lưu ý
Ti-vi (TV) dường như là một cách hay để dỗ yên một đứa bé đang cáu gắt hay la khóc. Đó cũng là một phương tiện hữu ích với chính bạn vì nếu bé xem TV thì bạn sẽ có được giây phút hiếm hoi để nghỉ xả hơi. Tuy nhiên, xem TV quá nhiều có thể tác động tiêu cực đến trẻ nhỏ. Sau đây là một vài giải pháp giúp bạn kiểm soát được việc xem TV của con mình.

Thời điểm bắt đầu xem TV

Các chuyên gia về nhi khoa thường khuyến nghị không nên cho trẻ dưới 2 tuổi xem TV vì các lý do sau đây:

  • Trẻ sẽ học và tăng trưởng tốt nhất qua tương tác với một con người thật sự chứ không phải là những nhân vật có trên màn ảnh TV.
  • Không có tài liệu nào chứng tỏ TV hỗ trợ hoặc kích thích khả năng học hỏi sớm của bé.
  • Trẻ dưới 2 tuổi sẽ khó nắm bắt thông tin thị giác tốt từ những hình ảnh 2 chiều trên TV.
  • TV làm trẻ phân tâm, không còn thích thú đối các món đồ chơi, và các trò chơi khác giúp ích cho sự phát triển toàn diện của cơ thể.
  • Nếu TV được dùng vào mục đích để cho trẻ bầu bạn, tìm nguồn an ủi, xoa dịu, phân tâm hay dỗ ngủ…thì sau này TV sẽ trở thành một thói quen khó mà có thể bỏ được.
Trẻ xem Tivi nhiều: Lợi bất cập hại
Trẻ xem Tivi nhiều, ít vận động, không chỉ ảnh hưởng về sự phát triển thể chất mà cả trí tuệ

Tận dụng triệt để thời gian xem TV

Nếu bạn quyết định để con bạn xem TV thì bạn chú ý đến cách trẻ tương tác với TV.

Trẻ sẽ thích thú hơn nếu có bố mẹ cùng xem TV với trẻ, hơn thế nữa trẻ sẽ học hỏi được nhiều thứ hơn nếu có bố mẹ cùng xem. Cùng xem một chương trình TV với bé đồng nghĩa với việc bé vẫn thu được lợi ích từ câu trả lời của bạn cho những thắc mắc của bé và cả thế giới xung quanh bé.

Hãy chọn một số chương trình mà bé có vẻ ưa thích, và chỉ xem mỗi chương trình ấy mà thôi.

Khi chọn chương trình TV cho bé xem, nên tránh các nội dung sau đây:

Những chương trình không dành riêng cho khả năng nhận thức của trẻ

Hình ảnh/âm thanh rùng rợn hay ma quái: hình ảnh những con quái thú có thể làm trẻ khiếp sợ một khi trẻ có thể hiểu được những hình ảnh chiếu trên TV. Rồi trẻ sẽ bị ám ảnh bởi những hình ảnh khủng khiếp như thế trong một thời gian dài và không thể nhận thức được những hình ảnh ấy là không có thật

Quảng cáo: trẻ có thể nhận ra những logo và liên kết chúng với những màu sắc và âm thanh vui tươi. Nhưng trẻ không thể hiểu rằng quảng cáo chỉ dành cho mục đích thương mại, mặt khác một số quảng cáo thường có những ngôn ngữ hay hình ảnh không phù hợp với bé. Cho nên bạn nên hạn chế cho bé xem quảng cáo bằng cách chuyển kênh hoặc tắt TV đi một lúc.

Hạn chế thời gian xem TV

Tắt TV khi đã hết một chương trình

Trẻ đang chơi đồ chơi nhưng bố mẹ vẫn mở TV ‘cho có âm thanh’. Điều này sẽ làm giảm khả năng tập trung của trẻ vào những hoạt động vui chơi. Chơi là một hoạt động rất quan trọng vì đó là lúc trẻ em học cách xử lý đồ vật, tìm hiểu nguyên nhân và kết quả cũng như tương tác với bạn bè.

Đặt TV trong phòng ngủ? Hầu hết mọi chuyên gia đều cho rằng đó không phải là một ý tưởng hay. Tốt nhất nên để TV trong khu vực sinh hoạt chung của cả gia đình.

Dạy trẻ cách xem TV có chừng mực

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ mới biết đi, đã đủ lớn để biết quan sát cách bạn sử dụng Tivi.

Bạn có thể là tấm gương để bé nói theo khi xem TV một cách phù hợp:

Cố gắng hạn chế việc xem các chương trình TV mà bạn yêu thích trước mặt trẻ. Hãy để trẻ thấy bạn đang làm một hoạt động khác – thay vì xem TV – như là: nghe nhạc, đọc sách, đi dạo, làm vườn.

Bạn tắt TV sau khi xem xong một chương trình. Tránh việc bật TV khi không có nhu cầu xem.

Không nên xem TV khi đang ăn cơm. Hãy để bữa ăn là giây phút gia đình thực sự quây quần bên nhau và tận hưởng những món ăn do bạn nấu. Điều này giúp trẻ nhỏ học hỏi thêm kỹ năng giao tiếp (trò chuyện) và xã hội (cách ăn uống lịch sự)

Cần làm gì khi tắt TV

Chúng ta biết rõ một thực tế rằng đôi lúc TV là một sự chọn lựa dễ dàng nhất. TV có thể giúp bé giải trí trong khi bạn làm cơm, nói chuyện điện thoại, hay thậm chí là nghỉ giải lao ít phút.

Sau đây là một số ý tưởng giúp trẻ giải trí mà không cần bật TV:

CD nghe nhạc hoặc kể chuyện là chọn lựa tốt nhất đối với trẻ nhỏ mặc dù không có hình ảnh và âm thanh hấp dẫn như trên TV.

Gom những món đồ chơi hay đồ vật “là lạ”vào một chiếc hộp đặc biệt chỉ dùng tới trong trường hợp “bất khả kháng” (những lúc mà bạn vẫn thường bật TV lên để dụ bé ngồi yên). Không nhất thiết phải là những đồ chơi mắc tiền – mà chỉ là những đồ vật mà con bạn chưa thấy hoặc ít thấy trong nhà ví dụ như một cái thìa gỗ và tô nhựa…

Dành riêng một ngăn kéo đầy những đồ vật an toàn mà bé có thể tha hồ lục lọi, phá phách, chẳng hạn như vật dụng bằng nhựa, chai nước…, khi bạn cần thời gian để nghỉ ngơi lấy lại sức.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x