Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Thích hợp độ tuổi: Từ 4 tháng tuổi
Kỹ năng phát triển: Trò chơi cho bé từ độ tuổi này sẽ giúp trẻ hiểu biết về đối tượng cố định, giúp bé hiểu rằng các đối tượng mà bé không nhìn thấy được vẫn có thể ở ngay cạnh và bé sẽ tìm thấy.
Cách chơi:
Giấu mặt đằng sau các ngón tay của mẹ, nói “ú”; rồi mở tay ra, lộ khuôn mặt mẹ, nói: “oà”.
Khi bạn cho bé chơi trò này cùng bạn từ rất sớm, tự khắc trong bé sẽ định hình được một “khái niệm” (theo kiểu riêng của bé) về sự vắng mặt tạm thời của mẹ. Mẹ không “biến mất”, mẹ chỉ đang chơi trò chơi. Và chỉ vài giây là mẹ lại hiện ra. Bạn có thể tăng dần khoảng thời gian “ú òa” lên trong vòng 10 giây hoặc hơn.
Một số gợi ý khi chơi ú òa giúp tăng thêm phần thú vị và thích hợp với từng độ tuổi:
– Thay vì che mắt mẹ, hãy lấy tay bé che mắt bé khi chơi trò này.
– Khi bé đã quen với trò chơi, mẹ và bé cùng che mặt và mở ra cùng một lúc, chắc chắn bé sẽ rất thích thú. Thời gian bé “ú” mặt trong lòng bàn tay lâu lên dần rồi mới “òa” ra với mẹ giúp bé thích nghi và học được dần cách “xa mẹ tạm thời”.
– Dùng một cái khăn hoặc tấm vài mỏng che lên mặt mẹ khi chơi để bé kéo khăn được dễ dàng.
– Ngoài khuôn mặt mẹ, bé có thể chơi ú òa cùng một con thú nhồi bông ngộ nghĩnh hay đồ chơi mà bé yêu thích. Bạn có thể trùm một cái khăn lên đồ chơi, rồi nhìn bé nói “ú”; tiếp đến, bạn rút khăn ra rồi reo lên “òa”.
– Trốn sau cánh cửa hay ghế ngồi rồi nhảy chồm ra thật bất ngờ.
– Hoặc mẹ có thể dán hay vẽ những mặt người với những cung bậc cảm xúc khác nhau: vui, buồn, nhạc nhiên,… trên một tấm bìa cứng, sau đó che hình vẽ bằng tấm vải mỏng (cố định phần trên của tấm vải bằng keo, phần dưới để hở sao cho bé có thể tự mở ra được). Mẹ hãy khuyến khích bé mở tấm vải ra. Trước khi bé chuẩn bị mở, bạn hãy kể cho bé nghe 1 câu chuyện liên quan đến cảm xúc mà khuôn mặt bé chuẩn bị xem sau tấm vải. Đó có thể là: “ Hôm nay bé gặp cô, ông chào bé và bé đã mỉm cười với cô nên cô rất vui!”. Lúc bé mở tấm vải và hình vẽ hiện ra, mẹ nhớ reo to lên “oà” để tạo cho bé sự thích thú nhé!
>> Chủ đề có liên quan từ cộng đồng:
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.