Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Ở độ tuổi này trẻ thường sử dụng ngôn ngữ cơ thể và tư duy để suy tính một kế hoạch nhằm đạt đến mục tiêu của mình. Chẳng hạn như, bé lật ngược một tách nước để xem nước đó chảy đi đâu – đó cũng là cách những em bé mới tập đi đang giải quyết vấn đề.
Trẻ cũng biết giải quyết vấn đề bằng cách vận dụng kinh nghiệm đã qua để giúp hiểu thêm những tình huống mới. Chẳng hạn như, con bạn có thể bắt đầu ném mọi thứ vào thùng rác – có cái đúng là rác và có cái không phải rác. Đó là do trẻ nhớ lại: Khi mình bỏ hủ sữa chua sau khi ăn hết xong vào thùng rác thì mẹ đã tỏ vẻ vui sướng ra sao. Chỉ là trẻ chưa học được cái nào nên hoặc không nên quẳng đi mà thôi!
Trẻ cũng học cách giải quyết vấn đề bằng cách bắt chước theo hành động của bố mẹ và những người thân trong gia đình. Vì thế khi trẻ thấy người lớn biết giữ bình tĩnh và không hề bỏ cuộc khi đối mặt với một thử thách nào đó, trẻ sẽ học theo.
Bạn có thể làm gì
Hỗ trợ để trẻ đạt được mục tiêu. Quan sát con bạn khi chồng những khối lắp ráp lên cao mà cứ bị đổ xuống hoài, bé có thể mất bình tĩnh, bực bội hoặc ném hết đồ chơi của mình ra xa. Hãy nhẹ nhàng chỉ bé cách lắp ráp sao cho không đổ (giữ sao cân bằng, thay vì chồng tiếp lên trên thì hãy gắn thêm từ dưới đáy). Điều quan trọng là giúp bé tập thói quen không đầu hàng khi đương đầu với thử thách.
Làm việc nhà với nhau. Cho bé một cây chổi nhỏ để giúp trẻ biết giải quyết vấn đề như làm thế nào để quét chổi cho sạch bụi dưới sàn nhà.
Dạy cho trẻ cách biết xin giúp đỡ. Khi thấy con bạn có vẻ nản chí khi làm một việc gì đó mà không xong, bạn có thể nói: Con có muốn mẹ giúp con không? hoặc Để bố phụ con nhé?
Hãy làm gương. Bạn cần chú ý những hành động của mình khi giải quyết một vấn đề nào đó. Bé có thể đang nhìn và học theo bạn. Nếu đứng trước một khó khăn, bạn bình tĩnh xử trí mọi thứ thì bé sẽ bắt chước được những thái độ tích cực đó khi sau này lâm vào những khó khăn của riêng mình.
Bạn có biết?
Trẻ 18 tháng tuổi bắt đầu biết cảm nhận và đồng cảm với những cảm giác của người khác.
Điều đó có ý nghĩa gì đối với bạn :
Khi được 18 tháng tuổi, trẻ bắt đầu phát triển ý thức tự nhận thức. Đầu tiên là trẻ nhận thức được bản thân mình – đó là những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ, điều mình yêu thích hoặc ghét. Sau đó, trẻ nhận thức được những điều tương tự từ người khác. Điều này giúp trẻ học cách đồng cảm. Trẻ có thể tưởng tượng cách người khác cảm giác ra sao. Để giúp trẻ biết đồng cảm, bạn nên:
Nói về những cảm xúc của người khác. Bạn Titi đang buồn vì con đã lấy búp bê của bạn ấy. Hay là mình trả lại búp bê cho Titi, rồi sau đó mình chọn món đồ chơi khác, con nhé?
Gợi ý cho trẻ cách tỏ ra đồng cảm. Bạn Titi té đau kìa. Mình hãy xoa xoa cho bạn hết đau nhe!
Đồng cảm với con bạn. Con đang sợ chú chó đó phải không? Chú dễ thương lắm nhưng lại đang sủa ầm ĩ. Sợ quá đi thôi. Mẹ sẽ bế con đợi cho chú chó đi qua nhé!
15-18 tháng tuổi là giai đoạn quan trọng hình thành những tính cách đầu đời của bé. Vì thế rèn luyện cho bé những thói quen tốt, những lối suy nghĩ tích cực, tư duy độc lập, biết cảm thông, chia sẻ là bạn đã giáo dục bé có được những kỹ năng sống làm hành trang bước vào đời.
MarryBABY
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.