Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Trước khi cha mẹ thực sự nhận ra mọi chuyện; cha mẹ có thể thấy một vài dấu hiệu khả nghi như bé níu lấy tay thật chật không muốn buông bỏ mỗi buổi sáng, chiều về khóc lóc và đòi mẹ ôm. Vậy có cách cho trẻ đi học không khóc không?
Trong bài viết, cha mẹ sẽ hiểu tâm lý của trẻ khi con đến trường; đồng thời, biết cách giúp trẻ đi học không khóc.
Rất ít trẻ khi mới bắt đầu tách biệt gia đình, một mình làm quen với môi trường mới mà không thấy lo lắng. Điều này có thể bao gồm từ mong muốn ở bên mẹ thêm một chút trước khi cô giáo đóng cổng trường với một tràng khóc lóc, nước mắt lã chã. Đó là những phản ứng rất bình thường.Cha mẹ cần chuẩn bị tư tưởng ngay từ đầu.
Nước mắt khi “chia tay” trước cổng trường không phải là dấu hiệu của sự bất an về tình cảm và thường chỉ là tạm thời; đặc biệt là lần đầu bé xa cha mẹ. Tuy nhiên, có thể cha mẹ sẽ thấy rằng trong vòng 1 hoặc 2 giờ; ngay cả trong ngày đầu tiên; các hoạt động của tại trường mầm non sẽ thu hút bé và trẻ thích thú rời xa mẹ để tham gia các trò chơi mới đầy hấp dẫn.
Thông thường, trẻ khóc nhiều khi tới trường lớp có thể do con có trải nghiệm không tốt với cô giáo và bạn bè cùng lứa tuổi. Với cô giáo, bé có thể bị ép ăn, bị ép làm những hoạt động con thấy khó chịu, hoặc thậm chí bị đánh mắng khiến con sợ cô. Với bạn cùng lứa tuổi, trẻ có thể không chơi cùng được với ai, không giao tiếp được.
Với trường hợp này, cách cho trẻ đi học không khóc đó là lắng nghe con. Để xác định vấn đề con đang gặp phải với cô và bạn bè đồng lứa là gì. Rồi từ đó, cha mẹ cùng làm việc với con, cô giáo để giải quyết vấn đề gây ra nỗi sợ, sự lo lắng cho con.
Bất kỳ sự thay đổi nào cũng có thể gây căng thẳng cho trẻ, dù là thay đổi tích cực hay tiêu cực. Theo đó, khi đã có một thời gian nghỉ hè đủ dài, được ở nhà cùng cha mẹ và thời gian sinh hoạt thoải mái, trẻ quay lại trường có thể thấy khó chịu với thời gian cố định và lịch trình nhất quán.
Theo đó, cách cho trẻ đi học không khóc đó là cho bé thời gian làm quen với lịch sinh hoạt mới từ trường. Và tốt hơn nữa là chuẩn bị trước cho con, giai đoạn nghỉ hè cha mẹ cố gắng duy trì nếp sinh hoạt, ít nhất là giờ thức dậy và giờ đi ngủ để bé có thể thích nghi dễ dàng hơn khi quay trở lại trường.
Đi học chính là cùng sinh hoạt trong một tập thể lớn. Đây chính là lý do khiến bé và các bạn dễ xảy ra xích mích với nhau. Vì còn nhỏ nên trẻ sẽ không tìm được cách giải quyết mâu thuẫn do đó trẻ sẽ dễ có xu hướng bạo lực.
Bạo lực học đường sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ trong hành trình khôn lớn. Do đó, cha mẹ cần kết hợp với trường học để theo dõi sát sao cũng như đưa ra các giải pháp kịp thời khi trẻ bị bạo lực hoặc bạo lực các bạn ở trường. Đây là cách cho trẻ đi học không khóc hiệu quả nhất.
Sau đây là một số cách cho trẻ đi học không khóc để ngăn chặn những “phản ứng tâm lý” trước khi nó trở thành vấn đề nghiêm trọng.
Việc tham gia trước những hoạt động ở trường mẫu giáo sẽ khiến con quen với việc tương tác với người khác và trở nên dạn dĩ hơn.
Thỉnh thoảng cha mẹ có thể gửi bé ở nhà ông bà hoặc thuê người giúp việc; và lánh đi đâu đó một khoảng thời gian trong ngày để bé quen với việc bị tách khỏi mẹ. Đây là bước đầu tiên cần thiết trong cách cho trẻ đi học không khóc.
Chắc chắn bé cần cha mẹ vỗ về và trấn an rằng mọi chuyện sẽ ổn; cô giáo sẽ yêu mến bé và bé sẽ được an toàn trong lớp. Bé cưng cũng sẽ tìm thấy nhiều niềm vui bên thầy cô và bạn bè mới.
Cách cho trẻ đi học không khóc đó là vào những ngày đầu tiên; mẹ hãy giữ tay bé, dẫn bé vào lớp và tiếp tục nói với trẻ rằng cha mẹ hài lòng vì con đang làm rất tốt.
>> Trẻ đi học khóc phải làm sao? 10 trò chơi đóng vai theo chủ đề thú vị cho trẻ
Mẹ có thể đưa bé đến trường chơi, dạo quanh khuôn viên trước khi bắt đầu đi học chính thức. Đây cũng là cách rất nhiều trường mầm non áp dụng. Cách cho trẻ đi học không khóc khác đó là dành ra một tuần cho bé làm quen với cô; với trường sau đó đi học nửa buổi, sau đó là cả ngày.
Trên đường chở con đi đến trường mầm non; mẹ hãy chia sẻ về những hoạt động thú vị (“Con sẽ được chơi xích đu nè!”); và những người bạn đồng trang lứa của con. Đây là cách cho trẻ đi học không khóc và tạo tinh thần hứng khởi nơi con.
Làm sao để con trẻ thích đi học mẫu giáo?
>> Cha mẹ có thể xem thêm: Giáo dục giới tính là gì? Tầm quan trọng và cách dạy con
Rõ ràng bé sẽ trở về nhà sau 8 tiếng nhưng trẻ chưa đủ lớn để nhận biết các cụm từ như “trong 3 giờ” hoặc lúc “4h chiều”. Chỉ cần cha mẹ nói “mẹ đón con về khi mẹ đi làm về nhé; không lâu đâu, con đi học ngoan nhé”. Cách cho trẻ đi học không khóc này sẽ giúp bé bình tĩnh.
Mẹ thắc mắc: “Làm thế nào để con thích đi học mẫu giáo?”. Nếu trường mầm non và mẫu giáo cho phép, hãy để trẻ mang theo một món đồ khiến con cảm thấy yêu thích và an toàn. Ví dụ như thú nhồi bông hoặc chăn. Đây là cách cho trẻ đi học không khóc, bớt lo âu khi rời xa mẹ.
Ngay cả khi trường không cho mang đồ chơi ở nhà, hãy đưa cho trẻ một vật gì đó của cha mẹ; như ảnh hoặc khăn quàng cổ; để trẻ có thể giữ trong cặp của mình hoặc chỉ cần một nụ hôn son môi trên tay khi tạm biệt con tại trường.
Khi đến trường, tìm giáo viên của bé, tặng con một nụ hôn, ôm và tạm biệt nhanh chóng; sau đó giao cho cô. Rời khỏi trường mẫu giáo ngay mà không cần ngó nghiêng. Với cách cho trẻ đi học không khóc này; mọi việc diễn ra càng ngắn gọn càng tốt.
Làm thế nào để con thích đi học mẫu giáo? Hãy nói với trẻ rằng cha mẹ đã vui như thế nào khi thấy bé ngoan không khóc khi chơi cùng cô giáo và các bạn trong vài giờ mà không có mẹ ở bên. Nhắc trẻ về tất cả những niềm vui mà bé có; và khuyến khích trẻ kể cho cha mẹ tất cả về các hoạt động mà cô ấy đã tham gia trong khi ở trường.
>> Trẻ đi học khóc phải làm sao? Tổng hợp truyện ngắn thiếu nhi hay và ý nghĩa mẹ nên mua về cho bé
Khi bé đi học mầm non những tháng đầu cha mẹ cần hết sức kiên nhẫn để đồng hành. Không có đứa trẻ nào ngoan ngoãn khi bỗng nhiên phải rời xa gia đình, làm quen với người lạ. Nhưng trẻ con học rất nhanh, đừng quên điều đó nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. School refusal: children and teenagers
https://raisingchildren.net.au/school-age/school-learning/school-refusal/school-refusal
Ngày truy cập: 11.08.2023
2. Helping Preschoolers Cope with Separation Anxiety
https://www.pbs.org/parents/thrive/helping-preschoolers-cope-with-separation-anxiety#:~:text=
Ngày truy cập: 11.08.2023
3. How to Ease Your Child’s Separation Anxiety
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/toddler/Pages/Soothing-Your-Childs-Separation-Anxiety.aspx
Ngày truy cập: 11.08.2023
4. 6 Ways to Help Ease Your Child’s Preschool Separation Anxiety
https://pathways.org/6-ways-to-help-ease-your-childs-preschool-separation-anxiety/
Ngày truy cập: 11.08.2023
5. Separation anxiety in babies and children
https://raisingchildren.net.au/babies/behaviour/common-concerns/separation-anxiety
Ngày truy cập: 11.08.2023