Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Quỳnh Nhi
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 22/12/2015

"Nhập môn" giáo dục sớm dành cho mẹ

"Nhập môn" giáo dục sớm dành cho mẹ
Giáo dục sớm là một nhánh của các lý thuyết giáo dục liên quan đến việc dạy trẻ từ 0 đến 8 tuổi. Có rất nhiều phương pháp được đưa ra nhằm giúp trẻ nhỏ đạt được tốc độ học hỏi lớn nhất trong giai đoạn này

Giáo dục sớm là gì?

Giáo dục sớm (Early Childhood Education – viết tắt là ECE) được triển khai dưới rất nhiều hình thức khác nhau: nhà trẻ, mầm non, nhóm trẻ, trường tiểu học… Những phương pháp giáo dục cho lứa tuổi này còn có thể được triển khai tại nhà. Trong giai đoạn khởi đầu (0 – 2 tuổi), giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình hình thành và phát triển của bộ não, bố mẹ chính là những người thầy đầu tiên khai phá thế giới trí tuệ của bé.

Theo các chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực này, việc thực hành phương pháp ECE sẽ giúp trẻ thông minh, khiến trẻ ham thích khám phá, có khả năng cảm thụ và tiếp nhận cuộc sống từ khi còn nhỏ, làm nền tảng vững chắc cho việc học tập về sau. Khi có được những kỹ năng này, trẻ luôn vui tươi, ham học hỏi và phát triển nổi trội cả về thể chất lẫn tinh thần so với bạn cùng lứa.

ầm quan trọng của giáo dục sớm- 3

Vì sao các phương pháp giáo dục sớm được xem trọng?

Thực chất, tất cả mọi trải nghiệm của bé trong những năm đầu đời đều mang tính giáo dục. Nó giúp bé hình thành thế giới quan, lối tư duy, suy nghĩ, cảm nhận trong tâm hồn và định hình tính cách của trẻ. Vì vậy, việc quan tâm và chăm sóc trẻ bằng cách tạo ra những trải nghiệm tích cực trong giai đoạn này là vô cùng quan trọng.

Thực ra, việc giáo dục con trong giai đoạn đầu đời là hành vi tự nhiên và tất yếu của mọi cha mẹ, mọi gia đình tác động vào đứa trẻ dù vô tình hay hữu ý. Vấn đề ở chỗ đó là quá trình tác động tích cực hay tiêu cực. Theo các nghiên cứu về giáo dục sớm, sự quan tâm và chăm sóc về trải nghiệm của bé được tiến hành bền bỉ sẽ có tác động tích cực đến bé và gia đình. Ngược lại, những bé không may mắn lớn lên trong môi trường giáo dục nghèo nàn, dù là trong gia đình hay ngoài xã hội sẽ có xu hướng không sẵn sàng cho các yêu cầu học tập sau đó và sự phát triển cảm xúc xã hội cũng bị trật nhịp.

Tầm quan trọng của giáo dục sớm -2

Trọng điểm “huấn luyện” của phụ huynh

Cha mẹ cần chia ra những nhóm kỹ năng để giáo dục sớm cho trẻ

Nhóm kỹ năng phát triển trí não

Khác với nhiều nhầm tưởng của cha mẹ, cho rằng các thiết bị điện tử thông minh là “ông thầy” siêu phàm của trẻ nhỏ. Thực chất nó còn tác hại lên não bộ trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Các cha mẹ cần biết đôi bàn tay nối với não rất mật thiết. Tay trái liên quan đến não phải và ngược lại. Vì vậy, ở giai đoạn từ 0 đến 2 tuổi, những bài tập vận động đầu để phát triển não chính là vận động đôi bàn tay. Các món đồ chơi nhỏ để trẻ cầm nắm, chuyền, ném…là cần thiết.

tầm quan trọng của giáo dục sớm -

Nhóm phát triển cơ quan vận động

Ngay từ khi mới sinh ra trẻ đã có xu hướng thích vận động. Có thể thấy rõ qua nỗ lực cầm nắm đồ chơi, trẻ cố gắng từ lật đến ngồi, từ bò đến đứng và đi, khi đi được rồi là bắt đầu…chạy. Đó là bản năng, chỉ cần cha mẹ đảm bảo an toàn còn ngoài ra không nên hạn chế trẻ chạy giỡn.

Đây cũng là giai đoạn tập trung phát triển các giác quan khác như khứu giác, thị giác, xúc giác….của trẻ.

Nhóm kỹ năng sống

GD sớm -h5

Ở cấp độ vỡ lòng đối với trẻ từ 0-6 tuổi, kỹ năng sống là tự chăm sóc mình. Ví dụ như 6 tháng học cầm bánh ăn, 12 tháng học cầm muỗng xúc gọn gàng, 18 tháng học xếp gọn đồ chơi, tự lấy đồ chơi, tự đi giày dép, 2 tuổi biết tự rửa mặt, thay đồ và đi vệ sinh…Phụ huynh có thể dạy cho con thông qua các câu chuyện kể và khuyến khích trẻ làm theo.

Nhóm đạo đức, tình cảm

Các kỹ năng trong nhóm này vô cùng quan trọng. Dạy trẻ chào, thể hiện tình cảm yêu thương, thích hay không thích, ưng ý hay không, biết cảm ơn, xin lỗi… là điều phải làm. Đặc biệt cha mẹ phải làm gương cho trẻ.

Dù tư duy của trẻ còn non nớt nhưng khả năng cảm nhận, ghi nhớ trong giai đoạn này có thể còn giỏi hơn người lớn nên cha mẹ không thể xem thường những tác động từ hành vi của mình lên trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy tính cách nóng nảy, hung hãn hình thành khá sớm ở một đứa trẻ nêu nó thường xuyên chứng kiến thái độ đó ở người xung quanh. Cũng tương tự với tính cách ôn hòa, cẩn trọng.

Không khó để tìm kiếm những tài liệu giúp thực hành giáo dục sớm, đặc biệt là khi bố mẹ chọn lựa phương pháp theo từng bậc thầy trong lĩnh vực này. Một số từ khóa quan trọng có thể kể đến là Glenn Doman, Marie Montessori, Jean Piaget, Rudolf Steiner (phương pháp tiếp cận Waldorf), Reggio Emilia, Magaret McMilan, David P.Weikart (phương pháp tiếp cận HighScope)… Mỗi hướng tiếp cận đều có ưu và khuyết điểm khác nhau, do đó, bố mẹ cần cân nhắc khi chọn lựa hướng tiếp cận thích hợp nhất với con của mình.

>> Chủ đề liên quan từ cộng đồng:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x