Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Xuân An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 12/09/2014

Cách sơ cấp cứu những tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ

Cách sơ cấp cứu những tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ
Môi trường xung quanh luôn ẩn chứa nhiều hiểm họa với các bé dù ở bất cứ độ tuổi nào. Nắm rõ một số cách sơ cứu khi con trẻ gặp phải tai nạn là kiến thức cần thiết đối với tất cả các bậc cha mẹ. Dưới đây là những cách sơ cứu các tai nạn phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ.

1. Sơ cấp cứu khi bé nghẹn, hóc vật lạ:

Nuốt phải những vật lạ là tai nạn thường gặp ở các bé dưới 2 tuổi, do các bé còn quá nhỏ và vẫn còn thói quen bỏ vào miệng bất cứ thứ gì. Ngoài ra, ở độ tuổi này các bé cũng dễ bị sặc đồ ăn, thức uống trong khi đang khóc. Thông thường, cha mẹ lấy tay vuốt lưng hay ngực bé để dị vật trong cổ họng “xuôi xuống”, nhưng thực tế động tác này không có tác dụng giúp thức ăn hay dị vật đi xuống.

Cách sơ cấp cứu tốt nhất cho bé lúc này là cha mẹ nên đặt bé nằm sấp trên đùi bạn, đầu chúi về phía trước, thấp hơn phần thân, dùng tay chụm lại và vỗ nhẹ vào lưng bé. Với những bé lớn trên 3 tuổi, bạn có thể yêu cầu bé đứng chúi đầu xuống đất, phần đầu thấp hơn ngực, rồi lấy tay vỗ vào giữa hai xương bả vai của con khoảng 5-7 cái với động tác dứt khoát.

Cách sơ cấp cứu thứ hai với tai nạn hóc dị vật này là: Đặt bé nằm ngửa, đầu hơi ngửa ra đằng sau, lưng dựa vào người bạn, dùng hai ngón tay ấn vào khoảng giữa rốn và phần cuối xương sườn khi ấn phải chú ý ấn vào bên trong và hơi đưa lên trên, động tác phải dứt khoát, nhanh và mạnh. Với những bé lớn có thể nắm lại thành quả đấm (ngón cái nằm trong) rồi cũng ấn mạnh vào khoảng giữa rốn và phần cuối xương sườn của bé, hướng lên trên.

Nếu với 2 cách làm trên vẫn không giúp bé đẩy vật là ra ngoài, tốt nhất cha mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất.

sơ cấp cứu
Sơ cấp cứu đúng cách, việc chữa lành vết thương sẽ dễ dàng hơn

2. Sơ cấp cứu khi bé bị bỏng:

Với bản tính hiếu động, tò mò, thích khám phá mọi thứ xung quanh, nên bị bỏng là tai nạn các bé rất dễ gặp phải.

Nếu con bạn bị bỏng do nước sôi, nước canh nóng hay chạm phải bô xe máy, trước tiên cần làm mát vết bỏng trong nước lạnh. Nhẹ nhàng ngâm chỗ vết thương của bé trong chậu nước sạch, hoặc mở vòi nước để xả nhẹ lên vết bỏng. Ngâm vết thương trong nước lạnh ít nhất 10 phút, điều này sẽ giúp bé giảm đau và sưng phồng.

Nếu bị bỏng do hóa chất thì khi xối nước cần cẩn thận để tránh dây ra các vị trí khác không bị bỏng.

Sau khi ngâm vết bỏng trong nước lạnh, hãy băng vết thương lại cho bé bằng miếng vải sạch không nhiều sợi lông. Tuy nhiên, nếu vết bỏng nặng hoặc to hơn bàn tay thì phải đưa trẻ đến bệnh viện.

3. Sơ cấp cứu khi bé bị điện giật:

Với tai nạn này, cha mẹ cần hết sức bình tĩnh để xử trí, nếu bạn luống cuống có thể sẽ khiến cả bé và chính bản thân mình gặp nguy hiểm.

Không được chạm trực tiếp vào người bé nếu bé vẫn còn trong nguồn điện. Trước tiên, hãy cắt ngay nguồn điện nếu có thể. Nếu không hãy tìm cách lấy nguồn điện ra khỏi người bé. Để làm điều này, bạn phải đứng trên vật liệu cách điện khô, như quyển danh bạ điện thoại, và dùng thứ gì đó bằng vật liệu không dẫn điện như: nhựa, gỗ, vải khô để tách bé và nguồn điện.

Kiểm tra hơi thở của bé, để bé nằm nghiêng qua một bên, co một đầu gối lên, hạ đầu bé xuống để bé không nuốt phải nước dãi chảy ra. Đỡ cổ bằng một cái gối. Với trẻ sơ sinh, bế trong tay, đỡ đầu và hướng mặt xuống để tránh bị nghẹn. Tư thế này giúp bé thở dễ dàng hơn và không bị nghẹn. Sau khi sơ cấp cứu, nhanh chóng đưa bé đến ngay cơ sở y tế.

4. Sơ cấp cứu khi bé chảy máu cam:

Khi con bạn đột nhiên bị chảy máu cam, đầu tiên hãy cho bé ngồi xuống và hơi ngửa đầu về phía sau để ngăn máu không tiếp tục chảy xuống mũi. Lấy tay bịt mũi của bé lại trong 10 phút, yêu cầu bé không thở bằng mũi mà thờ bằng miệng. Nếu máu vẫn không ngừng chảy bạn để bé tiếp tục động tác bịt mũi, thờ bằng miệng như vừa rồi thêm 2 lần nữa.

Khi thấy máu ngừng chảy, lấy khăn hoặc giấy ướt lau sạch mũi cho bé. Hạn chế không cho bé nói chuyện, chạy nhảy hay khụt khịt mũi bởi nó có thể làm vỡ mạch máu đã lành trong mũi và lại gây chảy máu.

Lưu ý không để bé ngửa hẳn cả đầu ra sau bởi máu sẽ có thể chảy ngược vào cổ họng gây khó chịu. Sau hơn 30 phút, máu cam vẫn tiếp tục chảy, ngay lập tức đưa bé đến gặp bác sĩ để điều trị.

5. Sơ cấp cứu khi bé bị các vật sắc nhọn đâm:

Những đồ vật, dụng cụ gia dụng hàng ngày như: dao, kéo, đinh,…rất có thể là “thủ phạm” gây ra tai nạn cho các bé.

Khi thấy bé gặp phải tai nạn này, cha mẹ tuyệt đối không tìm mọi cách để lấy vật sắc nhọn đã cắm sâu ra khỏi vết thương. Trước tiên hãy rửa sạch và sát trùng vết thương cho bé bằng oxy già hoặc nước muối, và băng cố định dị vật tại chỗ bằng khăn xô đủ chặt để cầm máu. Nếu vết thương rất sâu và chảy nhiều máu, sau khi sơ cấp cứu phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

Đặc biệt, khi các vật gây thương tích có dính bùn đất, hoặc gỉ sét có thể gây uốn ván và các nhiễm trùng nặng khác, nên đưa bé đi tiêm phòng.

TT

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x