Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 06/01/2021

Kỹ năng sơ cứu em bé bị điện giật mẹ nào cũng cần phải biết

Kỹ năng sơ cứu em bé bị điện giật mẹ nào cũng cần phải biết
Mỗi ngày trôi qua đều không thiếu các trường hợp trẻ em bị điện giật dẫn đến bỏng hoặc hoại tử chi thương tâm. Do đó, bên cạnh việc ngăn ngừa trẻ tiếp xúc với nguồn điện thì cách sơ cứu người bị điện giật là điều phụ huynh nào cũng phải nắm rõ. Điện […]

Mỗi ngày trôi qua đều không thiếu các trường hợp trẻ em bị điện giật dẫn đến bỏng hoặc hoại tử chi thương tâm. Do đó, bên cạnh việc ngăn ngừa trẻ tiếp xúc với nguồn điện thì cách sơ cứu người bị điện giật là điều phụ huynh nào cũng phải nắm rõ.

Điện giật có thể gây bỏng hoặc không để lại dấu vết gì trên da. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, dòng điện qua cơ thể đều có thể gây nội thương, đau tim hoặc các chấn thương khác. Tùy vào từng hoàn cảnh, dù chỉ bị dòng điện thấp xẹt qua người cũng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

cách sơ cứu người bị điện giật
Nhà có trẻ nhỏ, cần phải hết sức lưu ý tình hình điện đóm. Ảnh minh họa: childbesafe

Trẻ có thể bị điện giật trong những trường hợp nào?

Có rất nhiều thứ có thể phát điện như sấm sét, dây điện, đồ điện, súng bắn điện, đồ gia dụng, ổ cắm điện…

Giật điện do đồ gia dụng trong nhà ít nguy hiểm so với việc trẻ nhai đầu cắm dây điện, liếm ổ cắm hoặc nghịch bóng đèn.

Bên cạnh nguồn điện, sự nguy hiểm còn phụ thuộc vào loại dòng điện, hiệu điện thế, cách dòng điện tiếp xúc với cơ thể, thời gian bị điện giật, sức khỏe của người bị điện giật và tốc độ cấp cứu.

Dòng điện xoay chiều nguy hiểm hơn dòng điện một chiều vì nó khiến cơ bắp co giật khiến trẻ không thể tự thả nguồn điện ra được.

trẻ bị điện giật gây loét bàn tay
Trẻ bị tổn thương nặng do nghịch bóng đèn ở bàn thờ ông Địa. Ảnh Afamily

Các triệu chứng bị điện giật

Triệu chứng bị điện giật tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương, bao gồm: bất tỉnh nhân sự, co thắt cơ, tê rần, khó thở, đau đầu, tạm thời mất thị lực hoặc thính lực, bỏng, co giật, nhịp tim bất thường…

Điện giật còn có thể gây ra hội chứng chèn ép khoang. Lúc này cơ bắp bị tổn thương khiến các chi sưng phù. Tình trạng này gây đè nén động mạch, dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng ở tim. Bạn có thể quan sát thấy hội chứng này ngay sau khi trẻ bị điện giật, do đó hãy chú ý tới tay chân của trẻ.

Cách sơ cấp cứu em bé bị điện giật

Cách xử lý khi trẻ bị điện giật: Khi phát hiện trẻ bị điện giật và vẫn còn dính vào nguồn điện, bạn đừng tay không chộp lấy trẻ mà hãy:

  • Lập tức tắt nguồn bằng cách gạt cầu dao toàn bộ ngôi nhà.
  • Nếu không được, bạn hãy mang dép vào rồi dùng cây gỗ hoặc cây chổi tre gạt dây điện ra khỏi tay trẻ. Có thể dùng cây đập vào dây điện chỗ tiếp xúc với tay trẻ cho rớt ra.
cách xử lý khi trẻ bị điện giật
Cách xử lý khi trẻ bị điện giật: Dùng cây gỗ gạt dây điện. Ảnh minh họa: wikihow
  • Di chuyển nguồn điện ra xa khỏi người trẻ. Tuyệt đối không dùng đồ kim loại hoặc đồ ướt đụng vào dây điện, thiết bị điện.
  • Đối với nguồn điện cao thế, bạn phải đứng cách xa trẻ ít nhất 6 mét nếu vẫn chưa tắt được nguồn điện. Bạn có thể dùng cây dài (chẳng hạn cây quét mạng nhện) để gạt nguồn điện ra khỏi người trẻ. Nhưng đây là trường hợp hiếm vì nguồn điện cao thế không ở trong nhà, thường trong các trường hợp mưa bão thì dây điện có thể rớt xuống trước nhà, đường đi.
  • Đưa đi bệnh viện ngay lập tức hoặc gọi số cấp cứu 115 nếu trẻ bị sét đánh hoặc tiếp xúc với dây điện cao thế.
  • Đưa đi bệnh viện ngay lập tức hoặc gọi số cấp cứu 115 nếu trẻ bị khó thở, bất tỉnh, co giật, đau cơ bắp hoặc tê dại, có dấu hiệu đau tim (chẳng hạn tim đập nhanh).
  • Kiểm tra nhịp thở và mạch của trẻ trong 10 giây. Nếu không phát hiện mạch đập (tức tim ngừng đập) thì bạn tiến hành hồi sức tim phổi (CPR) và hà hơi thổi ngạt trong lúc chờ xe cấp cứu.
  • Lúc này bạn phải bình tĩnh và ưu tiên làm hồi sức tim phổi cho trẻ trong vòng 2 phút. Sau đó mới kêu cứu hoặc gọi cấp cứu. (xem chi tiết bên dưới)
  • Nếu trẻ có các dấu hiệu sốc như nôn ói, tím tái hoặc ngất, bạn hãy nhẹ nhàng nâng cao chân và bàn chân trẻ. Nhưng nếu làm vậy quá đau thì có thể bỏ qua bước này.
  • Băng gạc vô trùng lên chỗ bị bỏng, đừng dùng băng cá nhân hay bất cứ chất liệu gì có thể dính vào vết bỏng.
  • Giữ trẻ ấm bằng cách đắp áo hoặc chăn lên người.
Tạm thời đắp chăn giữ ấm
Tạm thời đắp chăn giữ ấm. Ảnh minh họa: wikihow
  • Trẻ có thể bị té ngã chấn thương xương sau khi sốc điện, do đó bạn cần tránh di chuyển trẻ ngoại trừ trường hợp phải cách ly xa khỏi nguồn điện hoặc tránh khỏi đồ rơi vỡ…

Cách sơ cứu người bị điện giật: Thực hiện hồi sức tim phổi cho trẻ

Bạn di chuyển hai ngón tay đến phần cuối của lồng ngực để định vị xương ức của trẻ, đó là giao điểm của xương sườn dưới. Đặt gan bàn tay còn lại lên và chỉ ép ngực bằng gan bàn tay này vì xương trẻ yếu hơn người lớn.

Định vị xương ức của trẻ
Định vị xương ức của trẻ. Ảnh minh họa: wikihow
  • Thực hiện 30 lần ép ngực liên tục không ngừng. Nhấn thẳng tay ép ngực xuống độ sâu 5cm. Nếu nghe thấy hoặc cảm nhận được tiếng rắc, đó là dấu hiệu bạn đã ép quá mạnh. Để ngực bật lại hoàn toàn sau mỗi lần ép.
cách sơ cứu khi bị điện giật: ép lồng ngực
Chỉ dùng lực ép của 1 gan bàn tay. Ảnh minh họa: wikihow
  • Đẩy trán xuống đồng thời dùng hai ngón tay nâng cằm để cảm nhận hơi thở của trẻ. Đặt tai gần miệng và mũi của trẻ để lắng nghe hơi thở sự sống.
Ngửa đầu kiểm tra đường thở
Ngửa đầu kiểm tra đường thở. Ảnh minh họa: wikihow
  • Nếu trẻ không thở thì thực hiện hai lần hà hơi thổi ngạt. Dùng ngón tay bịt mũi trẻ đồng thời dùng miệng bịt kín miệng trẻ và thở ra khoảng một giây. Nhớ thở chậm rãi để khí đi vào phổi thay vì dạ dày. Khi khí đi vào, bạn sẽ thấy ngực phồng lên đôi chút và cũng cảm nhận được khí đi ra. Nếu khí chưa vào thì thử lại lần nữa. Nếu vẫn không thở thì tiếp tục ép ngực.
cách sơ cứu cho người bị điện giật: Hà hơi thổi ngạt
Hà hơi thổi ngạt. Ảnh minh họa: wikihow
  • Lặp lại 30 lần ép ngực và hai lần hà hơi thổi ngạt. Tất cả những việc này tiến hành trong 2 phút rồi gọi cấp cứu (nếu chỉ có một mình bạn).

Làm gì nếu chính bạn bị điện giật?

Có thể bạn sẽ rất khó làm được gì nhưng hãy cố gắng:

  • Gỡ, giãy thoát khỏi nguồn điện hoặc tắt nguồn nếu được.
  • Kêu cứu nhờ người đưa vào bệnh viện.
  • Dùng gạc khử trùng phủ lên vết bỏng.

Điều trị khi bị điện giật

Dù trẻ chỉ bị sốc nhẹ và không có triệu chứng nào đáng kể, nhưng vẫn phải đi bệnh viện kiểm tra vì những dấu hiệu nội thương khó mà phát hiện ra được.

– Đối với các vết bỏng, trẻ sẽ được kê toa kem bôi kháng sinh và băng khử trùng.

– Ngoài ra trẻ còn được kê thuốc giảm đau và truyền dịch.

– Tùy thuộc vào nguồn điện, nơi xảy ra điện giật và cách trẻ bị giật, bác sĩ có thể tiêm dự phòng cho trẻ một mũi uốn ván.

Nếu bị sốc nặng, trẻ có thể phải nhập viện vài ngày để bác sĩ theo dõi nhịp tim và các thương tích.

Trong nhà phải luôn có sẵn gạc khử trùng và dụng cụ sơ cứu
Trong nhà phải luôn có sẵn gạc khử trùng và dụng cụ sơ cứu

Điện giật có gây tổn hại lâu dài không?

Một số trường hợp trẻ có thể bị tổn thương lâu dài như sẹo bỏng. Nếu nguồn điện đi qua mắt thì có thể gây đục thủy tinh thể.

Một số tổn thương lâu dài khác bao gồm: tê, yếu cơ do tổn thương bên trong, đau nhức.

Nếu trẻ nhai đầu dây điện thì môi có thể bị thương nặng, chảy máu nhiều ngày do số lượng động mạch nhiều ở môi.

Ngăn ngừa trẻ em bị điện giật

Điện lởn vởn khắp nơi trong nhà, trở thành cái bẫy đối với trẻ, chưa kể nguy cơ hỏa hoạn do chập điện. Phòng của trẻ em thời nay cũng chứa trung bình 10 thiết bị điện, làm tăng 25% nguy cơ trẻ điện giật so với trẻ em thời xưa. Do đó bạn cần thiết phải làm những công tác sau:

  • Không để bất cứ dây điện, dây cáp nào lòng thòng trong tầm với của trẻ.
  • Che chắn các ổ cắm điện. Khi xây nhà hoặc sửa nhà, nên thiết kế ổ cắm điện trên cao.
  • Nồi cơm điện, bếp điện, ấm nước điện, bàn ủi, máy sấy tóc… nên đặt sát vách trên kệ bếp hoặc trong hộc tủ, xa tầm với của trẻ.
  • Khi sạc điện thoại, phải để lên cao, không để trẻ tùy tiện tháo sạc điện thoại. Đặc biệt sạc xong phải rút cục sạc ra, không để dây lòng thòng vì trẻ có thể ngậm vào miệng.
Phải đậy các ổ cắm điện lại
Phải đậy các ổ cắm điện lại. Ảnh minh họa: proparentsupply
  • Nên mua cục sạc tốt, bền, tránh mua nhầm đồ giả rẻ tiền. Không sạc điện thoại ngay đầu giường, để dưới gối có thể gây hỏa hoạn.
  • Dạy trẻ không đút ngón tay vào ổ cắm điện, không nghịch bóng đèn ngủ, đèn bàn thờ… Đặc biệt để ý nhắc nhở trẻ không cầm nĩa thìa, thanh kim loại chọc vào ổ điện.
  • Không thả diều gần đường dây điện.

Giật điện là một tai nạn nghiêm trọng cần được cấp cứu kịp thời và kiểm tra sau đó để tránh nội thương. Nhưng quan trọng nhất là phải che đậy các ổ cắm điện, thiết kế ổ cắm và đồ điện ở trên cao xa tầm với của trẻ. Đồng thời bạn phải khéo léo dạy trẻ cách xa các nguồn điện.

Xuân Thảo

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x