Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 31/08/2015

Mẹ đã biết cách sơ cứu khi bé bị ngã?

Mẹ đã biết cách sơ cứu khi bé bị ngã?
Hầu hết đứa trẻ nào lớn lên cũng phải trải qua ít nhất một lần té ngã, và thực tế, đa số những lần bé bị ngã thường không để lại nhiều di chứng nặng nề. Tuy nhiên, với những trường hợp bé ngã đập đầu xuống đất, mẹ nên đặc biệt lưu ý nếu không muốn có "bất ngờ" nào xảy ra

Tổn thương não bộ, dưới dạng chảy máu hoặc chấn động não do va đập là mối lo ngại lớn nhất của các mẹ khi bé bị té ngã. Tuy nhiên, não bộ của con người được bảo vệ bởi hộp sọ và một lớp da với hệ thống mạch máu chằng chịt. Vì vậy, trong phần lớn các trường hợp bé ngã đập đầu thường chỉ gây chấn thương hộp sọ chứ không ảnh hưởng đến não bộ. Thậm chí, những trường hợp chảy máu gây tụ máu cũng có thể xẹp đi nếu được chườm lạnh.

Làm sao khi bé ngã dập đầu?
Mặc dù bé bị té ngã không phải là chuyện hiếm hoi, nhưng mẹ nên cẩn thận với những trường hợp bé ngã đập đầu

Làm gì khi bé ngã đập đầu?

Khi bé bị ngã, điều đầu tiên và quan trọng nhất mẹ cần lưu ý là phải giữ bình tĩnh, tránh la hét hoảng loạn vì như vậy có thể khiến trẻ sợ hãi hơn. Mẹ nên kiểm tra tổng thể những vết thương trên người của con. Nếu chảy máu, mẹ có thể dùng bông băng để giúp bé cầm máu tạm thời.

Trong trường hợp đầu bé nổi lên một cục bướu to, mẹ nên dùng khăn để chườm lạnh cho bé khoảng 20 phút. Nếu cần, mẹ có thể ngưng 5 phút, và tiếp tục chườm lạnh thêm 20 phút. Nếu bé tỉnh táo và không có triệu chứng nào bất thường, mẹ có thể yên tâm. Tuy nhiên, mẹ cần tiếp tục theo dõi bé thêm từ 1-2 ngày. Nên giữ bé tỉnh táo trong ít nhất 1 tiếng sau khi bé bị ngã, và có thể cho con ngủ một giấc ngắn sau đó, nhưng không quá 20 phút. Nên đưa trẻ đi cấp cứu ngay nếu nhận thấy bé bị thương nghiêm trọng và trở nên mất ý thức.

Thông thường, sau khi bị ngã, dù không phải chấn thương sọ não nhưng nhiều bé vẫn bị nôn ói từ 1- 2 lần. Vì vậy, trong 1-2 giờ đầu sau khi bé ngã, mẹ chỉ nên cho bé uống nước hoặc bú mẹ, không nên cho bé ăn thức ăn dạng rắn, đặc.

Nguy hiểm khi bé ngã đập đầu

Chấn thương sọ não là một di chứng nguy hiểm nhất khi bé bị ngã. Vì vậy, bạn nên đưa bé đi cấp cứu ngay nếu bé có những biểu hiện sau:

– Bất tỉnh

– Da trở nên nhợt nhạt, tím tái, nhịp thở không đều

– Co giật

– Rối loạn tri giác: Bé không nhìn vào mắt, không làm theo yêu cầu hoặc không nhận ra bạn

– Nôn ói nhiều lần

– Không giữ được thăng bằng, đi đứng loạng choạng, mất phương hướng.

Quấy khóc bất thường

– Liên tục kêu đau đầu ( với những bé lớn)

– Gặp khó khăn khi cử động một bộ phận nào đó

– Chảy máu mũi hoặc chảy máu tai

– Ngủ nhiều

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x