Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phương Phạm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 08/09/2020

Các bước sơ cứu gãy xương tay, chân, mũi và cột sống cho trẻ em

Các bước sơ cứu gãy xương tay, chân, mũi và cột sống cho trẻ em
Sơ cứu gãy xương không mấy người để ý đến, tuy nhiên việc này rất cần thiết cho các gia đình có trẻ nhỏ. Việc sơ cứu gãy xương cẳng tay, cẳng chân kịp thời có để giúp bé tránh được nhiều biến chứng đáng tiếc trong trường hợp bệnh viện ở xa. Vì thế, […]

Sơ cứu gãy xương không mấy người để ý đến, tuy nhiên việc này rất cần thiết cho các gia đình có trẻ nhỏ. Việc sơ cứu gãy xương cẳng tay, cẳng chân kịp thời có để giúp bé tránh được nhiều biến chứng đáng tiếc trong trường hợp bệnh viện ở xa. Vì thế, ba mẹ nên học cách sơ cứu gãy xương cho bé để phòng ngừa tai nạn không may xảy ra nhé.Sơ cứu gãy xương

Gãy xương không đe dọa tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng liền xương sai lệch. MarryBaby mách bạn các bước sơ cứu khẩn cấp khi bé bị gãy xương, đặc biệt là xương cổ và cột sống.

Các dấu hiệu trẻ bị gãy xương

Bố mẹ có thể dựa vào các dấu hiệu sau để phát hiện bé bị gãy xương bao gồm:

  • Đau khủng khiếp ở vùng bị thương, càng đau hơn khi di chuyển vùng đó
  • Tê tái ở vùng bị thương
  • Chỗ bị thương có màu hơi xanh, sưng lên hoặc biến dạng rõ ràng
  • Xương gãy đâm ra khỏi da
  • Xương hoàn toàn nát và bạn có thể cảm nhận được khi sờ vào
  • Máu chảy dữ dội
Sơ cứu gãy xương
Các dấu hiệu trẻ bị gãy xương. Ảnh minh họa: Verywell health

4 quy tắc cơ bản khi sơ cứu gãy xương cho trẻ em

Trẻ bị gãy xương cẳng chân, cẳng tay, gãy xương ngón tay hoặc ngón chân, cổ tay hay mắt cá… đều có cách sơ cứu như nhau:

1. Cầm máu

Nâng chỗ bị gãy xương cao hơn tim. Dùng gạc khử trùng hoặc vải sạch tẩm thuốc sát trùng bịt miệng vết thương lại. Nếu máu chảy ít thì bạn dùng bông nhúng thuốc sát trùng để lau sạch vết thương trước khi băng.

2. Cố định chỗ bị thương

Nếu nghi ngờ trẻ bị gãy xương cổ hoặc lưng thì giúp trẻ giữ yên tư thế. Nếu trẻ bị gãy tay chân thì dùng nẹp cố định hai bên và buộc lại. Nếu bị gãy xương sườn thì dùng một cuộn băng đặt ở chỗ xương sườn gãy, sau đó dùng một cuộn khác quấn quanh ngực để cho sườn không bị thụt ra ngoài.

3. Chườm đá

Bọc đá trong tấm vải rồi chườm lên chỗ bị thương khoảng 20 phút, sau đó ngừng lại rồi tiếp tục chườm 4-8 lần trong ngày.

4. Uống thuốc giảm đau

Bạn có thể cho trẻ uống thuốc paracetamol hoặc ibuprofen và tuyệt đối không nên dùng aspirin cho trẻ dưới 18 tuổi.

5. Gọi số cấp cấp cứu 115

Hoặc gọi taxi đưa trẻ vào bệnh viện.

Cách chế tạo nẹp khẩn cấp để sơ cứu gãy xương cẳng tay, cẳng chân cho trẻ

Khi nhận thấy các dấu hiệu trẻ bị gãy xương, ba mẹ hãy tìm các thanh cứng để làm nẹp chỗ bị gãy xương cho bé, ví dụ như gậy, thanh gỗ, bìa cứng hoặc cuộn tờ báo lại cho chắc rồi nẹp hai bên.

Nếu không có các vật cứng, bạn có thể dùng quần áo hoặc chăn mỏng quấn quanh chỗ bị thương rồi cột lại.

Hoặc bạn có thể buộc phần cơ thể bị thương của bé với phần không bị thương. Ví dụ như buộc ngón tay bị thương với ngón tay lành để cố định lại hoặc cột luôn 2 chân lại với nhau.

cố định ngón tay
Cách cố định ngón tay. Ảnh minh họa: Lin_Manuel/Twitter
cố định ngón chân
Cố định ngón chân

Chiếc nẹp nên có chiều dài hơn vết thương. Khi nẹp, bạn nên buộc chặt hai đầu của nẹp. Bạn có thể dùng dây thắt lưng, vải hoặc băng keo để buộc, sao cho phần buộc không tiếp xúc với vết thương.

Ba mẹ chú ý, không nên buộc vết thương quá chặt vì như vậy máu sẽ không thể lưu thông. Đồng thời, bạn nên thường xuyên kiểm tra vết thương của con xem có bị tái (do mất máu), sưng hoặc tê hay không. Nếu cảm thấy dây buộc quá chặt thì bạn nên nới lỏng ra một chút.

Bạn có thể kiểm tra tuần hoàn máu bằng cách so sánh màu sắc và nhiệt độ ở vùng bị nẹp và vùng không bị nẹp.

Sơ cứu gãy xương
Sơ cứu mắt cá chân. Ảnh minh họa: Adventure medical kits
Sơ cứu gãy xương cẳng chân
Sơ cứu gãy cẳng chân, nẹp lại và kê lên cao. Ảnh minh họa: What-when-how
Sơ cứu gãy xương đùi
Sơ cứu gãy xương đùi. Ảnh minh họa: netnews

Cách sơ cứu gãy xương cho trẻ

1. Cách sơ cứu gãy xương mũi cho bé

Nếu mũi của bé chảy máu, bạn hãy cho con ngồi xuống trong tư thế người hơi nghiêng về phía trước và thở bằng miệng. Cách này để giữ cho máu ở mũi không chảy xuống cuống họng.

Nếu mũi của bé không chảy máu, bạn hãy nâng đầu lên cao để giúp con bớt đau.

Bạn hãy bọc đá vào tấm vải và chườm lạnh khoảng 15-20 phút để vết thương bớt sưng đau. Mỗi ngày nên chườm đá cho trẻ 4 lần. Ngày đầu tiên có thể chườm đá 7-8 lần.

Lưu ý: ba mẹ nên dặn trẻ không được hỉ mũi nhé.

♦ Bé bị gãy mũi, khi nào nên đưa con đến bệnh viện?

Trong trường hợp nặng hơn, ba mẹ nên đưa bé đến bệnh viện khi con có các dấu hiệu sau:

  • Không thể cầm máu
  • Lỗ mũi và vách ngăn mũi bị cong vẹo hoặc sai lệch so với vị trí ban đầu
  • Bên trong mũi bị sưng tròn như quả nho
  • Khó thở, mũi bị nghẹt nhưng không chảy dịch ra ngoài.

Nếu bị nặng thì bé có thể phải nẹp mũi, băng mũi. Nặng hơn nữa có thể phải phẫu thuật.

2. Cách sơ cứu gãy xương cổ, gãy cột sống cho trẻ

Ba mẹ có thể thực hiện cách sơ cứu gãy xương cổ, cột sống cho bé theo các bước sau:

  • Giữ cơ thể trẻ bất động. Nếu bé đang đội mũ bảo hiểm thì không được tháo mũ.
  • Cuộn 2 cái khăn lớn và đặt 2 bên cổ hoặc giữ vững cổ và đầu (không che lỗ tai để trẻ có thể nghe âm thanh).
  • Nếu trẻ không có dấu hiệu thở, mạch không đập thì tiến hành hồi sức tim phổi. Trong vòng 2 phút, bạn tiến hành ép ngực và hà hơi thổi ngạt. Dùng gan bàn tay ấn xuống ngực trẻ (chỗ giao xương sườn dưới). Ấn lõm ngực xuống 5cm, ép liên tục 30 lần. Sau đó tiến hành 2 lần hà hơi thổi ngạt.
Sơ cứu gãy xương: Dùng 1 gan bàn tay ép ngực 30 lần
Dùng 1 gan bàn tay ép ngực 30 lần. Ảnh minh họa: aboutkidshealth

Bạn không ngửa đầu của trẻ ra mà dùng hai ngón tay nâng cằm lên. Bóp mũi trẻ đồng thời dùng miệng mình bịt kín miệng trẻ và thở ra khoảng 1 giây để khí đi vào phổi thay vì dạ dày. Nếu ngực trẻ không phồng lên, bạn đưa tai lại gần miệng và mũi của bé xem có hơi thở hay không. Nếu không có hơi thở thì tiếp tục thực hiện 30 lần ép ngực và 2 lần hà hơi thổi ngạt. Lúc này việc hồi sức tim phổi quan trọng hơn là vấn đề xương gãy.

Sơ cứu gãy xương: thực hiện hà hơi thổi ngạt
Dùng 2 ngón tay ngữa cằm lên. Ảnh minh họa: aboutkidshealth
Sơ cứu gãy xương: hà hơi thổi ngạt
Bịt miệng trẻ và từ từ thổi chậm khí vào phổi của trẻ trong 1 giây. Ảnh minh họa: aboutkidshealth
  • Nếu trẻ ói, sặc máu thì bạn phải nghiêng người bé. Trường hợp này, bạn sẽ cần ít nhất 1-3 người giúp đỡ. Một người đỡ đầu và cổ, những người còn lại đỡ lưng và xương chậu cho thẳng hàng rồi đồng loạt nghiêng người trẻ qua một bên để bé dễ nôn. Không để trẻ xoay vẹo người.
  • Nếu trẻ thở bình thường nhưng không có phản ứng thì bạn hãy nhéo tai bé thật đau hoặc bấm vào phần thịt ở cuối ngón tay. Nếu nhéo 1 tai bé vẫn không phản ứng thì hãy chuyển qua nhéo tai hoặc ngón tay còn lại, vì có thể một bên người của trẻ đã bị yếu.
  • Nếu phải đưa trẻ lên cáng cứu thương, bạn cần 4 người cùng thực hiện cố định cổ/đầu, tay, lưng dưới/xương chậu và chân của bé. Tất cả mọi người đếm đến 3 rồi nhấc người bé lên cùng lúc.
Sơ cứu gãy xương: Phải cố định cổ rồi mới tiến hành lăn
Phải cố định cổ rồi mới tiến hành lăn. Ảnh minh họa: clinical guidelines.scot.nhs
Sơ cứu gãy xương
Khi trẻ nghiêng người, bạn đẩy chiếc cáng lại gần rồi để bé nằm ngửa lên cán. Cách này cũng áp dụng khi trẻ muốn nôn. Ảnh minh họa: clinical guidelines.scot.nhs

Tư thế nghiêng này được gọi là tư thế hồi phục, giúp trẻ dễ thở hơn, không bị sặc. Bạn giữ tư thế này cho đến khi có xe cứu thương tới thì hạ lên cáng rồi đưa lên xe.

Trẻ bị gãy xương có thể tự lành mà không cần chữa trị hay không?

Câu trả lời là xương của bé có thể tự lành, tuy nhiên nếu không được điều trị chuyên môn thì xương sẽ không được như ban đầu mà có thể bị cong vẹo. Tình trạng này gọi là ”liền xương sai lệch”.

Nếu xương bị sai lệch thì tay, chân, cột sống có thể khó hoạt động bình thường. Rốt cuộc bệnh nhân vẫn phải phẫu thuật để chỉnh lại xương nhưng quá trình hồi phục sẽ lâu và vất vả hơn nhiều. Do đó, khi bé bị gãy xương, ba mẹ nên đưa con tới bệnh viện để chấn thương chỉnh hình và tuân theo yêu cầu điều trị của bác sĩ.

Trẻ bị gãy xương sau bao lâu thì lành?

Thời gian liền xương của trẻ là từ khoảng 4-6 tuần nhưng cũng có thể kéo dài tới 3 tháng hoặc lâu hơn. Điều này tùy thuộc vào:

  • Sức khỏe tổng thể của trẻ. Bé mắc các bệnh phổi, tiểu đường thì thời gian liền xương sẽ lâu hơn.
  • Tổn thương càng lớn cần can thiệp y khoa mạnh thì thời gian hồi phục sẽ lâu hơn.
  • Quá trình cố định xương và bất động xương nếu được tuân thủ tốt thì xương của trẻ sẽ liền tốt và không gây hậu quả. Ba mẹ nên nâng cao vùng bị gãy xương để giảm đau và sưng cho con.

Sau 3-4 tuần điều trị, bác sĩ có thể cho trẻ tập vật lý trị liệu để khôi phục lại chức năng của bộ phận bị gãy. Ba mẹ phải kiên trì để giúp trẻ tập vật lý trị liệu giúp các cơ không bị teo yếu, cà thọt.

Ba mẹ không nên cho bé uống các loại thuốc tốt xương, liền xương được quảng cáo tràn lan trên mạng để giúp xương của bé khỏe nhanh. Cách tốt nhất để giúp bé hồi phục là ba mẹ hãy cho con nghỉ ngơi, bất động vùng bị thương và chờ đợi. Không có gì tốt bằng để xương liền tự nhiên. Sau khi xương đã liền và chịu đựng bất động một thời gian dài thì ba mẹ cần cho con tập luyện để xương trở lại chắc khỏe như ban đầu.

Xuân Thảo

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x