Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Kiến ba khoang từ đâu đã trở thành nỗi ám ảnh của các bà mẹ có con nhỏ. Bởi loài côn trùng nhỏ xíu này có thể gây tổn thương da của bé nặng nề bằng những vết cắn chứa độc tố khiến trẻ đau nhức, ngứa ngáy. Mẹ hãy cùng Marry Baby đi tìm cách diệt kiến ba khoang để bảo vệ bé yêu nhé.
Xuất hiện nhiều vào đầu mùa mưa và đặc biệt “yêu thích” ánh đèn ban đêm, kiến ba khoang có xu hướng bay vào nhà theo ánh đèn và “tạm trú” trên khăn mặt, quần áo, giường chiếu, chăn màn. Tuy có vẻ ngoài nhỏ nhắn, nhưng loại kiến này cắn rất đau và có thể tiết ra chất dịch làm tổn thương da người.
Kiến ba khoang đốt có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia, loại chất độc tồn tại trong cơ thể kiến có tên gọi là pederin (C24H43O9N), có độc tính gấp 12-15 lần so với độc tính của rắn hổ và có thể tồn tại trong cơ thể kiến ngay cả khi chúng chết đi.
Không phải là loại côn trùng chủ động đốt người và cũng không truyền bệnh, kiến ba khoang thực chất không đáng ghét như suy nghĩ của nhiều mẹ. Thậm chí, kiến ba khoang còn được xem là loại côn trùng rất có lợi cho nhà nông. Vì vậy, thay vì tìm cách tiêu diệt, mẹ chỉ nên tìm cách “đuổi” chúng ra khỏi nhà.
Kiến ba khoang đốt phải làm sao? Thấy da của con có dấu hiệu phồng rộp, sưng đỏ, mẹ tự ý dùng một vài loại thuốc bôi kiến ba khoang của “dân gian” đẻ đắp lên da con với hy vọng có thể làm vết thương dịu hơn. Song, thực tế, điều này chỉ khiến nguy cơ viêm nhiễm trên da của bé trở nên nguy hiểm hơn.
Trong những trường hợp bé bị kiến ba khoang cắn, mẹ nên sử dụng hồ nước bôi lên da của con để làm mát và tránh làm da bị phồng rộp. Thậm chí nếu da con đã lỡ bị sưng, mẹ cũng có thể dùng hồ nước để làm dịu vết thương cho bé. Nếu da có dấu hiệu mưng mủ, nhiễm trùng, mẹ có thể dùng dung dịch xanh methylen để sát khuẩn.
Lo sợ con bị kiến cắn nên ngay khi vừa thấy chúng xuất hiện trong tầm ngắm, nhiều mẹ đã nhanh tay “trừ khử” ngay. Tuy nhiên, ngay chính lúc mẹ dùng tay giết kiến, chất độc pederin có thể bị tiết ra, dính vào da của bé và ngay cả da của mẹ gây phồng rộp, ngứa rát. Để tránh trường hợp này, khi nhìn thấy “kẻ địch”, mẹ nên dùng giấy báo hoặc bất kỳ vật dùng nào để đuổi chúng ra khỏi người con trước đã nhé! Tuyệt đối không dùng tay không bắt hay giết kiến.
Bị kiến ba khoang cắn có lây không? Trẻ em, nhất là trẻ nhỏ thường có hệ miễn dịch rất kém nên các vết cắn có thể dễ dàng trở nên viêm nhiễm hơn so với người lớn. Đặc biệt, trẻ con chưa ý thức được nên rất thường xuyên gãi, càng khiến nguy cơ bị bội nhiễm cao hơn. Chính vì vậy, ngay khi thấy vết thương của bé trở nên nghiêm trọng hơn, mẹ nên đưa con đi khám ngay lập tức để được khám và điều trị kịp thời.
Con kiến ba khoang nhỏ xíu nhưng độc tố của nó lại có tính sát thương cao, đặc biệt nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Vì vậy ba mẹ cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tìm cách phòng ngừa hoặc tiêu diệt kiến ba khoang đúng cách để bảo vệ trẻ nhỏ nhé.
Marry Baby
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.