Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Các biện pháp giúp trẻ vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3 gợi ý trong bài viết sẽ giúp cha mẹ đồng hành tích cực cùng bé vượt qua cột mốc phát triển; cũng như dạy bé biết cân bằng, điều hòa cảm xúc khó trong giai đoạn này.
Sự phát triển của trẻ 3 tuổi bắt đầu có xu hướng độc lập; vì vậy cha mẹ nên khuyến khích, tạo điều kiện cho trẻ tự làm một số việc trong khả năng của mình. Không nên cấm đoán, hay dọa nạt trẻ quá mức nếu trẻ làm chưa hoàn hảo.
Mẹ nên cho trẻ làm những việc nhỏ chăm sóc thân thể như: tự mặc quần áo, đánh răng, chải tóc, v.v. Mẹ đừng tiếc những lời khen khi bé làm tốt nhé.
Một biện pháp giúp trẻ vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3 đó là cho bé sinh hoạt theo lịch trình và thói quen nhất định.
Trẻ em có nhiều khả năng hợp tác hơn khi bé nhận thức được những thay đổi có thể xảy ra trong môi trường của bé. Việc có các thói quen mang lại cho trẻ cảm giác kiểm soát được môi trường của mình.
Khi trẻ có đòi hỏi quá đáng; cha mẹ và người thân trong gia đình cần có thái độ nghiêm khắc, tuyệt đối không thỏa hiệp với trẻ. Ba mẹ nên đưa ra một số quy luật như trẻ được coi tivi bao nhiêu phút trong ngày; khi đi siêu thị trẻ được mua những thứ gì, v.v.
Rất nhiều trẻ cứ ăn vạ một lần mà cha mẹ đáp ứng thì lần sau trẻ lại tiếp tục. Khi trẻ ăn vạ người lớn nên lờ đi chỗ khác, hãy đánh lạc hướng trẻ bằng cách bày ra những trò chơi rủ trẻ chơi.
Trẻ lên 3 thường hay bướng bỉnh. Tuy nhiên người lớn không nên quát tháo la lối trẻ mà nên nhẹ nhàng giải thích cho trẻ nghe. Nếu giải thích rồi trẻ vẫn tái phạm, ba mẹ có thể áp dụng cách phạt bé.
Hình thức phạt có thể là không cho trẻ xem ti vi, hay không kể chuyện cho con nghe, không cho con đi chơi công viên… Mẹ tuyệt đối không dùng đòn roi để phạt. Trẻ sẽ chai lì và sẽ bắt chước theo hành vi của mẹ mà hành xử với bạn bè hay em nhỏ hơn mình.
>> Xem thêm: Cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh không cần đến đòn roi
Một trong những biện pháp giúp trẻ vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3 đó là báo cho bé biết về những thay đổi có thể xảy ra. Điều này sẽ tránh con có những phản ứng cảm xúc mãnh liệt trước sự kiện bé không ngờ đến.
Trước khi một hoạt động thay đổi, hãy thông báo điều này với trẻ hoạt động nào sẽ bắt đầu tiếp theo và chúng sẽ cần bao nhiêu thời gian để hoàn thành hoạt động hiện tại. Bằng cách đó, mẹ đang chuẩn bị cho con mình những gì sắp xảy ra; giảm bớt sự thất vọng cũng như khả năng nổi cơn thịnh nộ của trẻ.
Mặc dù những cơn giận dữ là một phần tự nhiên trong quá trình phát triển của trẻ; nhưng cũng có thể giảm tần suất của chúng. Hiểu rõ hơn về bé là một biện pháp giúp trẻ vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3 rất tốt.
Mẹ có khả năng hiểu rõ con mình hơn bất kỳ ai khác. Vì vậy, mẹ biết những tình huống nào có thể khiến bé cảm thấy không thoải mái; và giới hạn thời gian đối với một số hoạt động nhất định.
Hãy ghi chú cẩn thận những tình huống này và giảm bớt chúng có thể giúp ích rất nhiều trong việc giảm cơn giận dữ của trẻ.
Ngoài các biện pháp giúp trẻ vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3; mẹ cũng cần lưu ý một số điều cần tránh:
Bỏ mặc bé không ai giám sát: Khi mẹ phớt lờ hành vi tức tối, ăn vạ; hãy đảm bảo rằng con ở nơi dễ thấy và bé không làm bất cứ điều gì hoặc có nguy cơ tự làm tổn thương mình.
Tranh cãi với bé trong lúc giận dữ: Có thể vô ích khi cố gắng lý luận với một đứa trẻ đang trong trạng thái xúc động mạnh. Mẹ có thể chỉ kéo dài cơn giận dữ.
Nhượng bộ trước những yêu cầu của bé để ngăn cơn giận dữ: Nếu mẹ nhượng bộ những yêu cầu của bé vì chúng nổi cơn thịnh nộ; chúng sẽ học được rằng hành vi của chúng là cách thích hợp để đạt được điều chúng muốn.
Khủng hoảng tuổi lên 3 chỉ là giai đoạn phát triển bình thường; và không nên ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của con. Hãy đưa bé đi thăm khám bác sĩ khi:
Khủng hoảng ở tuổi lên 3 cũng bởi trẻ thường thích làm những việc của người lớn như nhặt rau, nấu cơm, đi chợ, giặt quần áo, rửa xe… mà người lớn không cho làm. Để giải quyết bức xúc này của trẻ, mẹ hãy chơi đồ hàng cùng với bé, cho trẻ đóng vai gì, làm nhưng việc gì mà bé thích. Lúc đó, trẻ sẽ được thể hiện bản thân mình.
Tâm lí của trẻ lên 3 rất phức tạp đòi hỏi cha mẹ cần kiên nhẫn, nhẹ nhàng uốn nắn. Và trên hết là tình thương dành cho con để giúp con vượt qua giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 mệt mỏi này và ngày một trưởng thành hơn.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Development of a Child during the Third-Year Crisis and Ways to Preserve his Psychological Health in the Family
https://www.researchgate.net/publication/277898328_Development_of_a_Child_during_the_Third-Year_Crisis_and_Ways_to_Preserve_his_Psychological_Health_in_the_Family
Ngày truy cập: 21.04.2023
2. 15 Tips to Survive the Terrible 3’s
https://childrensmd.org/browse-by-age-group/toddler-pre-school/15-tips-survive-terrible-3s/
Ngày truy cập: 21.04.2023
3. When to Worry about Toddler Temper Tantrums
https://www.hopkinsallchildrens.org/ACH-News/General-News/When-to-Worry-about-Toddler-Temper-Tantrums
Ngày truy cập: 21.04.2023
4. 3-year-old Temper Tantrums: Meaning, How to Prevent and Handle It
https://childhood-central.com/3-year-old-temper-tantrums-meaning-how-to-prevent-and-handle-it/
Ngày truy cập: 21.04.2023
5. 3-4 years: preschooler development
https://raisingchildren.net.au/preschoolers/development/development-tracker/3-4-years
Ngày truy cập: 21.04.2023