Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trúc Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 25/01/2021

15 quan niệm sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh

15 quan niệm sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh cần được chăm sóc đúng cách để bé khỏe mạnh và phát triển bình thường như những đứa trẻ khác
tắm rượu cho trẻ sơ sinh
Tắm rượu cho trẻ sơ sinh: Quan niệm hoàn toàn sai lầm

Dưới đây là những quan niệm bạn nên tránh khi chăm sóc trẻ sơ sinh

1. Tắm rượu cho trẻ sơ sinh

Quan niệm tắm rượu cho trẻ sơ sinh là hoàn toàn sai lầm bởi da bé sơ sinh còn rất nhạy cảm. Mẹ tắm rượu cho trẻ sơ sinh sẽ khiến con bị ngộ độc da. Bé hít phải hơi cồn cũng sẽ bị ngủ lì bì, ngộ độc, ảnh hưởng đến não bộ và sức khoẻ của trẻ.

2. Ngoài tắm rượu cho trẻ sơ sinh, thoa rượu cũng nguy hiểm

Nhiều người thường thoa xát rượu trên người bé khi bé bị sốt. Tuy nhiên, sự thật là xoa rượu sẽ chẳng giúp giảm sốt chút nào cho bé. Trái lại, điều này thực tế lại không an toàn vì rượu có thể thẩm thấu qua da của bé gây ngộ độc da.

3. Trẻ sơ sinh cần được tắm mỗi ngày

Sự thật là các bé không “bốc mùi” từ mồ hôi như người lớn, vì thế các bé chỉ cần tắm cách 2 hay 3 ngày (tất nhiên trừ trường hợp dính “bom tã”). Tuy nhiên, nếu bạn có thói quen tắm cho bé hàng ngày cũng không sao, chỉ cần bạn nhớ dưỡng ẩm cho bé sau đó là được.

4. Để bé ngủ trong phòng yên tĩnh và tối là tốt nhất

14 quan niệm lỗi thời trong chăm sóc trẻ sơ sinh
Bé có thể ngủ ở bất kỳ thời điểm nào.

Sự thật là chỉ một vài bé mới thật sự cần ngủ như vậy. Hầu hết các bé đều có thể ngủ được trong môi trường ồn ào và có chút ánh sáng. Hơn nữa, nếu bé đã quen với các hoạt động xung quanh khi đang ngủ thì bé sẽ vẫn “khò khò” như thường.

5. Để bé đứng hoặc nhún trên lòng bạn có thể khiến bé bị chân vòng kiềng

Sự thật là bé sẽ chẳng bị chân vòng kiềng như bạn lo ngại. Đây chỉ là câu chuyện truyền miệng vô căn cứ. Hơn nữa, trẻ nhỏ đang ở tuổi học cách chịu lực trên đôi chân và tìm tâm lực hấp dẫn, vì thế để bé đứng hoặc nhún như vậy không chỉ giúp bé vui mà còn kích thích phát triển cho bé.

6. Nghe nhạc cổ điển sẽ giúp bé tăng IQ.

Sự thật là âm nhạc có thể làm phong phú thêm cho cuộc sống của bé. Thế nhưng, không có nghiên cứu nào minh chứng việc cho bé nghe nhạc cổ điển đặc biệt nào đó có thể tăng khả năng trí tuệ cho não của bé cả.

7. Cứ mặc kệ khi bé khóc. Bạn sẽ làm hư bé nếu cứ chấp nhận “yêu sách” mà ẵm bé lên khi bé khóc.

Sự thật là trẻ dưới 4 tháng tuổi có một vài chiến thuật tự dỗ. Trẻ biết cách làm thế nào “để hư” nhằm mục đích được dỗ dành và thích được bao bọc, nhưng đó là về phía trẻ. Thực tế, việc ẵm bé lên khi bé khóc giúp bé học được rằng cha mẹ sẽ luôn có mặt để chăm sóc bé.

8. Trẻ có thể thức suốt đêm nếu không được thay tã ướt

Sự thật thì nước tiểu là nước vô trùng, và các loại tã ngày nay có khả năng thấm hút rất nhanh. Vì thế, bạn có để bé qua đêm với tã ướt cũng không có vấn đề gì. Tuy vậy, để bé trong tã đầy phân quá lâu có thể gây UTI (nhiễm trùng đường tiểu) hoặc nhiễm trùng bàng quang, đặc biệt là các bé gái. Vì thế nếu “nghe” tã bốc mùi, bạn hãy nhanh chóng thay tã mới cho bé ngay.

9. Tiêm ngừa khi bé bị cảm lạnh hay sốt nhẹ là rất nguy hiểm

Sự thật là các bệnh nhẹ không làm giảm khả năng đáp ứng hệ miễn dịch của bé hay tăng rủi ro các phản ứng khó chịu nào khi tiêm ngừa.

10. Không bao giờ được thoa kem chống nắng lên bé dưới 6 tháng tuổi

Sự thật là rủi ro bị ung thư da do phơi mình dưới ánh mặt trời cao hơn rủi ro bé bị phản ứng với kem chống nắng. Tốt nhất là bạn hãy giữ bé tránh xa khỏi các tia cực tím nguy hiểm càng nhiều càng tốt, từ khoảng thời gian 10g sáng đến 4g chiều. Nhưng nếu phải đưa bé ra đường nắng thì bạn cần thoa kem chống nắng ít nhất là 15 SPF cho bé. Theo hiệp hội thai kỳ Hoa Kỳ, chỉ thoa một lượng nhỏ kem chống nắng trên các khu vực nhỏ như mặt hay lưng bàn tay bé thì không sao cả.

11. Trong tháng tuổi đầu tiên, phải luôn khử trùng tất cả các bình sữa hoặc núm vú giả

Sự thật là bạn chỉ cần phải khử trùng bình sữa và núm vú giả khi vừa mua về sử dụng. Sau lần đầu đó, bạn có thể rửa bằng xà phòng và nước là đủ. Trên thực tế, bé tiếp xúc với nhiều vi khuẩn hơn số lượng vi khuẩn trong bình sữa hay núm vú giả được chùi rửa kỹ lưỡng này.

12. Cho bé ngủ bằng bụng là an toàn nhất

Sự thật thì tư thế ngủ an toàn nhất cho bé là nằm ngửa, tức là ngủ bằng lưng. Trước đây, các bác sĩ thường lo ngại trẻ có thể sặc nước dãi nếu không để bé nằm bằng bụng hay hông. Nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy tư thế ngủ này có liên quan đến SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh) với tỷ lệ cao.

13. Cho thêm gạo ngũ cốc vào bình sữa của trẻ sơ sinh sẽ giúp bé ngủ ngon

Sự thật là bạn cần hoãn cho bé ăn thức ăn đặc từ 4 đến 6 tháng tuổi. Nghiên cứu cho thấy các bé ăn thức ăn đặc trước 4 tháng tuổi khó ngủ hơn so với các bé được nuôi bằng sữa bột công thức. Nghiên cứu này cũng cho thấy có mối liên quan giữa việc được ăn thức ăn đặc sớm và bị béo phì sau này.

14. Cần cho bé bú nghiêm ngặt theo thời gian biểu

Sự thật là tốt hơn hết bạn nên cho bé bú theo nhu cầu, vì bản thân cơ thể bé sẽ báo cho bé biết khi nào đói và khi nào thì no. Việc đặt cục cưng của bạn vào một lịch bú quy củ sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến các thói quen ăn uống khỏe mạnh bẩm sinh của bé.

15. Trẻ sơ sinh cần đi giày đế cứng để bảo vệ các ngón chân mỏng manh và giữ chân thẳng.

Sự thật là trẻ sơ sinh sử dụng các ngón chân để bám vào các bề mặt mà trẻ bước tới, vì thế bạn nên cho trẻ đi chân không trong nhà. Để giữ đôi chân tí tẹo của bé được an toàn khi ra ngoài, bạn hãy cho bé mang giầy có đế bám tốt. Một đôi giày đế cứng rất dễ bị tuột khi bé di chuyển.

Linh Lan

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x