Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 11/11/2020

Muốn nuôi con không phải cuộc chiến thì mẹ nào cũng nên biết điều này

Muốn nuôi con không phải cuộc chiến thì mẹ nào cũng nên biết điều này
Sinh đôi là một thử thách, ngay từ khi mang bầu, sinh nở cho đến lúc nuôi dạy các bé. Nhưng thành quả mà mẹ nhận được cũng rất xứng đáng với những nỗ lực đã bỏ ra. Mẹ đã sẵn sàng cho 7 điều dưới đây để sinh và nuôi dạy các cặp sinh đôi?

Nuôi con bao giờ cũng là một cuộc chiến dài hơi tốn nhiều tâm sức, mồ hôi, nước mắt của bố mẹ. Song bạn vẫn có những bí quyết để khiến việc nuôi con trở nên dễ thở hơn. Mẹ hãy cùng Marry Baby đi tìm cách nuôi con ngay sau đây nhé.Nuôi con

Chuẩn bị tài chính để nuôi con

1. Hành trình các con số

Nếu bạn đã có ngân sách nuôi con từ trước, bạn cần điều chỉnh nó một chút. Còn nếu bạn chưa để dành được chút nào, bạn cần làm ngay bây giờ. Có thêm 1 đứa trẻ sẽ tiêu tốn của bạn một khoản tiền kha khá. Bạn cần phải biết cân đối ngân sách và làm sao để tiết kiệm được tiền.

Mang thai là một thời gian tuyệt vời để chuẩn bị một số tiền tiết kiệm. Bạn có thể bắt đầu bằng các phương án: Tôi có thể chi tiêu ít hơn cho ăn uống bằng cách nấu ăn tại nhà. Tôi có thể bớt hẹn hò đi chơi lại vì lí do em bé. Tôi có thể xin được đồ dùng sơ sinh ở đâu trước khi quyết định mua sắm. Tôi có cần thuê người chăm em bé không. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của một số bà mẹ có con nhỏ để tìm lời khuyên.

2. Cân nhắc vấn đề ở nhà chăm con

Có đủ khả năng có con là một chuyện. Lựa chọn để chuyển từ hai nguồn thu nhập vào một là một chuyện hoàn toàn khác. Nếu không thể nhờ ông bà chăm bé để đi làm, bạn có thể sẽ phải nghỉ ở nhà hoặc thuê người. Điều này cũng rút mất một khoản đáng kể trong thu nhập của bạn. Bạn cần xem xét và cân nhắc các yếu tố trước khi quyết định quạy lại làm việc.

3. Thử sống với chỉ một nguồn thu nhập

Điều tốt nhất bạn có thể làm nếu bạn muốn bỏ công việc để ở nhà với em bé của bạn là tập sống bằng một nguồn thu nhập trước. Lý tưởng nhất là bạn nên làm như vậy cho toàn bộ thai kỳ của mình và gửi tiết kiệm nguồn thu nhập thứ hai. Vào thời điểm có em bé, bạn sẽ biết làm thế nào để sống bằng một ngân sách eo hẹp (hoặc biết rằng bạn không thể làm điều đó) và bạn sẽ phải tiết kiệm được một khoản đáng kể để dùng tới nếu cần thiết.

4. Suy nghĩ về việc tham gia hội nhóm

Ngay thời gian mang thai, bạn có thể nên suy nghĩ đến việc tham gia vào hội nhóm các bà mẹ. Không chỉ học hỏi được nhiều kinh nghiệm chăm sóc bé mà bạn còn có thể tìm được vài thứ hay ho cho em bé với giá rẻ. Cũng có những hội trao đổi đồ để bạn tham gia và tiết kiệm được kha khá những khoản mua sắm cho con. Vì hầu hết em bé dùng đồ rất nhanh chật và phải thay mới. Đặc biệt, những thứ đắt tiền như nôi, cũi, xa đẩy, ghế rung, ghế ăn các bé chỉ dùng trong thời gian ngắn và bạn có thể mua thanh lý để tiết kiệm chi phí.

Nuôi con mẹ nên lường trước những điều gì?

1. Mẹ thường sinh sớm

Trước khi nghĩ đến chuyện nuôi con, các mẹ sinh đôi cần phải vượt qua thử thách đầu tiên như nguy cơ sinh non. Tuy mang thai đôi không phải là vấn đề to tát với các bà mẹ hiện đại, nhưng các mẹ thường có nguy cơ tiền sản giật cao hơn, nguy cơ tiểu đường thai kỳ và bên cạnh đó là sinh con sớm hơn ngày dự sinh. Khoảng 60% các mẹ sinh đôi thường sinh sớm hoặc sinh non. Thời gian mang thai trung bình của các mẹ sinh đôi thường là 35 tuần.

Điều này đồng nghĩa với việc các mẹ bầu cần được theo dõi cẩn thận trong thai kỳ. Nếu bé sinh non trước tuần thứ 28 hoặc có cân nặng lúc sinh thấp, bé sẽ được chăm sóc đặc biệt trước khi có thể được về nhà cùng mẹ.

2. Mẹ dễ bị trầm cảm sau sinh

Những ngày đầu chăm con luôn thật vất vả, nhất là khi đó là một cặp sinh đôi. Bố mẹ của các cặp sinh đôi thường phải thức nhiều hơn, ít nhất là trong vài tháng đầu tiên cho đến khi các bé tự làm quen với giờ giấc sinh hoạt nhất định. Trong khi đó, mẹ thường phải vất vả khi cho con bú, tắm rửa, thay tã và dỗ con ngủ gấp đôi những người mẹ chỉ sinh một bé.

Mệt mỏi, kiệt sức dễ làm các mẹ sinh đôi có khuynh hướng trầm cảm sau sinh cao hơn. Vì vậy, mẹ nên tranh thủ sự giúp đỡ của tất cả người thân trong gia đình hay bạn bè khi có thể.

3. Nhưng tương lai sẽ “dễ thở” hơn

Tin tốt cho mẹ: Nuôi dạy các cặp sinh đôi không khó khăn mãi mãi. Mẹ sẽ vất vả khoảng 3 năm đầu tiên, sau đó các bé đã tự lập hơn một chút, có thể tự chơi với nhau. Mẹ có thể cho các con học cùng trường, cùng lớp để tiện đưa đón. Những nhóc sinh đôi thường có cùng sở thích và mối quan tâm, nên mẹ có thể đưa các bé cùng đi xem phim, cùng đi uống trà sữa. Buổi tối, mẹ cũng chỉ cần đưa hai con lên giường ngủ cùng một lúc và kể cùng một câu chuyện cổ tích.

4. Mẹ có 2 đứa con giống hệt nhau

Các cặp song sinh cùng trứng thường giống hệt nhau và bố mẹ đôi khi cũng khó phân biệt được hai bé. Thường thì các thai song sinh sẽ có chung một túi ối và nhau thai, nhưng một số thì lại có 2 túi ối và 2 nhau thai riêng biệt. Sự thực là, đa số các cặp song sinh cùng trứng có cùng bộ ADN.

5. Hai bé có mối liên hệ tuyệt vời

Những bé song sinh cùng giới thường có mối liên hệ mạnh mẽ nhưng không nhất thiết hai bé có đặc điểm hoàn toàn giống nhau. Một bé có thể hướng ngoại hơn, trong khi một bé lại hướng nội. Nếu còn là trẻ sơ sinh, mẹ sẽ thấy hai bé có ngôn ngữ của riêng mình và thường bắt chước tiếng bập bẹ của nhau. Hai bé có thể cãi nhau, đánh nhau suốt ngày nhưng lại không chịu ở xa nhau.

6. Không phải “chiến tranh” giữa các bé luôn xấu

Chuyện cãi cọ giữa hai nhóc cùng một tuổi là không thể tránh khỏi. Đôi khi, đó lại là điều tốt. Chẳng hạn, một bé tỏ ra thành thạo hơn khi được dạy đi toilet sẽ khiến bé còn lại cũng cố gắng để làm tốt hơn. Mẹ cần lưu ý, quá nhiều tranh giành sẽ không phải là điều tốt. Mẹ cần theo dõi và bồi dưỡng cho thế mạnh riêng của mỗi bé. Ngoài ra, những khoảng thời gian dành riêng cho từng bé cũng rất cần thiết để nuôi dưỡng cá tính và sự độc lập.

7. Mẹ sẽ băn khoăn giữa thiên hướng tự nhiên và nỗ lực nuôi dạy

Nếu là cặp song sinh khác trứng, mẹ sẽ thấy rằng nuôi dạy các con cũng giống như mọi gia đình bình thường khác. Nhưng khi có một cặp song sinh cùng trứng, đôi khi mẹ sẽ tự hỏi nên để các bé phát triển theo thiên hướng tự nhiên mọi thứ giống nhau hay cố gắng nỗ lực dạy dỗ các bé theo những gì mẹ thấy cần thiết. Thực ra, những nghiên cứu đã ghi nhận, mỗi anh chị em trong cặp song sinh cùng trứng được nuôi dạy ở môi trường khác nhau thì sẽ có tính cách khác nhau. Vì vậy, mẹ hãy tự tin với quyết định của mình khi cảm thấy cần “uốn nắn” các bé nhé.

Bí quyết nuôi con của Ốc Thanh Vân

Trong showbiz Việt, có lẽ Ốc Thanh Vân là một trong những bà mẹ cừ khôi nhất. Một nách hai con nhưng Ốc vẫn rất nhanh nhẹn, khỏe mạnh, vừa đi diễn, vừa tự tay chăm sóc từng miếng ăn giấc ngủ cho con. Trò chuyện với Ốc, chỉ thấy cô say sưa “tám” không ngớt về hạnh phúc của việc nuôi con, trong đó đặc biệt là cậu cả Cola rất lém lỉnh và hoạt bát.nuôi con

Coca không chỉ cao lớn hơn các bạn cùng tuổi mà còn rất ra dáng “người lớn”, nói năng chững chạc và lý sự nữa. Vân nuôi con khéo quá!

Thật ra Vân mang bầu và sinh Coca trong tâm thế của người phụ nữ mới làm mẹ lần đầu, vừa háo hức, vui mừng, vừa hơi hoang mang, lo sợ một chút. Vì vậy mà khi Coca ra đời, mọi sự quan tâm, chăm sóc Vân đều dồn hết cho con. Vân cũng chỉ học tập kinh nghiệm của các chị em đi trước là chính, chỉ khác là Vân nuôi con thuận theo tự nhiên lắm. Có những quy tắc con phải nghiêm túc tuân theo nhưng cũng có những việc chẳng theo quy tắc nào cả, cứ để tự nhiên thôi.

Khi Coca mới tập đi, Vân cho con đi chân trần để con được tiếp xúc với mặt đất một cách bản năng nhất. Khi Coca bắt đầu biết màu sắc và quan sát các vật xung quanh, Vân cho con chơi với những khối hình đa dạng, đầy màu sắc và những trò chơi lắp ghép. Coca cực kỳ hiếu động nhưng ghi nhớ rất giỏi, thế nên câu chuyện gì ba mẹ đã kể một lần là lần sau Coca sẽ kể lại được gần như trọn vẹn.

Vân cũng đặt ra cho con vài nguyên tắc bắt buộc như tự sắp xếp đồ chơi sau khi chơi, lau bàn, lấy đồ phụ mẹ. Khoảng một năm trở lại đây, khi Vân bắt buộc phải “chia sẻ” sự quan tâm và tình cảm của mình cho em của Coca – bé Cola, Vân lại cảm thấy vui hơn vì nhận ra Coca trưởng thành và tự lập hơn rất nhiều.

Nếu dùng một từ thật ngắn gọn nhưng súc tích để miêu tả tính cách Coca, đó sẽ là từ gì?

Có lẽ là “ông cụ non”. Ngày nào Coca ở nhà, là mẹ Vân phải chuẩn bị tâm lý “hết sức bình tĩnh” vì đó sẽ là một ngày rất dài để trả lời liên tục những câu hỏi “tại sao” của “ông” ấy. Coca hỏi không ngừng, từ những điều đơn giản nhất đến những điều khó trả lời nhất. Có khi anh chàng còn hỏi những câu mà mẹ đã trả lời rất nhiều lần rồi. Mỗi lần như vậy, như chợt nhận ra mình đã hỏi rồi, anh chàng lại tự động trả lời y như lời mẹ.

Mà đâu chỉ vậy, Coca hiếu động lắm, chẳng lúc nào yên chân yên tay, mọi thứ xung quanh nhà đều nằm trong danh mục muốn khá và phá. Mỗi lần khám phá ra thứ mới, cu cậu luôn kèm theo hàng loạt câu hỏi “tại sao” cho mẹ. Những lúc như thế, tuy mệt nhưng Vân lại rất vui vì con đang lớn và học hỏi được rất nhiều.Nuôi con

Dinh dưỡng là một trong những ưu tiên hàng đầu đối với trẻ, nhiều bậc cha mẹ gặp vấn đề nan giải với việc chọn sữa, thay đổi sữa, bột ăn dặm cho con nhưng kết quả không phải lúc nào cũng như ý. Trong quá trình nuôi Coca, Vân có gặp những vấn đề này không?

Có chứ, lúc đầu Vân cũng rất băn khoăn không biết mình chọn gì cho con là tốt nhất. Nhưng khi được bác sỹ dinh dưỡng tư vấn và tìm hiểu thông tin thêm trên mạng, Vân hiểu điều tốt nhất cho con chính là nguồn dinh dưỡng hỗ trợ con xây dựng hệ tiêu hóa khỏe. Bởi khi tiêu hóa tốt nghĩa là có hệ miễn dịch tốt và hấp thu được các chất dinh dưỡng cần thiết khác, giúp con có cơ hội phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí não.

Vân luôn tin rằng với việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, chú trọng đến các thực phẩm có chứa Probiotics nhằm hỗ trợ hệ tiêu hóa, sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, là nền tảng để con khỏe mạnh và lớn khôn. Theo Vân khi nuôi con nói chung và chọn sữa cho con nói riêng là phải đảm bảo yếu tố tiêu hóa tốt, không cần con phải tăng cân quá nhanh, không ép buộc con ăn theo ý mình, quan trọng nhất vẫn là con khỏe mạnh, nhanh nhẹn.

Nestle NAN Kid 4 – Thức ăn công thức dinh dưỡng (sữa bột công thức) dành cho trẻ từ 2-6 tuổi, bổ sung hơn 100 triệu vi sinh vật có lợi PROBIOTICS Bifidus BL® giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe và tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ luôn phát triển khỏe mạnh mỗi ngày. Đồng thời còn cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu như: DHA, axit Linoleic (Omega 6, ω 6, LA), canxi, vitamin D, sắt, kẽm, vitamin B1, B2, B6, B12 bổ sung thêm vào khẩu phần ăn của bé hằng ngày để giúp cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của bé.

Nuôi con 3

Câu chuyện nuôi con 6 năm đầu đời tổn “nửa tỷ chứ bao nhiêu” gây dậy sóng

Một mẹ bỉm sữa gần đây đã chia sẻ danh sách chi tiết các món đồ cần mua, khoản tiền cần phải chi để nuôi con chỉ lên 6 tuổi mà thôi. Con số được tổng kết lại lên tới 551.863.000 đồng. Đó là một số tiền không hề nhỏ so với tài chính của nhiều gia đình trẻ.

Dù chưa vượt cạn nhưng một mẹ bầu đã dự kiến bảng chi phí nuôi con 6 năm đầu đời. Bà mẹ 3 con – MC Minh Trang chính là người đã chia sẻ hình ảnh này. Một lần nữa khiến cộng đồng chị em bỉm sữa “dậy sóng”.

Nuôi một em bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 1 năm đầu đời, không thuê người giúp việc, cho bé đi học đúng tuổi và học trừng công liệu có lên tới con số 551.863.000 đồng cho 6 năm đầu đời hay không?Nuôi con 4

Mẹ bỉm sữa nổi tiếng MC Minh Trang bày tỏ quan điểm

“Mình vẫn biết có không ít gia đình nếu cũng lập bảng kê như thế này, con số có thể gấp cả chục lần, nhưng mình cũng nghĩ ngay cả với nhiều gia đình ở thành thị, con số nửa tỉ đồng cho 6 năm đầu tiên này cũng là cả một sự đắn đo và cố gắng, chưa kể những khu vực khác.

Nhìn danh sách chi tiết, cảm giác như bạn ấy đang bê nguyên một siêu thị Mẹ và bé về nhà.

Mình hiểu khi có con đầu, nhất là lúc chưa sinh, bước vào cửa hàng đồ trẻ con, như bước vào một thế giới diệu kỳ, cái gì cũng thấy cần thiết (nhất là khi còn chưa có kinh nghiệm để biết đồ gì cần, đồ gì không). Sợ rằng chỉ thiếu 1 món thôi, con sẽ không khỏe, con sẽ không phát triển tư duy, con sẽ không được như những đứa trẻ khác đồng trang lứa.

Nhưng thực tế, nếu cứ mua theo suy nghĩ như vậy, sẽ có rất nhiều món bé không sử dụng, dẫn đến lãng phí. Chưa kể, có nhiều món không tốt và chưa chắc phù hợp cho bé”.

Diễn viên Tú Vi dù mới lần đầu làm mẹ bỉm sữa nhưng cũng có quan điểm rất rõ ràng:

“Bỏ ống heo bao nhiêu để nuôi con? Nhiều người cứ bảo “Nhiều tiền thì tiêu nhiều, ít tiền thì tiêu ít”. Nhưng Vi thấy câu này đã xưa rồi.

Phải nuôi con mới biết có hàng trăm khoản phải tiêu, phát sinh ngoài ý muốn nhưng chẳng mẹ bỉm sữa nào nỡ cắt bỏ. Nhiều bạn khi thấy Vi mua sắm nhiều thường hay khuyên là nên tiết kiệm, thấy người ta có mua sắm cho con nhiều đến vậy đâu. Nhưng thật tình, Vi chỉ muốn nói một câu “Có con rồi thì biết.

Ví dụ như bảng chi tiêu này, nhiều người nói là quá tay, nhưng bản thân Vi là người mẹ, chắc chắn không muốn Cún thiếu mất khoản nào và thấy rằng nó hoàn toàn hợp lý. Nếu Vi mà soạn bảng chi tiêu cho Cún, ắt hẳn dài gấp mấy lần, viết mấy trang A4 cũng không hết.Nuôi con

Nếu cứ giữ suy nghĩ nuôi con tốn kém, cần tiết kiệm mà con mình chịu thiệt thòi thì Vi thấy tội nghiệp lắm. Muốn chăm con cho tốt, muốn con khỏe mạnh thì không thể quá tính toán, Vi luôn sẵn sàng bỏ thêm tiền để sử dụng những sản phẩm chất lượng nhất.

Thú thật từ lúc Cún còn chưa ra đời, Vi đã trở thành mẹ bỉm sữa nghiện sắm đồ cho con. Vi nghĩ, tuổi thơ con chỉ có một lần, tại sao không dành cho con những điều tốt nhất!

Giờ lỡ có ai nhìn vào mà đánh giá thế này thế nọ thì chắc Vi cũng chịu, con mình thì mình phải thương thôi chứ biết sao giờ.”

MC Minh Trang chỉ muốn kết luận lại rằng: “Cuối cùng, thứ đắt nhất trong suốt những năm tháng tuổi thơ của con trẻ, lại không phải là thứ mua được bằng tiền, không thể quy được ra tiền để tổng hợp vào bảng chi phí như thế nào, đó chính là thời gian của bố mẹ

Thứ này đắt hay rẻ, khan hiếm hay dồi dào đều là từ quyết định của chính chúng ta! Mua cho con thật nhiều đồ chơi đắt tiền nhưng lại chẳng có thời gian chơi cùng con, mới là điều tồi tệ nhất, hơn cả việc con chẳng có thứ đồ chơi nào, nhưng lại có bố mẹ ở bên!”.

Mẹ có cùng quan điểm với 2 bà mẹ nổi tiếng này không?

Nuôi con chưa bao giờ là việc dễ dàng, vì vậy mẹ càng nên trang bị cho mình nhiều kiến thức để hỗ trợ cho việc chăm sóc, nuôi dạy bé từ giai đoạn con chào đời cho đến khi trưởng thành. Marry Baby hy vọng bài viết sẽ hữu ích với mẹ.

Marry Baby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x