Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Phụ nữ luôn đau đầu nghĩ về bữa cơm gia đình hàng ngày. Công việc nấu ăn hàng ngày chưa bao giờ đơn giản cả. Vậy tại sao chúng ta không thử tham khảo những thông tin dưới đây.
Làm sao để vừa đầy đủ dinh dưỡng, vừa ngon miệng lại phù hợp với tất cả các thành viên trong gia đình. Nếu bạn học được những bí kíp nấu ăn từ những chị em khéo tay hay làm, thì việc nấu món ngon sẽ trở nên đơn giản hơn đấy.
Không chỉ giúp gia tăng tình cảm của các thành viên, bữa cơm gia đình còn giúp bé cưng phát triển khả năng ngôn ngữ. Hai lý do này đã đủ với bạn chưa?
Nếu chưa, mời bạn xem thêm ngay 7 lý do các chuyên gia khuyến cáo không nên bỏ quên thời gian cả gia đình cùng ăn cơm sau đây.
Theo một cuộc khảo sát năm 2000, tiến hành trên những trẻ em từ 9-14 tuổi cho thấy việc thường xuyên ăn tối với gia đình sẽ giúp trẻ ăn nhiều rau và cắt giảm bớt lượng thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ trẻ tiêu thụ mỗi ngày.
Hơn nữa, khẩu phần ăn của bé cũng đa dạng với nhiều nhóm thực phẩm và dinh dưỡng quan trọng như canxi, sắt, chất xơ…
Ngay cả khi trẻ không thích trong lần đầu nếm thử, nhưng nếu thường xuyên ăn, bé cưng cũng sẽ có xu hướng tập quen dần. Thậm chí, nhiều bé “quay 180 độ” từ ghét sang thích.
Đây là kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí Dinh dưỡng Y khoa châu Âu (2003). Chính vì vậy, nếu bé không thích món nào, mẹ cứ kiên nhẫn tập từ từ. Không sớm thì muộn, bé cưng cũng sẽ ngấu nghiến món đó cho mà xem.
Đi ăn ngoài có thể sẽ tiện lợi hơn cho mẹ trong khoản nấu nướng và dọn dẹp, nhưng lại không “lợi” cho ví tiền và sức khỏe của cả nhà đâu nhé!
Theo thống kê, thường xuyên ăn ngoài sẽ khiến bạn gia tăng ít nhất 40% ngân sách cho thực phẩm và làm cơ thể nạp nhiều hơn 60% nhu cầu calories cần thiết. Nguyên nhân vì khi đối diện với nhiều thức ăn hơn, bạn có xu hướng sẽ ăn nhiều hơn mức cơ thể cần, “thủ phạm” chính gây nên tình trạng béo phì.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ thường xuyên có thời gian ăn uống cùng gia đình sẽ ít có khả năng trầm cảm hoặc rối loạn tiêu hóa hơn.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia đến từ trường Đại học Y tế Công cộng (Minnesota, Mỹ), với một đứa trẻ đang chán nản, buồn rầu, bữa cơm gia đình có thể được xem là một liệu pháp tâm lý hiệu quả, giúp cải thiện tinh thần.
Mọi người thường có xu hướng chia sẻ về những công việc hoặc cảm xúc của mình trong bữa ăn gia đình. Và đây chính là cách giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ cũng như tăng vốn từ vựng của mình.
Theo thống kê, trẻ em có thể học được hơn 1.000 từ lạ trong khi ăn uống cùng gia đình, gấp rất nhiều lần so với số từ bé có thể học được thông qua việc đọc, kể chuyện mỗi tối (khoảng 143 từ).
Thậm chí, một nghiên cứu khác còn cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa thành tích học tập của trẻ và tần suất những bữa cơm gia đình. So với các bé chỉ ăn cơm cùng bố mẹ 1-2 lần/ tuần, những bé cùng ăn cơm từ 5-7 lần/ tuần sẽ có thành tích tốt hơn gấp 2 lần.
Không chỉ giảm nguy cơ trầm cảm cho trẻ, bữa cơm gia đình còn giúp các bậc phụ huynh giảm stress hiệu quả. Kết quả nghiên cứu năm 2008 của Đại học Brigham Young cho thấy cùng ăn cơm với các thành viên khác trong nhà có tác dụng giảm stress và sự căng thẳng sau nhiều giờ làm việc.
Không thể ngăn ngừa việc phun thuốc trừ sâu, tiêm thuốc độc hại vào thực phẩm, nhưng so với ăn ngoài, chắc chắn độ vệ sinh an toàn thực phẩm khi ăn nhà cũng làm bạn yên tâm hơn. Đúng không?
Cuộc sống gia đình đầy những lo toan, bận rộn khiến việc có thời gian dành cho nhau trở nên khó khăn. Thật khó để mọi người cùng tập hợp lại để thưởng thức bữa ăn. Tuy nhiên, điều này luôn đáng để bạn nỗ lực.
Khi bạn đã đặt bữa ăn chung với cả nhà vào thời gian biểu hàng tuần, sẽ không khó để giữ đúng kế hoạch. Cất điện thoại, tắt ti-vi và bạn sẽ làm cho khoảng thời gian này trở nên ý nghĩa hơn.
Trẻ nhỏ trong nhà có thể giúp bạn bày chén đĩa và trang trí bàn ăn.
Dành ra khoảng nửa giờ cho một bữa ăn sẽ giúp bé đủ thời gian để ăn uống, thử các món mới và tập thói quen ăn uống lịch sự. Thời gian này cũng đủ để thư giãn, tán gẫu và bạn sẽ thấy gia đình mình tuyệt vời biết bao.
Bạn biết không, nếu để trẻ tham gia vào việc nấu bữa ăn, ở một khâu nho nhỏ như lặt rau chẳng hạn, sẽ giúp bé hứng thú muốn thử món ăn đó hơn. Bé có cơ hội học cách nấu ăn và chia sẻ trách nhiệm với những thành viên khác trong gia đình.
Bạn không biết những người khác trong nhà đang làm gì, tiến triển ra sao và gặp khó khăn gì. Vậy thì đừng quên để cho họ cơ hội để nói trong bữa ăn. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, khi bé không muốn nói chuyên thì bạn đừng ép buộc mà cứ để con lắng nghe câu chuyện của những người khác trong gia đình. Mục đích chính là làm cho bữa ăn trở nên thật đáng để tham gia và đầy tính cởi mở.
Khi các con nhỏ hành động một cách lịch thiệp tại bàn ăn và bé chịu thử một món mới, bạn đừng quên khen ngợi hay đưa ra một lời động viên cụ thể nhé. Đừng khen chung chung là “ngoan lắm con yêu”, mà hãy nói “mẹ rất vui vì hôm nay con đã không làm rơi đồ ăn ra bàn và lại còn thử món thịt bò nữa chứ”.
Đừng bao giờ dùng thức ăn để thưởng hay phạt bé. Chẳng hạn, khi bạn bảo con “ăn hết bò xào và cơm rồi mẹ sẽ cho con ăn kem”, lúc này bạn đã vô tình khiến bé xem việc ăn uống như là đối phó thay vì khám phá và thưởng thức.
Sẽ thật tốt khi bạn chuẩn bị những món ăn đa dạng và không lặp lại. Điều này sẽ khiến cả nhà háo hức mong đợi đến giờ ăn để xem điều bất ngờ nào đang chờ đón họ. Một vài gợi ý:
Không phải ai cũng biết nên khơi gợi chuyện gì trong bữa cơm gia đình để các thành viên chia sẻ, lắng nghe để hiểu nhau hơn. Gợi ý sau đây sẽ giúp bạn trở thành “nhạc trưởng” cho gia đình thêm vui vẻ
Trẻ tiểu học tiếp xúc với thế giới học đường lần đầu tiên, con sẽ có rất nhiều chuyện muốn cho cha mẹ biết. Bạn hãy hỏi con những vấn đề liên quan đến một ngày học tập trên lớp, trong lúc cả nhà ngồi quay quần bên nhau và ăn bữa cơm gia đình.
Chẳng hạn như bạn hỏi bé chuyện cô giáo dạy con những gì, con với bạn bè có chuyện gì vui vẻ, hoặc có điều gì lạ hơn so với mọi ngày không.
Trẻ sẽ cảm thấy mình rất được quan tâm khi ba mẹ hỏi han mình về những chuyện của mình, đồng thời đây cũng là một cách nắm bắt suy nghĩ tâm lý của bé để dạy dỗ con trẻ tốt hơn, bảo vệ con khỏi những nguy hiểm mà chỉ có bản năng làm mẹ mới mách bảo bạn được.
Trong bữa cơm gia đình, bạn có thể đề cập đến chuyện sẽ thực hiện một cuộc dã ngoại ngoài trời cùng cả nhà vào dịp cuối tuần, hoặc là sẽ cùng nhau đi sở thú, đi bơi để thư giãn. Không khí của bữa cơm gia đình sẽ trở nên vui nhộn hơn rất nhiều nếu có sự góp ý của các con.
Cho con dự phần vào và lên kế hoạch theo ý mình, con bạn sẽ học được cách nêu ý kiến, bảo vệ ý kiến cá nhân và cảm thấy được tôn trọng khi được cha mẹ chấp nhận ý kiến.
Trong bữa cơm gia đình, bạn hãy hỏi chồng về dự định đi du lịch với công ty trong tháng tới, hoặc chồng hỏi vợ về lớp vẽ thư giãn có vui vẻ không, có thể cho anh cùng tham gia không.
Nếu trong gia đình có ông bà sống chung, hãy hỏi thăm ông bà về những chậu cây ông vừa trồng như thế nào, hay là hỏi bà về chương trình cải lương trên truyền hình vừa xem có hay không… Những câu thăm hỏi đơn giản như thế rất dễ để tạo nên sự gắn kết hơn cho gia đình bạn
Những chuyện hài hước là liều thuốc bổ giúp giảm bớt những căng thẳng mệt mỏi cho các thành viên trong gia đình. Bạn có thể kể một chuyện vui bạn chứng kiến được trong ngày, hoặc đọc trược trên báo, xem được trên mạng internet…
Hãy học cách tạo cho mình một chút hài hước trong những cuộc trò chuyện để mọi người xung quanh cảm nhận được niềm vui. Điều đó sẽ là một yếu tố giúp duy trì ý nghĩa trong bữa cơm gia đình đấy nhé.
Thay vì chỉ trích những khuyết điểm sai lầm của nhau, thì trong bữa cơm gia đình, hãy dành cho nhau những lời khen mà các thành viên gia đình bạn xứng đáng có được.
Ví dụ khen con bạn đạt điểm cao trong buổi học ngày hôm nay, khen vợ bạn hôm nay nấu ăn ngon, hoặc nếu chồng bạn đã lăng xả trong chuyện giúp vợ giặc đồ hay lau nhà thì bạn cũng đừng kiệm lời khen anh ấy trước mặt các con của mình trong thời điểm cả nhà sum họp.
Đây cũng là cách giáo dục con cái tốt. Bạn nêu ra một tấm gương tốt nào đó bạn gặp được trên đường, nơi làm việc để nói với các con của mình trong bữa cơm gia đình, con trẻ sẽ hiểu rằng làm việc tốt luôn được mọi người ghi nhớ và tôn vinh.
Thay vì nói về công việc, về những dự án vĩ mô, về sự không hài lòng đối với một số mối quan hệ bên ngoài, trong bữa cơm gia đình, bạn hãy nói với gia đình của mình những câu chuyện bé nhỏ giản đơn về lòng tốt, sự giúp đỡ, để các con của bạn học dần dần cách làm một người tốt.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.