Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trung Hiếu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 29/05/2023

Ăn dặm truyền thống là gì? Thực đơn ăn dặm truyền thống bé 6-7 tháng

Ăn dặm truyền thống là gì? Thực đơn ăn dặm truyền thống bé 6-7 tháng
Ngoài phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và BLW (ăn dặm chỉ huy), các mẹ Việt Nam thường chọn ăn dặm truyền thống với cách nấu đơn giản, khẩu phần đa dạng và đầy dinh dưỡng cho trẻ.

Từ lúc bé lên 6 tháng tuổi, mẹ có thể bắt đầu tập cho bé ăn dặm truyền thống. Phương pháp này được áp dụng lâu đời và phổ biển tại nước ta vì nó đem lại hiệu quả cao, giúp bé mong ăn chóng lớn trong những năm đầu đời.

1. Ăn dặm truyền thống là gì?

Ăn dặm truyền thống là phương pháp ăn dặm theo kinh nghiệm nhiều đời của ông bà, thế hệ trước. Nguyên tắc của ăn dặm truyền thống là xay nhuyễn thức ăn cho loãng để bé dễ tiêu hóa; trước khi chuyển sang giai đoạn ăn cháo với thịt, cá, rau củ.

Phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống là sự kết hợp giữa những loại thức ăn có chất đạm, béo, tinh bột và chất xơ từ rau củ, trái cây tươi.

ăn dặm truyền thống
Các loại thức ăn của phương pháp này đảm bảo đủ các chất: đạm, béo, tinh bột và chất xơ

2. Ưu và nhược điểm của phương pháp ăn dặm truyền thống

2.1 Ưu điểm

  • Cách chế biến đơn giản, tiện lợi cho mẹ nhưng vẫn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho con yêu.
  • Với lượng thức ăn dặm nhiều, bé sẽ tăng cân nhanh trong thời gian đầu theo phương pháp này.
  • Hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển nên việc xay nhuyễn thức ăn không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
  • Phương pháp kiểu truyền thống dễ được ủng hộ bởi ông bà hơn phương pháp kết hợp với kiểu Nhật hay ăn dặm BLW.

2.2 Nhược điểm

  • Xay nhiều loại thức ăn chung với nhau gây khó khăn cho việc phân biệt mùi vị, dẫn đến bé dễ biếng ăn.
  • So với ăn dặm kiểu Nhật giúp bé tập nhai đồ ăn thô nhiều hơn ở các giai đoạn khác nhau; kiểu Việt Nam làm bé quá quen với thức ăn nhuyễn.

3. Hướng dẫn ăn dặm kiểu truyền thống cho bé mới bắt đầu

3.1 Cho bé ăn dặm đúng thời điểm

Trong bài viết dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm có đề cập rõ, trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên mới có thể bắt đầu tập ăn dặm. Đây là cũng là độ tuổi theo khuyến cáo của CDC Hoa Kỳ, UNICEFWHO.

Việc tập ăn dặm quá sớm có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ; khiến bé khó có thể hấp thụ được dưỡng chất. Nhưng nếu trẻ ăn dặm quá muộn cũng sẽ không thể có đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển. Từ đó làm trẻ chậm lớn và suy dinh dưỡng.

3.2 Số bữa ăn dặm cho bé trong 1 ngày

Giai đoạn 1: Khi mới bắt đầu tập ăn dặm truyền thống; bé chỉ nên ăn 1 bữa mỗi ngày. Và tập ăn 1 loại thực phẩm trong ít nhất 3 ngày để có thể làm quen.

Giai đoạn 2: Sau một tháng (khoảng 7-8 tháng tuổi), khi bé đã quen hơn, mẹ có thể nâng lên 1-2 bữa mỗi ngày.

Giai đoạn 3: Từ 9 tháng đến 12 tháng tuổi, mẹ đã có thể cho bé ăn dặm truyền thống 3 bữa/ngày.

Tuy nhiên, mẹ lưu ý là các chuyên gia khuyến khích mẹ cho bé bú sữa cho đến khi được 1 tuổi. Ngoài ra, với phương pháp ăn dặm kiểu Việt Nam; mẹ không cần mất quá nhiều thời gian để chế biến cho bé 1 bữa ăn dặm đầy bỗ dưỡng. Thường sẽ chỉ tốn khoảng 15 – 20 phút.

Mẹ xem thêm: Bảng thời gian cho bé ăn dặm; và Bé nên ăn giờ nào trong ngày?

Lưu ý

3.3 Các điểm cần lưu ý khi bắt đầu cho con ăn dặm truyền thống

Thứ 1: Cháo xay nhuyễn theo mức độ thô khác nhau, phù hợp độ tuổi để tập dần cho bé khả năng ăn thức ăn thô. Với phương pháp này, mẹ điều chỉnh độ thô từ ăn bột đến ăn cháo đến ăn những thức ăn băm; rồi mới ăn cơm cùng gia đình.

Thứ 2: Mẹ nên chọn những loại rau củ cung cấp cho bé đầy đủ vitamin cần thiết. Khi sơ chế, luộc rau củ, mẹ cũng nên quan tâm về việc có nên thêm gia vị để bé vừa giúp bé dễ ăn vừa đảm bảo sự phát triển về thể chất. Sau đó, mẹ phải xay thật mịn để bé dễ ăn hơn nhé.

Các nhóm rau củ cần thiết:

  • Xanh đậm: mồng tơi, rau ngót…
  • Xanh nhạt: bí đao, su su, mướp…
  • Vàng và đỏ: cà chua, bí đỏ, cà rốt, khoai lang…

Tuyệt đối không được cho thêm các loại gia vị của người lớn vào trong khẩu phần ăn dặm của bé. Các bà mẹ nên chú ý tránh cho bé dùng những món ăn, thực phẩm dễ gây dị ứng, như mật ong, đậu phộng,…

>> Xem thêm: 12 thực phẩm ăn dặm cho bé bổ dưỡng và cách chế biến

Thứ 3: Tương tự như rau củ, đối với thực phẩm là thịt, cá… mẹ nên thêm gia vị như hành, gừng, nước mắm khi luộc và xào sơ chúng. Đặc biệt với tôm, cá, lươn, mẹ không nên xay quá nhuyễn sẽ gây mất chất dinh dưỡng và khiến bé dễ ngán ăn. Vì vậy, hãy làm nát chúng để tập dần thói quen ăn thức ăn thô cho trẻ.

ăn dặm truyền thống 1
Bé ăn dặm truyền thống thường có khẩu phần đầy bổ dưỡng

3.4 Những chất cần có trong thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 -7 tháng tuổi

Để đảm bảo bé có thể ăn dặm truyền thống nhưng vẫn cân bằng dưỡng chất; tốt cho sức khỏe và sự phát triển, mẹ nên:

  • Chất đạm: ăn một số loại đậu, cá, trứng, thịt và các loại protein khác.
  • Tinh bột: lựa chọn thực phẩm cung cấp tinh bột và giàu chất xơ như khoai tây, bánh mì, gạo hoặc mì ống
  • Vitamin và chất xơ: ưu tiên cho bé tập ăn dặm rau củ trong giai đoạn đầu.
  • Chất béo: chọn dầu và bơ phết không bão hòa, và ăn chúng với số lượng ít.

Khi bé đã ăn dặm được khoảng 2-3 tháng, mẹ hãy cố gắng chọn nhiều loại thực phẩm khác nhau từ 4 nhóm thực phẩm chính để có được nhiều loại chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, trong giai đoạn ăn dặm, bé yêu cũng nên được bổ sung:

  • DHA: Có nhiều trong sữa mẹ.
  • Chất sắt: Các loại đậu nghiền bột như đậu tây, đậu đen, đậu lăng hay các loại rau có màu xanh đậm.
  • Vitamin D: Nắng buổi sớm rất tốt nên mẹ có thể cho bé tắm nắng; hoặc cho bé ăn dặm từ các nguyên liệu cá hồi để bổ sung vitamin D.

Cân bằng dưỡng chất

4. Gợi ý mẹ 3 món ăn dặm truyền thống bổ dưỡng

4.1 Cháo ăn dặm nấu với cà rốt

Nguyên liệu:

  • Cháo trắng.
  • Cà rốt.

Cách nấu:

  • Bước 1: Mẹ nấu cháo trắng theo tỉ lệ 1:10 gạo/nước. Tiếp đó, rây qua lưới cho thật mịn rồi lấy nước cất.
  • Bước 2: Cà rốt gọt vỏ và rửa sạch. Đem luộc hoặc hấp cho chín mềm, xong đem ra ray hoặc nghiền nhỏ.
  • Bước 3: Để cho bé ăn dặm, mẹ trộn 2 thìa cháo nhuyễn và 2 thìa cà rốt nhuyễn rồi đảo đều.

4.2 Súp khoai tây sữa bổ dưỡng

Nguyên liệu:

  • 60ml sữa mẹ/ sữa công thức.
  • 1/2 củ khoai tây.

Cách nấu:

  • Bước 1: Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch rồi bổ nhỏ. Đem luộc hoặc hấp chín mềm.
  • Bước 2: Sữa cho vào nồi nấu cùng khoai tây đến lúc khoai mềm.
  • Bước 3: Mẹ lấy hỗn hợp đó xay nhuyễn hoặc rây qua lưới để lấy hỗn hợp loãng, mềm mịn.

4.3 Bơ trộn sữa bổ mát dễ làm

Nguyên liệu:

  • 1/4 quả bơ chín.
  • 50 – 60ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Cách nấu:

  • Bước 1: Với bơ chín, mẹ bỏ vỏ và thái lát rồi đem nghiền cho mịn.
  • Bước 2: Cho sữa vào bơ đã được xay nhuyễn rồi trộn đều.

>> Xem thêm: Cách nấu cháo cho bé ăn dặm đơn giản, đảm bảo đủ dinh dưỡng

5. Thực đơn ăn dặm truyền thống theo từng độ tuổi

Dù là phương pháp truyền thống nhưng thức ăn trong thực đơn cần tăng dần đều độ thô, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé sau khi sinh. Dưới đây là thực đơn để mẹ chuẩn bị cho hành trình ăn dặm truyền thống của con:

  • Từ 6 tháng tuổi, mẹ nên cho bé tập ăn dặm với các món bột như thịt heo, thịt gà, đậu hũ, lòng đỏ trứng…
  • Từ 7 tháng tuổi trở lên, mẹ tập cho bé ăn các món tanh như cháo cua, cháo cá hồi, cháo lươn
  • Từ 8 tháng tuổi, bé có thể tập ăn các món hải sản như tôm, ghẹ, nghêu…
  • Từ 9 tháng tuổi, mẹ nấu cháo hạt, cùng với thức ăn đã được xay nhuyễn nhé!
ăn dặm truyền thống 2
Thực đơn ăn dặm truyền thống thay đổi với độ thô khác nhau tùy theo từng độ tuổi

Khi bé đạt trên 12 tháng tuổi, bé có thể ăn cơm với khẩu phần như người lớn. Tuy nhiên, mẹ nên băm thức ăn ra để bé quen dần với thức ăn thô cũng như rèn luyện khả năng nhai.

Như vậy với sự đơn giản và nhanh gọn, kiểu ăn dặm truyền thống được rất nhiều gia đình áp dụng cho con của mình. Phù hợp thể trạng trẻ sơ sinh Việt Nam, phương pháp này giúp bé hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng, đảm bảo tăng cân nhanh đều.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. What to feed your baby
https://www.nhs.uk/start4life/weaning/what-to-feed-your-baby/around-6-months/
Ngày truy cập: 29.05.2023

2. Weaning: How To
https://llli.org/breastfeeding-info/weaning-how-to/
Ngày truy cập: 29.05.2023

3. When, What, and How to Introduce Solid Foods
https://www.cdc.gov/nutrition/infantandtoddlernutrition/foods-and-drinks/when-to-introduce-solid-foods.html#:~:text=
Ngày truy cập: 29.05.2023

4. Introducing solids: why, when, what and how
https://raisingchildren.net.au/babies/breastfeeding-bottle-feeding-solids/solids-drinks/introducing-solids
Ngày truy cập: 29.05.2023

5. Starting Solid Foods
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/feeding-nutrition/Pages/Starting-Solid-Foods.aspx
Ngày truy cập: 29.05.2023

x