Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 13/10/2020

Bạn có cho bé bú bình đúng cách?

Bạn có cho bé bú bình đúng cách?
Để bé phát triển khỏe mạnh và toàn diện, hầu hết các mẹ đều dùng đến sự hỗ trợ của sữa công thức. Một số thông tin hữu ích trong bài viết sẽ giúp mẹ tìm được “công thức” hoàn hảo cho bé bú bình

Bú bình và bú mẹ có tác động tới hệ tiêu hóa và miễn dịch của em bé không? Mẹ nên cho trẻ bú bình như thế nào cho đúng cách. Hãy cùng Marry Baby tìm hiểu ngay sau đây nhé.Bú bình

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh bú mẹ và bú bình

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh bú mẹ và bú bình hoàn toàn khác biệt, theo nghiên cứu gần đây của trường đại học California, Mỹ. Mẹ nên tiếp nhận thông tin này thế nào?

Theo nghiên cứu gần đây của các chuyên gia khoa học đến từ trường đại học California, Mỹ, khỉ con bú sữa mẹ phát triển hệ thống miễn dịch hoàn toàn khác biệt so với khỉ bú bình. Các nhà nghiên cứu mong đợi sự hình thành các lợi khuẩn tốt cho hệ miễn dịch của khỉ bú bình qua những chế độ dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, kết quả hoàn toàn ngược lại với mong đợi, khỉ bú bình chứa quá ít tế bào T và TH17, hai “chiến binh” giúp chiến lại bệnh nhiễm khuẩn salmonella và các mầm bệnh khác.

Sự khác biệt bắt đầu xuất hiện ồ ạt khoảng vài tháng sau khi khỉ con cai sữa. Mặc dù ăn một chế độ như nhau nhưng khỉ bú mẹ lại sở hữu hệ miễn dịch vượt trội hơn hẳn. Chức năng miễn dịch của trẻ sơ sinh được hình thành nhờ nhiều vi khuẩn có lợi.

1. Khác biệt lớn khi ở mốc sáu tháng tuổi

Quay trở lại với nghiên cứu trên, khỉ con khi sinh ra hầu như không có tế bào TH17, và phải nhân lên số lượng trong suốt 18 tháng đầu tiên trong 2 năm đầu đời. Tế bào quan trọng này giúp chống lại rất nhiều sự xâm nhập của cá vi khuẩn gây hại, trong đó có SIV, tương tự với HIV ở loài người.Với kế hoạch nghiên cứu cho hai nhóm khỉ con bú mẹ và bú bình trong 12 tháng, nhưng chỉ đến 6 tháng, các nhà khoa học đã xác định được những khác biệt rõ ràng ở hệ miễn dịch của hai nhóm.

Cụ thể, khỉ bú mẹ chứa lượng lớn vi khuẩn prevotella và ruminococcus, giúp ngăn ngừa các bệnh răng miệng và tiêu hóa. Trong khi đó, khỉ bú bình lại chứa nhiều vi khuẩn clostridium, giúp hạn chế chứng ngộ độc thực phẩm. Nhìn chung, lượng vi khuẩn có lợi ở khỉ bú mẹ nhiều hơn, đa dạng hơn hẳn khỉ bú bình. Điều này đồng nghĩa, khỉ bú mẹ sẽ ít có nguy cơ mắc bệnh hơn.

Bú bình
Đường trong sữa mẹ giúp phát triển vi khuẩn có lợi, hơn nữa có hỗ trợ xây dựng nên hệ thống tế bào miễn dịch cần thiết cho sức khỏe bé.

2. Sự phát triển của vi khuẩn đường ruột khi 12 tháng tuổi

Đến 12 tháng tuổi, 2 nhóm khỉ cho thấy sự tương phản đáng kể, sự khác biệt tập trung tuy vẫn nằm ở các tế bào T. Nhóm khỉ bú mẹ sở hữu lượng lớn tế bào T, đã được “trang bị” tốt hơn để tiết ra các hóa chất bảo vệ tên là cytokines.

Đây là lần đầu tiên có nghiên cứu chỉ ra rằng đặc điểm hệ miễn dịch của con người được hình thành từ những tháng đầu đời. Nghiên cứu chỉ ra rằng hệ vi sinh vật đường ruột có trong những năm đầu đời ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sức khỏe sau này.

Axit arachidonic, kích thích việc sản xuất tế bào TH17, được tìm thấy rất nhiều trong sữa mẹ. Tóm lại, khi cho trẻ bú sữa công thức, hệ miễn dịch của trẻ hoàn toàn được phát triển theo hướng khác biệt so với trẻ bú mẹ. Nghiên cứu không chứng minh được vấn đề cho con bú mẹ sẽ giúp con khỏe mạnh hơn so với cho con bú bình. Đây chỉ là bước đầu tiên, chỉ ra được sự khác biệt giữa hệ miễn dịch của trẻ bú mẹ và bú bình mà thôi. Vì vậy, mẹ cũng đừng nên quá lo lắng nếu bé con nhà mình không có điều kiện bú mẹ như các bé khác nhé!

Cho bé bú bình đúng cách

1. Khoảng cách giữa các cữ bú

Tương tự như khi bú sữa mẹ, các mẹ không nên áp dụng cho bé một chế độ chăm sóc quá cứng nhắc khi bé chỉ mới được vài tuần tuổi. Tốt nhất, cứ mỗi 2-3 giờ mẹ hãy cho bé bú một bình sữa hoặc cho bé bú khi đói.

Khi được một tháng tuổi, bé đã sẵn sàng cho việc ăn uống theo đúng thời khóa biểu. Vì lẽ, trẻ sơ sinh bú sữa công thức có xu hướng nặng hơn so với những bé chỉ bú sữa mẹ. Do đó, việc lập thời gian biểu cố định giúp mẹ có thể kiểm soát được lượng sữa bé đã tiêu thụ, ngăn ngừa việc dung nạp quá nhiều.

bú bình
Mẹ nên cho bé bú mỗi 3-4 giờ một lần

Mẹ nên cho bé bú mỗi 3-4 giờ một lần. Khi bé đạt 4,5kg, bé sẽ cần khoảng 45-90ml sữa trong mỗi lần bú. Lưu ý, đừng ép bé uống thêm một khi bé đã no.

2. Khử trùng

Để đảm bảo an toàn cho bé, tất cả các dụng cụ như bình sữa, núm vú phải được khử trùng trong lần đầu tiên sử dụng. Bạn có thể khử trùng bằng cách luộc trong nước sôi ít nhất 5 phút rồi dùng khăn sạch làm khô chúng. Sau đó, bạn chỉ cần rửa trong nước nóng với xà bông và một bàn chải chuyên dụng là đủ.

Tuy nhiên, nếu bạn pha sữa bằng nước giếng thì nên khử trùng bình sữa thường xuyên. Còn nếu mẹ sử dụng bình nhựa không bị biến dạng khi ở nhiệt độ cao thì có thể khử trùng bằng lò vi sóng, hoặc rửa sạch trong máy rửa chén.

Bên cạnh đó, hầu như tất cả các bố mẹ đều khử trùng nước trước khi pha sữa, đặc biệt khoảng thời gian bé mới chào đời. Tuy nhiên việc này là không cần thiết, trừ trường hợp mẹ dùng nước giếng.

Để tiết kiệm thời gian khử trùng nước, mỗi sáng mẹ nên đun sôi lượng nước đủ dùng cho cả ngày trong khoảng 1 phút. Sau đó, mẹ giữ nước trong bình giữ nhiệt, đợi thêm một chút nhưng không quá 30 phút cho nước nguội dần cho đến khi đạt nhiệt độ không quá nóng.

3. Cách tốt nhất để làm ấm sữa

Sữa ấm hay nguội không phải là vấn đề quan trọng hay ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nhưng nếu là sữa ấm thì bé sẽ thích thú hơn. Có nhiều cách để mẹ làm ấm bình sữa như: để bình sữa trong 1 tô nước nóng, đặt dưới vòi nước ấm, hoặc sử dụng bình giữ nhiệt.

Nếu bé quen uống sữa nguội thì mọi việc đơn giản hơn nhiều. Mẹ không cần tốn thời gian làm ấm sữa và bé cũng không cần chờ đợi sữa được làm ấm mỗi khi đói bất chợt.

Các mẹ lưu ý đừng bao giờ dùng lò vi sóng để làm ấm sữa. Bình sữa nhựa đặt trong lò sẽ rất dễ biến dạng khi nhiệt độ quá cao. Mặt khác, sức nóng của lò vi sóng cũng có thể làm phân hủy một số chất dinh dưỡng trong sữa.Bú bình4

4. Quan sát sự hài lòng của bé

  • Trẻ sơ sinh không thể nói, do đó lắng nghe và quan sát là cách duy nhất để bố mẹ hiểu bé. Nếu mẹ nghe tiếng mút ồn ào khi bé uống, thì có thể bé uống quá nhiều không khí. Để hạn chế, hãy giữ bình sữa nghiêng một góc 45º.
  • Cho bé bú trong tư thế nằm thẳng không chỉ làm tăng nguy cơ nghẹt thở, mà còn có thể khiến sữa chảy vào tai giữa và gây ra nhiễm trùng.
  • Mẹ cần quan sát để núm vú và cổ bình luôn chứa đầy sữa.
  • Cuối cùng, mẹ đừng bao giờ dựng đứng bình sữa vì nó có thể làm cho bé bị nghẹt thở.
  • Cho bé uống sữa là khoảng thời gian tuyệt vời, khi bạn có thể nhẹ nhàng ôm con vào lòng và quan sát khuôn miệng nhỏ xíu háu ăn đang thích thú với bữa ăn của mình. Vì vậy, đừng quên tận dụng cơ hội này để được gần bé cũng như thể hiện tình yêu với bé nhiều hơn.

    Marry Baby

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    x