Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 01/12/2016

Top sai lầm của mẹ khiến bé 1 tuổi biếng ăn

Top sai lầm của mẹ khiến bé 1 tuổi biếng ăn
Biếng ăn ở trẻ nhỏ là chủ đề luôn “nóng hổi” của các bậc cha mẹ. Tình trạng này đặc biệt thường xảy ra ở những bé từ 1 tuổi trở đi. Các bé 1 tuổi biếng ăn có rất nhiều nguyên nhân, và trong rất nhiều trường hợp, nguyên nhân đến từ chính những sai lầm của mẹ

1/ Bắt đầu cho trẻ ăn dặm không đúng cách

Rất nhiều chị em tập cho bé ăn dặm bằng bột ăn dặm chế biến sẵn và duy trì chế độ ăn này quá lâu. Đây là sai lầm của rất nhiều bà mẹ khiến con biếng ăn vài tháng sau đó. Mẹ sẽ tự hỏi, có hàng ngàn bà mẹ khác cũng bắt đầu việc ăn dặm như vậy, tại sao tình trạng biếng ăn lại rơi vào bé nhà mình? Nhưng liệu mẹ có chú ý xem kỹ thành phần của loại bột ăn dặm mình chọn? Trong nhiều loại bột ăn dặm có chứa đường và gia vị, khiến khẩu vị của bé bị “định hình” một cách không lành mạnh ngay từ giai đoạn mới bắt đầu biết ăn thực phẩm. Nếu đã quen với hương vị bột ăn dặm chế biến sẵn, bé có thể sẽ khó chấp nhận các loại thực phẩm khác. Các bé 1 tuổi biếng ăn còn có thể là do mẹ không chịu đổi hương vị thức ăn thường xuyên dẫn đến bé quá ngán món cũ nhưng lại không quen với các món mới.

Bé 1 tuổi biếng ăn
Bé 1 tuổi biếng ăn là hiện tượng khá phổ biến

Nếu nhà bạn có một bé 1 tuổi biếng ăn thì nên ngưng cho bé ăn bột mà nên thử nấu cháo cho bé hoặc thử cơm nát, mì, nui và các món khác. Lúc đầu là cháo trắng, sau đó thêm rau củ quả, và vài tuần sau thêm chất đạm cho bé, giúp bé làm quen dần với món ăn, với mùi vị món ăn và giúp men tiêu hóa hoạt động và hấp thu thức ăn được tốt hơn. Với những đứa trẻ biếng ăn dạng này, cơ thể thường thiếu vitamin và khoáng chất, vì vậy mẹ cần chú ý lựa chọn những thực phẩm giàu vitamin A, B, C, D và kẽm để kích thích cảm giác ngon miệng nhiều hơn. Chú ý, không cho bé ăn quá nhiều gia vị, đặc biệt là ở giai đoạn mới ăn dặm vì lúc này thận và các cơ quan tiêu hóa, bài tiết của bé vẫn còn khá non nớt.

2/ Cho bé ăn dặm sớm

Rất nhiều bé 1 tuổi biếng ăn là do mẹ cho bé ăn dặm quá sớm, cụ thể là ăn dặm khi bé chưa được 6 tháng tuổi. Lúc này bé chưa đủ men tiêu hóa để hấp thu các chất dinh dưỡng, dễ gây bé khó chịu khi ăn, lâu ngày bé sẽ trở nên biếng ăn. Đặc biệt, từ sau 1 tuổi nhu cầu dinh dưỡng sẽ thay đổi, bé không còn cần lượng dinh dưỡng nhiều như thời gian trước nên mẹ sẽ càng có cảm giác là con biếng ăn.

3/ Không cho bé ngồi ngay ngắn khi ăn

Đây là sai lầm của rất nhiều cha mẹ, thường lấy ti vi ra để “dụ dỗ” con ăn hoặc bồng con đi khắp nơi để đút cháo cho con. Mẹ tập cho con thói quen này khiến bé không chịu ăn, hoặc ngậm thức ăn lâu nếu thiếu thứ kể trên. Chỉ mất vài tháng từ khi mới bắt đầu ăn dặm đến khi tình trạng bé 1 tuổi biếng ăn xảy ra do nguyên nhân trên. Việc tập cho con thói quen vừa xem ti vi vừa ăn không những khiến con biếng ăn mà còn làm yếu hệ tiêu hóa của trẻ, vì do mải xem ti vi nên men tiêu hóa của trẻ không tiết ra đúng thời điểm khiến bé ăn không tiêu, táo bón, đi phân nhầy hoặc sống. Điều này cũng khiến hệ miễn dịch của bé kém, hay bị bệnh và tăng trưởng chậm.

4/ Không chú ý đến khẩu vị của con

Nhiều trẻ thích những món mềm, nhưng nhiều bé khác lại thích nhai, gặm thức ăn, thậm chí là ngay khi mới bắt đầu làm quen với việc ăn dặm. Nhiều mẹ áp dụng một công thức cho ăn cứng nhắc, chẳng hạn đến tháng thứ 7 thì phải cho ăn cháo lợn cợn, tháng thứ 9 thì phải cho con ăn cơm nát khi cho ăn dặm kiểu Nhật hay bé tự chỉ huy hoặc ngược lại, không cho bé ăn cơm trước 2 tuổi theo phương pháp ăn dặm truyền thống. Nhưng điều quan trọng hơn cả mà mẹ đã quên, đó là không nên có bất kỳ một hình thức ép buộc nào ở đây. Cho con ăn theo đúng khả năng nhai, nuốt và sở thích ăn uống, tôn trọng dấu hiệu đói, no của bé là kim chỉ nam tốt nhất mà mẹ nên áp dụng trong cả quá trình tập ăn dặm lẫn ăn uống về sau.

5/ Không cho bé ăn chung với bữa cơm gia đình

Nhiều bé 1 tuổi biếng ăn là do không được ăn cùng cả nhà. Rất nhiều bà mẹ có tâm lý e ngại, không muốn cho con nhỏ ăn chung với cả gia đình vì sợ bé nghịch ngợm, vày thức ăn. Điều này là hoàn toàn sai lầm, vì vốn dĩ trẻ con rất thích bắt chước, bé sẽ ăn ngon hơn khi thấy mọi người trong gia đình ai cũng ăn uống ngon lành. Vì vậy, khi trẻ được 1 tuổi, mẹ nên tập cho con làm quen với việc ăn uống cùng cả gia đình.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x