Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Trẻ 7 tháng tuổi sẽ có những thay đổi lớn cả về cách thể hiện cảm xúc cũng như khả năng “tò mò” trước thế giới xung quanh. Hãy thử khám phá các kỹ năng của bé ở tuổi này mẹ nhé.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ở giai đoạn trẻ 7 tháng tuổi, chiều dài trung bình của bé trai là 69,2cm, ở bé gái là 67,3cm.
Vậy trẻ 7 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Cân nặng trung bình của bé trai là 8,6kg, của bé gái là 7,9kg.
Thường trong giai đoạn từ 6 tháng đến 1 năm, chiều dài và cân nặng của bé tăng chậm hơn so với trước đó. Mỗi tháng bé chỉ tăng khoảng 300-400g và dài thêm khoảng 2cm. Đặc biệt sau 6 tháng cũng là lúc con dễ mắc các bệnh vặt nên có bé thậm chí còn không tăng kg trong vài tháng.
Mẹ có bao giờ thắc mắc trẻ 7 tháng tuổi biết làm gì? Bây giờ mẹ hãy đối chiếu xem bé 7 tháng tuổi nhà mẹ có đạt các cột mốc phát triển sau không nhé.
Việc bé 7 tháng tuổi biết làm gì trước hết thể hiện ở kỹ năng vận động. Khi trẻ được 7 tháng tuổi, bé đã trở nên cứng cáp hơn và có thể thực hiện thêm một số vận động cơ bản.
Trẻ 7 tháng tuổi đã hình thành một số kỹ năng xã hội nhất định, cụ thể là:
Ngoài ra, trẻ 7 tháng tuổi có thể học hỏi rất nhanh những điều đơn giản mà bố mẹ dạy (vỗ tay, mi gió, làm duyên, cụng đầu, bái ba, làm xấu…) cũng như bắt chước các ngữ điệu của người lớn.
Mọc răng là một trong những vấn đề khó khăn nhất mà trẻ 7 tháng tuổi phải đối mặt. Bởi việc này có thể làm cho bé vô cùng khó chịu. Mẹ có thể hỗ trợ bé vượt qua bằng cách cho bé ăn thức ăn nghiền hoặc những món ăn mềm và dễ tiêu hóa như chuối, đu đủ chín, hồng xiêm…
Một số dấu hiệu trẻ 7 tháng tuổi mọc răng mà mẹ nên chú ý:
Trẻ 7 tháng tuổi sẽ cần được cung cấp từ 113-250g thực phẩm mỗi ngày bao gồm cả sữa mẹ và sữa công thức (nếu mẹ không đủ sữa cho bé). Mẹ có thể bắt đầu tập cho bé ăn dặm bằng cách nghiền hoặc xay nhuyễn thức ăn.
Trẻ 7 tháng tuổi bé đã chuyển sang ăn bột mặn hoặc cháo xay. Lúc này, bên cạnh sữa mẹ hoặc sữa công thức; thức ăn dặm đóng vai trò chính yếu trong việc cung cấp dưỡng chất; đảm bảo cho sự phát triển ở trẻ.
Vì vậy, thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi phải đảm bảo cung cấp cho bé các nhóm chất béo, tinh bột, đạm, vitamin và khoáng chất.
Để thực đơn của bé đa dạng, mẹ có thể tham khảo thêm cách nấu bột cho trẻ 7 tháng tuổi như: cách nấu bột mặn cho bé, các món cháo cho bé 7 tháng tuổi.
Hoặc nếu mẹ có thể cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm theo phương pháp Baby Led Weaning.
Nếu chưa biết xây dựng thời gian ăn dặm hợp lý cho trẻ 7 tháng tuổi trong ngày, mẹ có thể xem thêm gợi ý từ chuyên gia về bảng thời gian cho bé ăn dặm.
Ngoài ra, bảng thực phẩm cho bé ăn dặm sẽ giúp mẹ biết được trẻ 7 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ.
Những lưu ý khi cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm
Để giúp trẻ 7 tháng tuổi đạt được các mốc phát triển ở những tháng tiếp theo, bố mẹ hãy dành nhiều thời gian để chăm sóc cũng như vui chơi cùng bé. Điều này sẽ giúp bé phát triển khả năng học hỏi, các kỹ năng trong cuộc sống đồng thời tăng thêm tình cảm gia đình.
Đặc biệt, một số bài tập, trò chơi sau rất cần thiết cho bé phát triển trí não.
Hầu hết trẻ 7 tháng tuổi ngủ khoảng 14 giờ mỗi ngày gồm một giấc ngủ dài vào ban đêm và 2 đến 3 giấc ngủ ngắn vào ban ngày.
Trong khi một số trẻ 7 tháng tuổi ngủ xuyên đêm với một giấc dài 7-9 tiếng thì nhiều bé thức giấc ít nhất một lần giữa đêm là điều bình thường.
Mẹ cũng có thể thấy thỉnh thoảng lịch trình giấc ngủ của con bị gián đoạn, con trằn trọc không ngủ ngon. Nguyên nhân có thể là con đang trải qua giai đoạn thoái triển giấc ngủ hoặc các mốc phát triển như mọc răng, tập ngồi, tập nói…
Để hiểu thêm thoái triển giấc ngủ là gì, mẹ có thể xem thêm tại đây.
Vào khoảng thời gian từ 5 -7 tháng, bé có thể mọc chiếc răng cửa đầu tiên ở hàm dưới. Việc chậm mọc răng không có gì đáng lo nếu con vẫn phát triển thể chất bình thường.
Nếu con chậm mọc răng kèm theo tình trạng còi cọc, chiều cao cân nặng ở mức “giới hạn dưới” trong bảng chỉ số tăng trưởng kèm theo khó ngủ, đổ mồ hôi trộm ban đêm… thì khả năng trẻ chậm mọc răng có thể là do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, chưa hợp lý.
Nếu sau 12 tháng mà trẻ vẫn chưa mọc răng thì là đáng báo động, mẹ cần cho con đi thăm khám để điều trị. Mẹ không nên tự ý bổ sung canxi cho trẻ 7 tháng tuổi, chỉ nên bổ sung canxi cho bé theo chỉ định của bác sĩ.
5.1. Ngạt thở do sặc thức ăn hay dị vật
Do bé đã ăn dặm cũng như có thói quen xem mọi thứ nhìn thấy là “thức ăn” nên bé rất dễ rơi vào tình huống ngạt thở do sặc thức ăn hay dị vật. Đề phòng ngừa tình trạng này, mẹ nên:
>> Mẹ có thể xem thêm: Xử lý khi trẻ bị hóc hay nuốt dị vật
5.2. Té ngã
Bởi vì trẻ 7 tháng tuổi có thể di chuyển khắp nhà nên mẹ phải luôn theo sát con. Bé cần được bảo vệ đặc biệt vì rất dễ xảy ra va đụng, té ngã gây bầm giập, chấn thương. Mẹ lưu ý:
5.3. Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)
Ngay cả khi bé đã biết bò, trẻ vẫn có nguy cơ bị SIDS. Vì vậy hãy đảm bảo rằng trẻ luôn nằm ngửa để ngủ trong một không gian ngủ an toàn.
Trẻ 7 tháng tuổi chưa biết bò có phải thiếu canxi? Bò không được các chuyên gia xếp hạng quan trọng trên biểu đồ tăng trưởng của bé vì nó không phải cột mốc chính. Dù bé chậm biết bò, không trải qua giai đoạn bò thì cũng không liên quan đến thể chất, trí tuệ cũng như tình trạng thiếu canxi. Mẹ không cần quá lo lắng. Đơn giản là bé thích “nhảy cóc” qua giai đoạn này, tiến thẳng tới giai đoạn học đi.
>> Mẹ có thể xem thêm: Dấu hiệu trẻ bị thiếu canxi
Bé 7 tháng tuổi chưa biết trườn có cần đi khám? Trong trường hợp này, mẹ nên đưa bé đi khám chuyên khoa Vật lý trị liệu để xác định xem bé chưa trườn là do chậm hay do có bất thường về cơ xương.
Với phụ nữ sau sinh không cho con bú, chu kỳ kinh nguyệt sẽ xuất hiện trở lại khoảng 6-8 tuần sau sinh. Với phụ nữ cho con bú, kinh nguyệt thường quay lại trễ hơn, khoảng 6-7 tháng sau sinh.
Khi có kinh trở lại, do thay đổi nội tiết tố nên sữa mẹ tiết ra có thể giảm nhưng không ảnh hưởng nhiều đến việc cho con bú. Điều quan trọng là mẹ nên áp dụng các biện pháp ngừa thai để không có thai ngoài ý muốn.
Trẻ 7 tháng tuổi khá hiếu động và tinh nghịch. Vì vậy, mẹ chăm bé sẽ cực lắm đấy. Nhưng chỉ cần nhìn con chun mũi “làm xấu”, mẹ sẽ quên hết mệt nhọc thôi mà.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. 7-8 months: baby development
https://raisingchildren.net.au/babies/development/development-tracker-3-12-months/7-8-months
Ngày truy cập: 21/7/2021.
2. Developmental Milestones: 7 Months
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/Pages/Developmental-Milestones-7-Months.aspx
Ngày truy cập: 21/7/2021.
3. Your baby’s growth and development – 7 months old
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/babys-growth-and-development-7-months-old
Ngày truy cập: 21/7/2021.
4. 7-Month-Old’s Developmental Milestones: A Complete Guid
https://www.momjunction.com/articles/babys-7th-month-a-development-guide_00103344/
Ngày truy cập: 21/7/2021.
5. Your Baby’s Growth: 7 Months
https://kidshealth.org/Nemours/en/parents/growth-7mos.html
Ngày truy cập: 21/7/2021.