Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trung Hiếu
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Bùi Nguyễn Ngọc Vy
Cập nhật 20/09/2023

Bé bị ngã đập đầu phía sau có sao không? Cha mẹ cần làm gì?

Bé bị ngã đập đầu phía sau có sao không? Cha mẹ cần làm gì?
Trong những năm tháng đầu đời, đôi khi những chấn thương do sơ suất khi bé bị ngã đập đầu phía sau. Điều này có thể ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của bé.

Bé ngã đập đầu phía sau sẽ dẫn đến các dấu hiệu từ nhẹ đến nặng. Chẳng hạn như sưng nhẹ, bầm, cho đến chảy máu ở đầu, tai, vết thương sưng to. Nếu trường hợp nhẹ, bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về thể trạng của con. Nếu trường hợp nặng, trẻ bị ngã đập đầu phía sau cần được đưa đi viện gấp để tránh biến chứng sọ não nguy hiểm.

1. Bé bị ngã đập đầu phía sau có sao không?

Theo nghiên cứu năm 2015 về Nguy cơ chấn thương đầu khi trẻ dưới 6 tuổi bị ngã của NCBI Hoa Kỳ; các trường hợp bé ngã đập đầu phía sau thường không gây tổn hại nghiêm trọng; và có thể hồi phục nhanh chóng.

Để biết bé ngã đập đầu phía sau có sao không; cha mẹ cần cân nhắc:

  • Độ cao: Độ cao càng thấp thì độ nguy hiểm của cú ngã càng giảm xuống. Trẻ em dưới 5 tuổi không được phép lên cao hơn 1,5m. Những trẻ lớn tuổi hơn khi được tiếp cận với độ cao trên 2m.
  • Bề mặt rơi xuống: Các bề mặt như bê tông, gạch men, lớp đất cứng; sẽ gây nguy hiểm nhiều hơn cho bé so với các bề mặt mềm.
  • Vật dụng mà bé va phải: Trong quá trình tiếp đất chạm vào các vật dụng như đồ đạc góc cạnh, mặt kính sắc nhọn có thể gây thương tích nghiêm trọng.
  • Cha mẹ cần bình tĩnh quan sát tư thế trẻ sau lần ngã để xác định rõ vùng bị tổn thương trong vòng 2 ngày. Sau đó, cha mẹ bế bé lên giường nằm nghỉ ngơi; tránh quát mắng con. Nếu bé vẫn tỉnh táo; vui chơi bình thường mà không hề có dấu hiệu nguy hiểm nào; mẹ có thể an tâm.

    bé bị ngã dập đầu phía sau có sao không
    Bé bị ngã đập đầu phía sau có sao không cần cân nhắc nhiều yếu tố.

    Thông thường, vùng đầu, trán là nơi có nguồn cấp máu nên chấn thương khi ngã đập đầu sẽ dẫn đến chảy máu dưới da. Đầu của trẻ sẽ xuất hiện các vết bầm tím hoặc sưng phồng to sau khi bị ngã dập đầu.

    Nếu bé bị ngã đập đầu phía sau sưng to và vết thương dần tan hết; không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe; thậm chí có trường hợp vết thương chảy máu nhẹ; nhưng bé vẫn sinh hoạt vui vẻ thì phụ huynh không cần quá lo lắng.

    >> Xem thêm: Trẻ sơ sinh ngã từ trên giường xuống đất, mẹ phải làm gì?

    2. Nguyên nhân khiến bé ngã đập đầu phía sau

    Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị ngã đập đầu phía sau sưng to. Cha mẹ cần nhớ rõ các nguyên nhân dưới đây:

    • Rơi từ xích đu.
    • Trượt trong bồn tắm.
    • Ngã xuống bậc thang.
    • Rơi vào hoặc ra khỏi cũi.
    • Ngã khi đang tập đi xe đạp.
    • Ngã khỏi giường hoặc bàn thay tã.
    • Vấp phải thảm hoặc đồ vật trên sàn.
    • Ngã khi trèo lên đồ nội thất hoặc lên trên mặt bàn.

    3. Bé bị ngã đập đầu phía sau khi nào là nguy hiểm?

    3.1 Khi bé bất tỉnh

    Trẻ có thể bất tỉnh khi bị ngã đập đầu xuống nền cứng với lực đập đủ mạnh; dù chỉ vài giây. Nếu con khóc ngay sau khi ngã, cha mẹ nên yên tâm bởi bé vẫn còn tỉnh táo. Cha mẹ cần quan tâm và đưa trẻ đi khám nếu bất tỉnh 1 phút trở lên.

    3.2 Mất ý thức và nôn ói

    Sau khi trẻ bị ngã đập đầu phía sau, trẻ nhỏ có thể nôn ói 1 đến 2 lần do hiện tượng ho, khóc mạnh hoặc va chạm vào hộp sọ. Tuy nhiên, nếu trẻ nôn nhiều hơn 3 lần và kèm theo các dấu hiệu sau đây, đây có thể là tình trạng nguy hiểm:

    3.3 Đi lại loạng choạng

    Sau khi té đập đầu sau gáy, các bé có thể bị chóng mặt, đi lại mất thăng bằng. Đây là những biểu hiện không quá nguy hiểm.

    Mẹ có thể theo dõi bé lúc vui chơi để xem bé ngồi thẳng; đi lại vững vàng; vận động tay chân bình thường hay vẫn còn loạng choạng. Trường hợp trẻ sơ sinh bị va vào đầu, mẹ có thể quan sát lúc bé bò hay dùng tay… để xem có gì bất thường không.

    >> Cha mẹ xem thêm: Trẻ thường bị chóng mặt có phải là đang mắc bệnh không?

    rối loạn thị lực là dấu hiệu bé bị té đập đầu phía sau
    Đi lại loạng choạng là dấu hiệu nguy hiểm khi bé bị té ngã đập đầu phía sau

    3.4 Rối loạn thị giác

    Dù bé vẫn tỉnh táo nhưng nếu các dấu hiệu như lờ đờ; giao tiếp bằng mắt kém; thiếu tập trung…mẹ cũng cần lưu ý.

    Đặc biệt, trong vòng 24 giờ sau khi trẻ bị ngã đập đầu phía sau; mẹ cần quan sát mắt bé xem có bị lác; đồng tử hai bên không đều; nhìn một thành hai để có hướng xử lý kịp thời.

    Ngoài ra, mẹ nên thử phản ứng của trẻ khi chườm lạnh. Nếu trẻ phản ứng lại thì gia đình có thể yên tâm bé vẫn còn khỏe mạnh.

    >> Cha mẹ xem thêm: Vì sao trẻ 3 tháng tuổi ngủ hay lắc đầu – Có nguy hiểm không?

    3.5 Nôn nhiều hơn 3 lần

    Sau khi ngã đập đầu phía sau, dù có ảnh hưởng đến sọ não hay không, trẻ nhỏ thường nôn 1 đến 2 lần do ho; khóc hoặc va đập của hộp sọ. Để phòng tránh trình trạng này, mẹ nên cho bé uống nước lọc hoặc bú sữa mẹ; không dùng thức ăn dặm hay thức ăn đặc.

    Khi trẻ nôn nhiều hơn 3 lần và có kèm các dấu hiệu sau là nguy hiểm:

    • Trẻ bị sốt, mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đi khám.
    • Quấy khóc nhiều bất thường kèm dấu hiệu đau đầu liên tục.

    3.6 Ngủ nhiều hơn bình thường

    Dù bé đã ngủ đủ giấc nhưng vẫn có xu hướng ngủ tiếp sau lần ngã đập đầu phía sau. Nếu bé bị ngã vào buổi tối, hoặc giờ ngủ trưa thì thật khó biết bé ngủ do buồn ngủ hay do cú té.

    Nếu không thể giữ bé thức thì hãy để bé ngủ; nhưng cha mẹ cần theo dõi cứ 2 giờ một lần. Vì bé lừ đừ, lơ mơ, khó đánh thức cũng là một trong những dấu hiệu nguy hiểm mẹ cần phải cẩn thận.

    >> Cha mẹ xem thêm: Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi

    4. Cần làm gì khi bé bị ngã đập đầu phía sau?

    Mặc dù hoảng sợ có thể là phản ứng đầu tiên của cha mẹ khi bé ngã đập đầu phía sau; hãy cố gắng giữ bình tĩnh; và thực hiện các bước sau:

    • Bước 1: Nếu bé ngã đập đầu phía sau tỉnh táo và quấy khóc (một phản ứng hoàn toàn bình thường, cho rằng trẻ có thể đang giật mình và có thể bị đau); cha mẹ có thể bế trẻ và cố gắng xoa dịu bé.
    • Bước 2: Nếu bé bị ngã đập đầu phía sau sưng to; cha mẹ có thể chườm lạnh khoảng 20 phút sau mỗi 3-4 giờ.
    • Bước 3: Nếu bé ngã đập đầu phía sau và chảy máu (và do phần đầu có nhiều mạch máu gần bề mặt da nên có thể có rất nhiều máu); hãy dùng khăn sạch đè lên trong khoảng 15 phút.
    • Bước 4: Hãy hỏi bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc giảm đau cho bé, chẳng hạn như acetaminophen.

    LƯU Ý: Đừng cố gắng di chuyển trẻ bị ngã đập đầu phía sau và bị bất tỉnh. Bé ngã đập đầu về phía sau có thể bị chấn thương cột sống hoặc cổ; cả hai chấn thương đều có thể trở nên tồi tệ hơn do di chuyển không đúng cách.

    Khi nào cần đưa bé bị ngã đập đầu phía sau đi cấp cứu?

    • Khó thở.
    • Nôn nhiều hơn một lần.
    • Chảy máu liên tục từ vết thương.
    • Xuất hiện cơn động kinh, co giật.
    • Nghi ngờ chấn thương cổ / tủy sống.
    • Bầm tím và / hoặc sưng tấy quá mức.
    • Đầu của bé bị lõm hoặc sưng to mềm.
    • Buồn ngủ bất thường và / hoặc khó tỉnh táo.
    • Máu hoặc có nước dịch chảy ra từ mũi hoặc tai.
    • Mất ý thức hoặc không phản ứng với giọng nói / xúc giác.

    >> Xem thêm: Trẻ nổi hạch sau đầu và gáy là bệnh gì?

    5. Bé bị ngã đập đầu phía sau cần theo dõi bao lâu?

    Sau khi đã biết bé bị ngã đập đầu phía sau có sao không và cần làm gì, mẹ cần phải hiểu rõ thời gian theo dõi tình trạng bệnh đối với trẻ. Việc theo dõi sau khi bé bị ngã sẽ phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của bé và triệu chứng của bé.

    Thông thường, nếu bé không có triệu chứng nghiêm trọng như mất ý thức, nôn mửa liên tục, hoặc biểu hiện lạc lõng sau vụ va chạm, cha mẹ có thể theo dõi bé trong vòng 24-48 giờ đầu. Trong thời gian này, hãy để bé nghỉ ngơi và đảm bảo bé được giữ ở tư thế thoải mái. Đồng thời, hãy quan sát bé để phát hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào như nôn mửa, buồn ngủ quá mức, khó chịu hoặc thay đổi trong tình trạng tâm lý.

    Nếu bé có bất kỳ triệu chứng lo lắng hoặc nghi ngờ nào, cha mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được khám và đánh giá cụ thể. Bác sĩ sẽ có khả năng đưa ra những hướng dẫn chi tiết hơn và xác định liệu việc kiểm tra hoặc xét nghiệm bổ sung có cần thiết hay không.

    6. Các loại chấn thương do bé ngã đập đầu ở phía sau

    Biến chứng nguy hiểm nhất khi bé ngã đập đầu phía sau là chấn thương sọ não. Trong vòng 36-48 giờ, trẻ sẽ có biểu hiện lún sọ, chảy máu, tụ máu dưới màng cứng.

    Bé bị ngã đập đầu phía sau sẽ đau đầu nặng hơn; ói nhiều hơn; lừ đừ; dần dần bất tỉnh; chảy dịch ở lỗ tai; mũi hay bầm tím quanh quầng mắt. Thậm chí, bé có thể bị liệt nửa người, không đi lại được.

    Các dấu hiệu trên thể hiện tình trạng bé bị chấn thương đầu nặng dần; cần đưa trẻ đi bệnh viện gấp để được bác sĩ điều trị kịp thời.

    Các loại chấn thương do bé bị ngã đập đầu ở phía sau
    Các loại chấn thương do bé bị ngã đập đầu ở phía sau

    7. Cách phòng tránh bé bị ngã đập đầu phía sau

    Để tránh trường hợp bé bị té ngã đập đầu phía sau, cha mẹ hãy:

    • Để những vật dụng bé có thể leo lên tránh xa khu vực cửa sổ.
    • Không bao giờ để con chơi một mình trên cao như giường, bàn hay ghế.
    • Luôn đội mũ bảo hiểm và các thiết bị an toàn khi con đạp xe, trượt patin,…
    • Cảnh giác lắp cửa an toàn ở lối trên và dưới cầu thang cũng như là cửa sổ.
    • Luôn luôn quan sát con chơi bên ngoài và giữ trẻ trong tầm với của cha mẹ.
    • Luôn luôn thắt dây an toàn trong xe đẩy và trên ghế cao hay trên bàn thay đồ cho bé
    • Hạn chế sử dụng dụng cụ tập đi vì bé có thể bị té ngã dập đầu phía sau hoặc ra ngoài hoặc ngã xuống cầu thang.
    • Trẻ nằm võng hoặc nôi cần được che chắn để không bị rơi xuống sàn. Dây cột võng của trẻ cần phải chắc chắn; đưa lắc nhẹ nhàng.

    Trẻ nhỏ luôn cần được chăm sóc và bảo vệ an toàn trước những tác động bên ngoài. Tuy nhiên, việc trẻ nhỏ vận động, vui chơi thường dẫn đến những va đập chấn thương; đặc biệt là phần đầu là điều không thể tránh khỏi.

    Với các biểu hiện từ nhẹ đến nặng, cha mẹ có thể có cách xử trí để phòng tránh biến chứng nguy hiểm. Bố mẹ cũng nên trông nom, chăm sóc con cẩn thận để tránh bé bị ngã đập đầu phía sau.

    >> Xem thêm: Trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ có nguy hiểm không?

    Hy vọng với những thông tin về bé ngã đập đầu phía sau; MarryBaby sẽ giúp cho các bố mẹ có thêm kiến thức để xử trí khi rơi vào trường hợp này.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Child Safety: Keeping Your Home Safe for Your Baby
    https://familydoctor.org/child-safety-keeping-your-home-safe-for-your-baby/
    Truy cập ngày: 20.09.2023

    2. First Aid: Falls
    https://kidshealth.org/en/parents/falls-sheet.html
    Truy cập ngày: 20.09.2023

    3. Head Injuries
    https://kidshealth.org/en/parents/head-injury.html
    Truy cập ngày: 20.09.2023

    4. Household Safety: Preventing Injuries From Falling, Climbing, and Grabbing
    https://kidshealth.org/en/parents/safety-falls.html
    Truy cập ngày: 20.09.2023

    5. Safety for Your Child: Birth to 6 Months
    https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/Pages/Safety-for-Your-Child-Birth-to-6-Months.aspx
    Truy cập ngày: 20.09.2023

    x