Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 17/02/2021

Bệnh eczema ở trẻ em tái đi tái lại: Làm sao để mẹ điều trị dứt điểm cho con?

Bệnh eczema ở trẻ em tái đi tái lại: Làm sao để mẹ điều trị dứt điểm cho con?
Mẹ có từng nghe qua bệnh chàm Eczema ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không? Eczema không đơn thuần là cảm giác ngứa ngáy ở da mà nó còn dẫn đến tình trạng viêm da làm cho da bị khô và bong vẩy. Cùng MarryBaby tìm hiểu nguyên nhân, cách chữa trị và ngăn ngừa cho bé nhé!
eczema ở trẻ sơ sinh
Bệnh eczema ở trẻ em làm da bé nổi những vết mẩn đỏ, bong vẩy, khô và ngứa

1. Bệnh eczema ở trẻ em là gì?

Bệnh eczema ở trẻ em (bệnh chàm) là tình trạng da bị viêm mãn tính và làm xuất hiện những triệu chứng như đỏ da, khô, bong vẩy và ngứa. Hiện nay, vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh này. Tuy nhiên, chàm thường phổ biến ở những đối tượng có tiền sử gia đình bị bệnh rối loạn dị ứng như hen suyển hay sốt mùa hè.

50% trẻ em mắc bệnh này sẽ phát triển thành bệnh hen suyễn hay sốt mùa hè trong suốt thời thơ ấu. Một số yếu tố như thời tiết, thực phẩm hay dị ứng môi trường là tác nhân ảnh hưởng đến bệnh chàm và làm cho vùng da bị đỏ thêm nghiêm trọng.

Tuy nhiên, bệnh eczema ở trẻ em không lây truyền từ người này sang người khác.

Các trẻ nhỏ thường dễ mắc bệnh chàm, trong đó có khoảng 15% là trẻ sơ sinh. Bệnh thường sẽ bắt đầu trong năm đầu đời và trước khi bé được 5 tuổi. Eczema thường kéo dài hoặc mãn tính nhưng trong nhiều trường hợp, bệnh sẽ khỏi trước khi bé trưởng thành. Tùy cơ địa mỗi người mà bệnh có thể nặng nhẹ khác nhau và các triệu chứng có thể tái đi tái lại.

2. Bé bị chàm có mấy loại phổ biến?

Hiện có ba loại bệnh chàm Eczema phổ biến:

• Viêm da eczema dị ứng: Là tình trạng da bị phát ban mãn tính ảnh hưởng đến trẻ em trong các gia đình có tiền sử dị ứng. Vùng da phát ban thường khô và ngứa, làn da trở nên đỏ, sưng tấy và nổi vảy. Khi gãi, trên da sẽ xuất hiện những đường nứt, đứt đoạn và nặng hơn sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng thứ cấp và sẽ để lại sẹo.

• Viêm da eczema do tăng tiết bã nhờn (viêm da tiết bã): Bệnh thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh được 3 tháng tuổi. Không giống như tình trạng viêm da dị ứng ở trên, viêm da tiết bã sẽ làm cho vùng da bị viêm khô, đỏ và hơi nổi vẩy nhưng lại không ngứa. Vùng da dễ bị viêm thường là mặt, cổ, ngực, những vùng nếp gấp của da và khu vực mang tã. Với trẻ sơ sinh, chàm eczema ở trẻ sơ sinh có thể phát triển thành những mảng vẩy màu vàng trên da đầu mà dân gian thường gọi là cứt trâu. Nhìn chung bệnh này sẽ khỏi sau một vài tháng.

cho bé bú mẹ
Những trẻ thường xuyên bú mẹ ít có khả năng nhiễm bệnh hơn

• Viêm da do tiếp xúc: Bệnh này xảy ra do da được tiếp xúc với một lượng hóa chất nhất định như niken, mỹ phẩm, kem và xà phòng cũng như các chất có khả năng gây kích ứng da. Vùng da bị viêm sẽ nổi đỏ và nhìn khá khó chịu, có khi nó sẽ làm xuất hiện một số mụn sẩn/ thịt hoặc mụn nước. Da nổi mẩn đỏ sẽ thường ngứa, có thể hơi ẩm ướt và phồng rộp. Cảm giác tương tự như khi da tiếp xúc với cây thường xuân.

3. Trẻ bị eczema có những triệu chứng gì?

Bệnh eczema ở trẻ em thường có biểu hiện ở da là: Nổi đỏ thành từng mảng, khô hơn vùng da bình thường và dễ bị viêm nhiễm. Nếu nặng hơn, vùng da bị viêm sẽ đỏ hơn, ứa nước, nhạy cảm và dễ bị kích ứng bởi một số loại xả phòng, bột giặt, nước hoa. Hành động gãi khi chiến đấu với cảm giác ngứa ngáy chỉ làm cho tình trạng bệnh thêm tệ hại hơn và đi vào một vòng luẩn quẩn: Da bị nổi đỏ, ngứa, gãi và da lại đỏ hơn, ngứa hơn, gãi nhiều hơn…

Trong khi đó, bệnh chàm ở trẻ sơ sinh sẽ thường khởi phát ở trên mặt, trán hoặc da đầu rồi dần lan rộng sang các bộ phận khác như tay, chân trước, cơ thể. Khu vực mang tã thường được “tha” vì ở những chỗ này bé thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ và giữ khô ráo. Ở những trẻ lớn hơn, bệnh thường xuất hiện ở mặt sau đầu gối và bên trong khuỷu tay, xung quanh cổ tay và mắt cá chân. Những đối tượng bị bệnh chàm trong một thời gian dài thì vùng da bị tổn thương sẽ trở nên dày hơn, khô hơn và sẫm màu hơn, đây là hậu quả của việc gãi ngứa làm trầy xước da và những lần phát bệnh trước đây để lại.

4. Cách ngừa bệnh eczema ở trẻ em tái phát

Nhiều trường hợp eczema là do di truyền và không thể ngăn chặn được. Tuy nhiên với những bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời sẽ có thể tránh được một số trường hợp của bệnh chàm.

Để hạn chế bệnh bùng phát, bạn nên giữ trẻ ra khỏi bụi, phấn hoa, lông vật nuôi và một số loại thực phẩm nhất định. Tránh sử dụng các loại xà phòng có độ kiềm mạnh, chất tẩy rửa hoặc bất cứ thứ gì có thể gây kích ứng da. Không nên cho trẻ tắm quá thường xuyên vì sẽ làm cho da bé dễ bị khô. Thói quen chà xát hay làm khô da sau khi tắm cũng có thể làm da bé bị tổn thương và làm cho bệnh trở nên nặng hơn.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý những điều dưới đây khi chăm sóc da bé để tránh bệnh tái phát:

  • Thoa kem dưỡng ẩm cho con 2-3 lần một ngày, nhất là sau khi tắm, ngay cả khi bé chưa mắc bệnh eczema.
  • Nên cho bé mặc đồ vải cotton mềm mại, rộng rãi để hạn chế việc cọ xát, gây kích ứng da.
  • Khuyến khích bé uống nhiều nước để tăng cường độ ẩm trong cơ thể
  • Thướng xuyên cắt móng tay cho bé để tránh trường hợp bé gãi, dễ làm trầy xước da.
  • Nếu đi khám, các bác sĩ sẽ thường chỉ định cho uống thuốc kháng histamine để hạn chế cảm giác ngứa ngáy.

5. Hướng điều trị khi bé bị chàm

hướng dẫn điều trị bệnh eczema ở trẻ em

Dưới đây là những nguyên tắc mẹ cần lưu ý khi điều trị bệnh eczema ở trẻ em:

  • Tránh xa những yếu tố gây kích ứng da
  • Thường xuyên giữ ẩm cho da để giảm bớt tình trạng da bị khô
  • Sử dụng thuốc làm giảm tình trạng viêm nhiễm khi cần thiết. Ngay cả khi bệnh chưa xuất hiện, mẹ nên thoa kem hoặc dầu dưỡng ẩm mỗi ngày.
  • Thói quen sử dụng dầu tắm có thể giúp tăng cường độ mềm mại cho da để ngăn chặn các bệnh chàm bùng phát.
  • Trong giai đoạn bệnh trở nên nặng hơn, mẹ có thể sử dụng thuốc mỡ hay kem steroid tại chỗ cho bé trong một thời gian ngắn. Nếu bệnh vẫn chưa thuyên giảm, bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc kháng histamine hay steroid đường uống.
  • Khi bệnh chàm đã bị viêm nhiễm, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc kháng sinh đường uống hoặc thoa khác. Trong một số trường hợp, trẻ sẽ cần làm xét nghiệm dị ứng để tìm ra nguyên nhân làm cho da bé nổi mẩn đỏ. Hướng điều trị sẽ thay đổi tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
  • Bé bị chàm mà gãi ngứa hay chà xát nhiều, vùng da tổn thương sẽ dễ bị nhiễm trùng. Lúc này, trẻ có thể bị sốt. Nếu bé còn kết hợp mắc bệnh thủy đậu hay nhiễm trùng do virus herpes, vùng da mẩn đỏ sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Trẻ cần được chuyển đến các cơ sở y tế gấp để được theo dõi và có biện pháp xử lý kịp thời.

Mẹ sẽ ngăn ngừa được bệnh eczema ở trẻ em tái phát nếu tránh được những yếu tố kích hoạt bệnh bé trở lại. Dù có vất vả một chút khi chăm sóc làn da mỏng manh của bé yêu nhưng nhìn con lớn khỏe mạnh thì mệt mấy mẹ cũng sẽ cam lòng!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
 https://kidshealth.org/en/parents/eczema-atopic-dermatitis.html https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/skin/Pages/How-to-Treat-and-Control-Eczema-Rashes-in-Children.aspx https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/skin/Pages/Eczema.aspx 
x