Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đỗ Khánh Linh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Cẩm Trinh
Cập nhật 08/06/2023

15+ bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh

15+ bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh
Một số bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh thường làm mẹ lo lắng, đứng ngồi không yên. Hầu hết các bệnh này đều khá phổ biến và tự hết mà không cần điều trị. Để an tâm hơn, mẹ nên bỏ túi những thông tin cơ bản sau về làn da của bé yêu.

Bài viết cung cấp cho bố mẹ những hiểu biết về các bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh; cách phòng tránh và điều trị bệnh để bố mẹ giúp con mình có một cơ thể khỏe mạnh trước bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh nhé!

1. Bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh

1.1 Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Bệnh vàng da là một bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh; bệnh khiến da và mắt của bé sẽ chuyển màu vàng. Vàng da thường xảy ra khi gan của trẻ sơ sinh chưa đủ trưởng thành để lọc bilirubin. Vì vậy mà trẻ sinh non; và một số bé bú sữa mẹ dễ bị vàng da hơn.

Dấu hiệu bệnh vàng da:

  • Da bé vàng hơn và lòng trắng mắt của trẻ cũng bị vàng 2 đến 4 ngày sau khi sinh vùng da vàng xuất hiện ở mặt; sau đó lan xuống khắp cơ thể.
  • Trẻ sơ sinh non hoặc sinh ra trước 37 tuần cũng dễ bị mắc bệnh.
  • Mẹ có thể kiểm tra bằng cách dùng ngón tay ép nhẹ nhàng lên da bé nếu vùng da trở nên vàng; có thể đó là dấu hiệu của bệnh vàng da.

Cách chữa trị bệnh vàng da:

  • Bé bị nhẹ thì chỉ cần cho con bú sữa mẹ thường xuyên là bé có thể tự khỏi.
  • Liệu pháp trị liệu bằng chiếu đèn: là phương pháp điều trị thông thường và hiệu quả cao; bé được đặt trên một chiếc giường đặc biệt có ánh sáng màu xanh để giúp phá vỡ bilirubin trong cơ thể của bé.
  • Liệu pháp truyền máu: Bé sẽ được truyền một lượng máu để thay thế máu bị hỏng; việc này giúp tăng tế bào hồng cầu và làm giảm mức bilirubin.
  • 1.2 Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh – bệnh ngoài da ở trẻ do rối loạn chức năng hàng rào

    các bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh
    Bệnh chàm sữa có thể do rối loạn chức năng hàng rào hoặc dị ứng với môi trường

    Bệnh chàm sữa là bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh mãn tính và hay tái phát. Trẻ bị chàm sữa bị rối loạn chức năng hàng rào bảo vệ da khiến da khô, ngứa, đóng vảy. Trẻ cũng có thể bị dị ứng với môi trường và thực phẩm.

    Dấu hiệu bệnh chàm sữa:

    • Da bé có vảy, sần sùi.
    • Da bé có những mẩn đỏ, chạm vào sẽ có cảm giác khô ráp và có những vảy nhỏ.
    • Thường xuất hiện mặt, thân và tứ chi.
    • Mẹ thấy bé hay đưa tay lên mặt gãi ngứa hoặc chà vào đầu, nhiều mụn nước vỡ ra.
    • Bé cảm thấy khó chịu, ngủ không ngon giấc, quấy khóc và lười bú sữa mẹ.

    Cách chữa trị bệnh chàm sữa ở trẻ:

    • Tránh xa các chất kích thích, theo lời khuyên của bác sĩ.
    • Tắm bằng chất tẩy rửa nhẹ nhàng hoặc sữa tắm phù hợp.
    • Giữ móng tay của trẻ ngắn để tránh tình trạng bé gãi có thể gây kích ứng da và nhiễm trùng.
    • Sử dụng kem dưỡng ẩm chứa thành phần urea hoặc glycerin; do bác sĩ khuyên dùng.
    • Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc để kiểm soát tình trạng này.

    1.3 Hăm tã – bệnh ngoài da trẻ sơ sinh phổ biến

    Khi tã ướt hoặc bẩn để quá lâu, vùng da quanh bộ phận sinh dục và mông bé thường nổi mẩn đỏ. Nghiêm trọng hơn, hăm tã sẽ dần đến bệnh nấm mem candida, nhiễm trùng da.

    Dấu hiệu bệnh hăm tã ở trẻ sơ sinh:

    • Da bé bị nổi mẩn đỏ thường xuyên, để một thời gian không thấy lặn.
    • Mụn đỏ xuất hiện ở vùng da có nếp gấp, bộ phận sinh dục, phần mông và bẹn của bé.
    • Vùng da bị hăm khi chạm vào ta sẽ cảm thấy nóng hơn so với những vùng da khác.
    • Bé cảm thấy khó chịu, ương bướng và quấy khóc khi bố mẹ thay tã.
    • Nếu da bị các vết loét có thể trường hợp bị hăm đã nặng lên cần phải đưa bé đi khám.

    Cách chữa trị bệnh hăm tã ở trẻ sơ sinh:

    • Cách tốt nhất để ngăn ngừa hăm tã là mẹ nên thường xuyên thay tã cho bé, đặc biệt khi bé bị tiêu chảy.
    • Khi thay tã, mẹ nên rửa mông bé với sữa tắm dịu nhẹ không chứa xà phòng cho em bé và nước ấm.
    • Mẹ có thể ngâm mông bé một lúc vào chậu nước ấm khoảng 30 đến 60 giây.
    • Dùng thuốc mỡ thoa vào vùng da bị hăm, nếu cần lấy thêm kem, dùng ngón tay khác thay vì ngón cũ.
    • Thường xuyên để da bé thông thoáng, thay vì bịt kín tã cả ngày.
    • Sử dụng sản phẩm phù hợp cho bé bị hăm tã.

    hăm tã ở trẻ em

    >>>> Mẹ xem thêm Trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ: 5 bước giải cứu bé cưng

    1.4 Nổi hạt kê – bệnh ngoài da trẻ sơ sinh thường gặp

    Nổi hạt kê là một trong các bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh; nhưng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi.

    Dấu hiệu nổi hạt kê ở trẻ sơ sinh:

    • Trẻ có các nốt sần màu trắng, hình ngọc trai, có thể nhìn thấy trên da.
    • Nổi hạt kê thường phổ biến nhất ở vùng mũi, má và cằm.
    • Da đầu trẻ cũng có thể thấy nổi các nốt hạt kê; đặc biệt là khi tóc thưa.
    • Trong một số trường hợp, nổi hạt kê có thể lan đến thân trên; các chi hoặc thậm chí ở miệng và vòm họng.

    Cách chữa trị nổi hạt kê:

    Nổi hạt kê sẽ tự khỏi trong vòng ba tháng sau khi sinh em bé. Nếu nó không khỏi trong khoảng thời gian đó; mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được tư vấn sử dụng một số loại thuốc mỡ hoặc kem bôi.

    Nhưng có một số điều mẹ có thể làm hỗ trợ cho trẻ bao gồm:

    • Chăm sóc da cơ bản: rửa da em bé bằng chất tẩy rửa nhẹ nhàng và nước ấm.
    • Không nên chà xát da mạnh khi đang lau khô; thay vào đó nên dùng khăn vỗ nhẹ cho khô.
    • Không nên cố gắng cạo hoặc nặn vì điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
    • Da của em bé nên được làm ẩm bằng kem dưỡng ẩm không chứa nước hoa; không chứa dầu; để đảm bảo da không bị khô.

    1.5 Bệnh ngoài da trẻ sơ sinh: Nấm da

    Nấm da là bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh do nấm gây ra. Nấm da trông giống như phát ban đỏ trên da; tạo thành một vòng xung quanh vùng da của bé. Nấm da có thể có nhiều loại.

    Dấu hiệu bệnh nấm da ở trẻ sơ sinh:

    • Nấm da có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.
    • Nấm da thường có dạng phát ban hình tròn hoặc gợn sóng với đường viền nhô cao.
    • Ngứa, da bị kích ứng.
    • Trầy xước da dai dẳng.
    • Trẻ khóc thường xuyên.
    • Trẻ thay đổi hành vi, chẳng hạn như khó ngủ.

    Cách chữa trị bệnh nấm da ở trẻ sơ sinh:

    Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào các triệu chứng, độ tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ.

    Điều trị bệnh nấm da đầu ở trẻ sơ sinh có thể bao gồm:

    • Thuốc trị nấm uống trong 4 đến 8 tuần. Một số trẻ em có thể cần điều trị lâu hơn.
    • Dầu gội đặc biệt để giúp loại bỏ nấm. Dầu gội đầu không thể thay thế thuốc uống; nhưng mẹ có thể dùng thêm dầu gội đầu.
    • Nếu trẻ bị u sừng hoặc vết loét thứ phát (áp xe) hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn; bác sĩ có thể yêu cầu các loại thuốc bổ sung để giúp giảm sưng. Chúng có thể bao gồm steroid.

    Điều trị bệnh nam da ở cơ thể, bẹn và chân thường phải sử dụng kem hoặc viên uống chống nấm. Nấm da ở móng tay là bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh khó chữa khỏi; thường được điều trị bằng thuốc kháng nấm uống.

    1.6 Viêm da tiết bã đầu ở trẻ – bệnh ngoài da ở trẻ phổ biến

    Viêm da tiết bã là bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh chủ yếu ảnh hưởng tới da đầu, gây ra vảy, ngứa, da đỏ và gàu. Viêm da tiết bã cũng có thể ảnh hưởng đến mặt, ngực, lưng và các khu vực có dầu khác của cơ thể.

    Dấu hiệu bệnh viêm da tiết bã đầu ở trẻ sơ sinh:

    • Đỏ và có vảy màu nâu hoặc vàng đóng vảy trên da đầu giống như vảy cá.
    • Vảy có cảm giác dễ vỡ và bong tróc, hoặc như sáp và nhờn khi chạm vào.

    Bệnh viêm da tiết bã đầu thường chỉ giới hạn ở da đầu của bé. Nếu bé bị mẩn đỏ và đóng vảy trên mí mắt; ở các nếp gấp của cổ và nách, sau tai; trên mặt và vùng quấn tã; thì đây được gọi là viêm da tiết bã hoặc tăng tiết bã nhờn; và cần được đưa đi bác sĩ.

    Cách chữa trị bệnh viêm da tiết bã đầu ở trẻ sơ sinh:

    • Viêm da tiết bã là bệnh ngoài da ở trẻ tuy không có hại, nhưng nó có thể khó chịu và khó coi. Có thể điều trị viêm da tiết bã bằng cách kết hợp giữa tự chăm sóc và thuốc không kê đơn.
    • Để trị chứng viêm da trên đầu bé, mẹ nên gội đầu bé với dầu gội lành tính; sau khi lau khô, dùng lược chải nhẹ nhàng.
    • Không gội đầu quá nhiều vì nó có thể làm da đầu bé bị khô.
    • Dùng dầu em bé thoa lên da đầu để làm mềm các vảy.
    • Về các loại thuốc mỡ, mẹ nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ nhi khoa.

    >> Cha mẹ có thể tham khảo: Cứt trâu ở trẻ sơ sinh (viêm da tiết bã): Cách chữa trị đơn giản

    1.7 Bệnh nổi mề đay, mẩn ngứa – bệnh ngoài da ở trẻ thường gặp

    bệnh nổi mề đay, mẩn ngứa

    Nổi mề đay là bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện khi con tiếp xúc với chất gây dị ứng, nhiễm trùng, vết cắn của bọ hoặc ong đốt.

    Dấu hiệu bệnh nổi mề đay ở trẻ sơ sinh là:

    • Kích thước khác nhau của các nốt sần hoặc mảng nổi lên trên da có thể có màu đỏ hoặc hồng với nhân màu trắng, được gọi là váng sữa.
    • Sưng và ngứa da.
    • Cảm giác bé bị kim châm hoặc bỏng.
    • Nổi mề đay có thể giống như vết cắn của bọ.
    • Vị trí nổi mề đay có thể ở một nơi trên cơ thể trẻ sơ sinh hoặc lây lan khắp cơ thể.
    • Các nốt mề đay có thể có kích thước từ 1,5 cm.

    Cách chữa trị bệnh nổi mề đay mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh:

    Biện pháp can thiệp y tế:

    • Bác sĩ có thể khuyên dùng các loại thuốc kháng histamine để điều trị phát ban. Những loại thuốc này làm dịu sự giải phóng histamine trong cơ thể.
    • Đôi khi, steroid có thể được sử dụng nếu mề đay của trẻ sơ sinh không phản ứng với thuốc kháng histamine.
    • Bé có thể cần được điều trị y tế ngay lập tức nếu phát ban gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, thở khò khè. Những triệu chứng này cần được can thiệp y tế khẩn cấp.

    Biện pháp khắc phục tại nhà:

    • Để trẻ tránh xa bất cứ thứ gì có thể gây phát ban.
    • Sử dụng một miếng gạc mát để giảm bớt sự khó chịu do nổi mề đay.
    • Nếu các biện pháp khắc phục tại nhà không làm dịu nổi mề đay, hãy liên hệ lại với bác sĩ.

    1.8 Bệnh thuỷ đậu – bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh thường gặp

    bệnh thủy đậu ở trẻ
    Thông thường, bệnh thủy đậu ở trẻ em sẽ tự khỏi sau một thời gian.

    Thủy đậu là một bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh do vi rút; nó gây ra sốt và các nốt mụn nước gây ngứa khắp cơ thể.

    Dấu hiệu bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh:

    • Mụn nước; có màu đỏ và thường xuất hiện bắt đầu từ trên mặt, cổ hoặc ngực trước rồi lan ra khắp cơ thể.
    • Phát ban bắt đầu với các mụn nước chứa đầy dịch, đóng vảy trong vòng 4 đến 10 ngày.
    • Nếu trẻ sơ sinh gãi các mụn nước; chúng có thể chảy ra hoặc bị nhiễm trùng.
    • Trẻ chán ăn, thay đổi trong thói quen bú.
    • Trẻ thay đổi thói quen ngủ vì bị ngứa hoặc đau.
    • Trẻ khóc quá nhiều hoặc những nỗ lực xoa dịu không có tác dụng.
    • Sốt, đôi khi có thể bắt đầu trước khi phát ban.
    • Trẻ sơ sinh bị thủy đậu có thể không bị sốt vì chúng có hệ thống miễn dịch kém phát triển; và do đó, cơ thể của chúng không phải lúc nào cũng phản ứng với nhiễm trùng bằng cách tăng nhiệt độ.

    Cách chữa trị bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh:

    • Ở hầu hết trẻ em, các triệu chứng thủy đậu tự hết trong vòng khoảng một tuần. Do đó, việc điều trị tập trung vào việc kiểm soát các triệu chứng.
    • Cho trẻ tắm nước ấm và pha thuốc tím tỉ lệ 1/100000.
    • Bôi kem dưỡng da calamine lên các nốt ngứa.
    • Cho em bé mặc quần áo rộng rãi, không gây kích ứng mụn nước.
    • Đề phòng trẻ gãi vào mụn nước; đeo găng tay cho trẻ sơ sinh có thể hữu ích.
    • Đảm bảo móng tay của trẻ sạch và ngắn để giảm nguy cơ nhiễm trùng do gãi các mụn nước.
    • Hỏi bác sĩ về thuốc không kê đơn để hạ sốt và giảm đau.

    1.9 Bệnh mụn cóc ở trẻ – bệnh ngoài da ở trẻ do vi rút gây ra

    Mụn cóc là bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh được gây ra bởi một loại vi rút được gọi là vi rút u nhú ở người.

    Dấu hiệu nhận biết mụn cóc ở trẻ sơ sinh:

  • Một vùng nhỏ của da bị cứng lại, sần sùi và có bề mặt gồ ghề.
  • Có thể lây lan từ vùng này sang vùng khác; và lây từ người này sang người khác.
  • Có nhiều loại kích cỡ, hình dáng, thường thì các mạch máu tạo nên mụn cóc trông giống như chấm đen ở trung tâm của mụn cóc.
  • Thường xuất hiện trên bàn tay, xung quanh móng hoặc nơi da bị rách.
  • Mụn thường không đau, nhưng nếu mọc ở những nơi chịu lực ép thì có thể gây đau cho bé.
  • Cách chữa trị mụn cóc ở trẻ sơ sinh:

    • Có một số loại mụn cóc có thể tự biến mất, đó là những mụn lành tính.
    • Nếu một thời gian mụn vẫn không hết, bé cảm thấy đau thì bố mẹ nên đưa bé đến phòng khám để được tư vấn chữa trị của các bác sĩ.
    • Ngoài ra, mẹ còn có thể dùng miếng dán băng keo, dán miếng băng đó lên mụn khoảng 6 ngày. Sau đó, ngâm mụn rồi cào nhẹ bằng móng tay. Lặp lại quy trình này khoảng 2 tháng cho tới khi mụn biến mất.
    • Mụn cóc có thể lây lan nên khi tiếp xúc với mụn cần vệ sinh sạch sẽ.

    10. Bệnh phát ban ở trẻ

    bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh
    Phát ban ở trẻ sơ sinh là bênhj ngoài da ở trẻ sơ sinh phổ biến và mẹ cũng không cần phải can thiệp y tá nếu không có dấu hiệu nghiêm trọng

    Bệnh sốt phát ban là một bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh do nhiễm một hoặc nhiều loại vi khuẩn rickettsia. Bọ chét, ve (bọ chét), rận hoặc ve sẽ truyền bệnh khi chúng cắn bạn.

    Dấu hiệu nhận biết bệnh phát ban ở trẻ sơ sinh:

    Ở trẻ sơ sinh, phát ban là chủ yếu được tìm thấy trên cổ, vai và ngực, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở nách, khuỷu tay và nếp nhăn bẹn.

    Nhiệt phát ban thường lành và tự hết, và không cần chăm sóc y tế. Mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ nếu có các triệu chứng kéo dài hơn một vài ngày, phát ban có vẻ nặng thêm, hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng như:

    • Tăng đau, sưng, tấy đỏ hoặc hơi ấm xung quanh khu vực bị ảnh hưởng.
    • Mủ chảy từ các tổn thương.
    • Sưng hạch bạch huyết ở cổ, nách hoặc háng.
    • Sốt hoặc ớn lạnh.

    Cách chữa trị bệnh phát ban ở trẻ sơ sinh:

    • Phát ban thường rất dễ lây lan vì thế cần kiêng không cho bé ra ngoài, tránh không tiếp xúc với người đang bị mắc bệnh.
    • Phải cho bé vệ sinh tay chân sạch sẽ để tránh vi khuẩn và bổ sung vitamin C từ hoa quả tăng cường sức đề kháng chống lại virus.
    • Khi bé bị sốt phát ban thì nên cho nghỉ ngơi trên giường đến khi khỏi hẳn sốt.
    • Bố mẹ có thể cho bé uống paracetamol theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, chườm mát cho trẻ bằng nước ấm.
    • Cho bé uống nhiều nước khoáng, nước chanh, nước ép trái cây tươi để bù lại lượng nước mất.
    • Cho bé uống thuốc có nguồn gốc thảo dược để để trị ho cho bé.
    • Tránh kiêng gió và kỵ nước cho bé.

    >> Cha mẹ có thể xem thêm: Trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì? 4 loại lá thảo dược tự nhiên an toàn

    1.11 Rôm sảy – bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh phổ biến

    Bệnh rôm sảy là bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh rất phổ biến; đặc biệt là trong những tuần đầu đời. Điều này là do tuyến mồ hôi của trẻ chưa phát triển đầy đủ. Ngoài ra, khi trời nắng nóng, da trẻ sơ sinh thường xuất hiện rôm sảy; vì tuyến mồ hôi bị bít kín, mồ hôi không thoát ra được.

    Dấu hiệu nhận biết rôm sảy ở trẻ sơ sinh:

    • Các hạt rôm sảy nhỏ, màu hồng, hơi cứng.
    • Thường nổi ở vùng da đổ mồ hôi nhiều như trán, lưng, cổ, ngực.
    • Có thể trông giống như những mụn nước rất nhỏ và trong.
    • Rôm sảy thường rất ngứa.
    • Các mụn do rôm sảy có thể bị nhiễm vi khuẩn. Nếu điều này xảy ra, các mụn nước có thể chứa đầy mủ màu vàng hoặc trắng. Trẻ có thể bị sốt và đổ mồ hôi nhiều hơn trên cơ thể.

    Cách chữa trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh:

    • Đảm bảo trẻ luôn khô ráo, thoáng mát và tránh đổ mồ hôi.
    • Sử dụng điều hòa không khí khi trời nóng.
    • Mặc quần áo cotton nhẹ cho con.
    • Tránh mặc quá nhiều lớp hoặc quấn khăn dầy cho trẻ.
    • Thường xuyên thay quần áo ướt đẫm mồ hôi hoặc tã ướt.
    • Đảm bảo phòng ngủ thoáng mát và thông gió.
    • Lau khô các nếp gấp trên da của trẻ sau mỗi lần tắm.
    • Để giúp trẻ hết ngứa, mẹ có thể cho trẻ tắm trong nước ấm.
    • Chườm khăn ẩm mát lên khu vực bị ảnh hưởng cũng có thể giúp con cảm thấy thoải mái hơn.
    • Nếu con gãi nhiều, hãy nói chuyện với bác sĩ về các loại kem hỗ trợ.

    1.12 Chốc lở da bé – bệnh ngoài da ở trẻ do vi khuẩn

    Chốc lở da là bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh do cầu khuẩn Streptococcus hoặc Staphylococcus gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ trong các vùng vệ sinh kém.

    Dấu hiệu nhận biết bệnh chốc lở da ở trẻ:

    • Chốc không bọng nước: bé bị đỏ và sưng quanh mũi, trên môi và có thể lây lan. Sau vài ngày, vết sưng chuyển thành nâu, vết lở sẽ khô và bong ra. Dù không đau nhưng rất ngứa và gãi thường xuyên.
    • Chốc bọng nước: Xuất hiện các mụn màu hồng đỏ trên khắp cơ thể bé dần có mủ bên trong. Vết lở này thường xuất hiện ở những nếp gấp da như vùng mặc tã hay cổ.
    • Chốc loét: Vết lở lớn có chứa mủ xuất hiện ở chân, mông và có xu hướng ngày càng lan rộng và sâu hơn.

    Cách chữa trị bệnh chốc lở da ở trẻ:

    • Kháng sinh bôi ngoài da: Dùng nước ấm để rửa sạch các vết lở sau đó dùng kháng sinh bôi lên những vùng da bị nhiễm trùng hoặc xunh quanh. Nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua vào bôi thôi cho bé.
    • Kháng sinh uống: Khi tình trạng của bé trở nên nặng hơn thì bác sĩ sẽ cho bé uống thuốc kháng sinh để tình hình của bé được tốt hơn.
    • Không cho bé đụng tới vết lở để tránh lây lan sang chỗ khác và đảm bảo vết thương không bị nhiễm trùng, bằng cách cắt móng tay cho bé hoặc băng vết thương vào cho bé.
    • Vệ sinh sạch sẽ cho bé và cả vùng chốc lở mỗi ngày.

    1.13 Bệnh chàm eczema – bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh gây khó chịu

    bệnh eczema

    Chàm Eczema là một trong những bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh.

    Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm eczema ở trẻ sơ sinh:

    • Thường xuất hiện trên trán, má hoặc da đầu bé.
    • Mảng da khô, dày, bóc vảy hoặc mụn đỏ, nhỏ.
    • Có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thế bé.

    Cách chữa trị bệnh chàm eczema ở trẻ:

    • Khi phát hiện bé có dấu hiệu nhiễm nấm eczema, mẹ nên năng tắm nước ấm hằng ngày cho bé.
    • Sau khi tắm, thoa lotion dưỡng ẩm, không mùi, dịu nhẹ với làn da bé.
    • Chọn trang phục với chất liệu mềm, thoáng mát.

    >> Cha mẹ có thể xem thêm: Bệnh eczema ở trẻ em tái đi tái lại: Làm sao để mẹ điều trị dứt điểm cho con?

    1.14 Bệnh chân tay miệng – bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh cần lưu ý

    Bệnh tay chân miệng là một bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh gây ra các vết loét bên trong hoặc xung quanh miệng; và phát ban hoặc mụn nước trên bàn tay, bàn chân, cẳng chân hoặc mông của trẻ.

    Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh:

    Sốt và các triệu chứng giống cúm:

    • Sốt.
    • Ăn hoặc uống ít hơn.
    • Viêm họng.
    • Cảm thấy không khỏe, ngủ giật mình.

    Lở miệng:

    Một hoặc hai ngày sau khi bắt đầu sốt, trẻ có thể bị lở miệng đau. Những vết loét này thường bắt đầu như những chấm đỏ nhỏ; thường ở phía sau miệng; vết phồng rộp và có thể trở nên đau đớn.

    Phát ban da:

    • Con có thể bị phát ban trên da ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Nó cũng có thể xuất hiện trên đầu gối, khuỷu tay, mông hoặc vùng sinh dục.
    • Phát ban thường trông giống như các nốt phẳng, màu đỏ, đôi khi có mụn nước. Chất lỏng trong vết phồng rộp và vảy tạo thành khi vết phồng rộp lành lại có thể chứa vi-rút gây bệnh tay chân miệng.

    Cách chữa trị bệnh tay chân miệng ở trẻ:

    Không có phương pháp điều trị y tế cụ thể cho bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh – bệnh tay chân miệng. Tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ có những cách điều trị cụ thể. Sau đây là một số cách để mẹ xoa dịu cho bé:

    • Rửa tay cẩn thận, đặc biệt là sau khi thay tã hoặc lau mũi cho trẻ. Giúp trẻ giữ tay sạch sẽ.
    • Làm sạch và khử trùng các bề mặt và các vật dụng dùng chung như đồ chơi và tay nắm cửa.
    • Không ôm hoặc hôn bé bị bệnh tay chân miệng. Không dùng chung cốc hoặc đồ dùng.
    • Đừng gửi trẻ đến nhà trẻ cho đến khi các triệu chứng của chúng biến mất. K
    • iểm tra với bác sĩ nếu mẹ nghĩ rằng chúng vẫn có thể lây lan.

    1.15 Viêm da cơ địa – bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh thường thấy

    Một trong những bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh thường mắc đó là viêm da cơ địa.

    Dấu hiệu bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh:

    • Da bé xuất hiện nhiều mẩn đỏ và kèm theo những cơn ngứa ngáy làm bé khó chịu.
    • Bệnh nặng hơn thì xuất hiện mụn nước tập trung thành từng đám trên nền da đỏ, gây ra sưng phù, mụn chảy nước và gây ra ngứa nhiều hơn.

    Cách phòng và chữa bệnh cho trẻ sơ sinh:

    • Vệ sinh thật sạch sẽ cho bé bằng cách tắm cho bé bằng nước ấm khoảng 5-10 phút.
    • Quần áo mặc cho trẻ phải rộng rãi tránh cọ sát và sử dụng những bột giặt dành riêng cho trẻ sơ sinh. Luôn giữ cho bé được khô thoáng và sạch sẽ.
    • Có thể dùng kem dưỡng ẩm da hoặc những loại thuốc được bác sĩ chỉ định và khuyên dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc cho bé.

    1.16 Một số bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh không đáng quá lo ngại

    • Mụn đỏ: Thường xuất hiện ở da mặt khi bé được 2 đến 3 tuần tuổi và biến mất khoảng vài tuần sau đó.
    • Lạnh, ẩm, lốm đốm: Là bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh phổ biến, nó bao gồm các khu vực xen kẽ của các mạch máu giãn ra và hẹo, mang đến cho làn da màu sắc như cẩm thạch đỏ và trắng. Thường chỉ xuất hiện khi bé bị lạnh.
    • Mụn đầu trắng: Với các bé sinh cận ngày dự sinh hoặc trễ hơn thường xuất hiện mụn đầu trắng trên mũi. Mẹ yên tâm, loại mụn này sẽ tự động biến mất sau vài tuần.
    • Vết bớt sắc tố: Đây là vùng da màu xanh xám thường xuất hiện ở khu vực gần mông trẻ, thường xuất hiện lúc sinh hoặc trong những tuần đầu tiên. Vết bớt này có thể nhạt dần khi bé 2 tuổi và biến mất khi bé 5 tuổi.
    • Vernix: Chất bã màu trắng bao phủ và bảo vệ làn da bé trong bụng mẹ vẫn có thể lưu lại trên da bé sau khi bé chào đời. Nó vô hại và có thể lau sạch. Mẹ cứ để nó bong tróc tự nhiên và đừng tác động, vì như vậy có thể khiến da bé chảy máu.
    • Nổi mụn: Đôi khi trẻ sơ sinh cũng bị nổi những mụn nhỏ li ti như mụn trứng cá. Lúc này, ba mẹ cũng không nên quá lo lắng hay tìm kiếm những loại thuốc chống mụn. Mụn trứng cá ở trẻ nhỏ thường là những mụn li ti nổi trên mặt một vài ngày hay trong tháng đầu tiên chào đời. Bệnh ngoài da ở trẻ này sẽ tự động biến mất mà không cần điều trị.

    2. Những lưu ý khi chăm sóc bé bị các bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh

    chăm sóc bé bị bệnh da

    Cách chăm sóc rốn cho bé bị các bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh

    Sau khi bé được đưa về nhà, khoảng 1 đến 3 tuần sau, dây rốn của bé sẽ rụng ra. Cho đến thời điểm đó, mẹ nên giữ rốn bé sạch sẽ và khô ráo để chăm sóc tốt cho bé bị các bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh. Ngoài dung dịch sát trùng, mẹ có thể dụng nước ấm để vệ sinh vùng rốn của bé. Liên lạc ngay với bác sĩ nếu bé bị sốt (38 độ C hoặc cao hơn). Ngoài ra, mẹ cũng không nên chủ quan khi vùng rốn bé có những biểu hiện sau:

    • Sưng tấy và đỏ lên.
    • Chảy mủ màu vàng.
    • Ra nước và có mùi hôi.
    • Chảy máu.

    Làm thế nào để tắm bé bị các bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh?

    Mẹ không cần thiết phải tắm cho bé mỗi ngày, thay vào đó chỉ cần lau người bé sơ qua bằng khăn thấm nước ấm. Mặt, tay và bộ phận sinh dục là vị trí mẹ nên thường xuyên vệ sinh cho bé. Không nhất thiết phải sử dụng xà phòng hay sữa tắm, vì rất dễ gây kích ứng da bé.

    Tắm bé trong căn phòng ấm áp, để bé thực sự cảm thấy thoải mái. Trang bị đầy đủ vật dụng tắm xung quanh, để không phải chạy quanh mỗi khi bé tắm, gây nhiều nguy cơ gặp rủi ro.

    Ngoài ra, mẹ nên để ý những điều sau khi tắm cho bé bị các bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh:

    • Không đeo vòng tay khi tắm cho bé, vì nó có thể làm xước da con.
    • Thao tác giữ bé khi tắm phải đúng cách, một tay luôn giữ đầu và cổ bé.
    • Dùng khăn mềm thấm nước lau mặt, mắt, tai, miệng và khuôn mặt của bé trước tiên.
    • Lau bộ phận sinh dục của bé từ trước ra sau nhẹ nhàng.
    • Với bé trai, không kéo bao quy đầu, rửa hết sức nhẹ nhàng.
    • Không dùng bông ngoáy tai để làm sạch tai hay mũi bé, chỉ cần làm sạch vùng da ngoài.
    • Lau người bé bằng khăn khô mềm.

    >> Cha mẹ có thể xem thêm: Nên tắm cho trẻ sơ sinh vào thời gian nào? Cách tắm giúp con khỏe mạnh

    Qua bài viết, hy vọng mẹ đã hiểu thêm về các bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh; và có hướng xử lý đối với bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Atopic Dermatitis in Children
    https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=atopic-dermatitis-in-children-90-P01675
    Ngày truy cập: 27/02/2023

    2. Atopic Dermatitis and Eczema Symptoms & Causes
    https://www.childrenshospital.org/conditions-and-treatments/conditions/a/atopic-dermatitis-and-eczema/symptoms-and-causes
    Ngày truy cập: 27/02/20232

    3. Milia
    https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/milia/symptoms-causes/syc-20375073
    Ngày truy cập: 27/02/2023

    4. Ringworm
    https://www.cdc.gov/fungal/diseases/ringworm/index.html
    Ngày truy cập: 27/02/2023

    5. Cradle Cap (Seborrheic Dermatitis) in Infants
    https://kidshealth.org/en/parents/cradle-cap.html
    Ngày truy cập: 27/02/2023

    x