Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Tập cho bé tự ăn là một quá trình đều đặn, lâu dài đòi hỏi ở mẹ sự kiên nhẫn và đúng phương pháp. Dưới đây là một vài bí quyết giúp mẹ tập con tự xúc ăn dễ dàng hơn.
1/ Tập có trình tự
Vào khoảng 6 tháng tuổi, khi trẻ đã có thể tự cầm đồ chơi và bước vào thời kỳ ăn dặm, nên cho bé tự cầm đồ để ăn, chẳng hạn như miếng trái cây, chiếc bánh ăn dặm hay rau củ luộc như cà rốt, đậu que… Đây là quá trình quan trọng để rèn con biết tự cầm đồ ăn. Khi cầm đồ ăn trên tay, bé sẽ khám phá nó và đưa nó vào miệng. Bé sẽ phải tìm cách gặm chúng nhai chúng, đó là cách để bé rèn luyện cách nhai.
8 – 9 tháng, bé ngồi vững là có thể tập tự ăn. Chính vì vậy đây là thời gian lý tưởng đế mẹ có thể dạy bé tự xúc ăn bằng muỗng.
Khoảng 12 tháng trở lên, nhiều bé có thể tự ăn bằng muỗng, tuy vẫn còn lóng ngóng. Mẹ cố gắng duy trì thói quen này, hướng dẫn, chỉnh sửa cách cầm cho bé mỗi ngày để bé có thể tự ăn thành thạo vào giai đoạn 2 tuổi.
2/ Cho bé làm quen với ghế ăn và dụng cụ ăn uống
Trước khi dạy bé dùng muỗng, mẹ và bé có thể dùng chén muỗng nhựa để chơi. Cùng chơi trò ăn uống giả vờ với bé như bạn đang xúc thức ăn từ chén rồi đưa vào miệng cho bé. Sau đó, giúp bé bắt chước những hành động này.
Cho bé ngồi ăn cơm cùng gia đình bằng ghế ăn riêng của mình, bỏ 1 ít thức ăn như rau, thịt vào chén của bé và để bé tự xúc. Dù hành động xúc của bé chưa thể thuần thục nhưng như thế cũng giúp bé bước đầu biết làm quen với việc cầm chén bát và học cách ngồi ăn như mọi người.
3/ Sắm bộ chén bát riêng
Hãy sắm cho bé một bộ chén bát riêng. Nên chọn muỗng có tay cầm ngắn, cong sẽ giúp bé dễ đưa vào miệng hơn. Lòng muỗng nên nông, độ rộng vừa phải. Với chén, bạn nên chọn loại có vành, nhẹ, không trơn giúp bé cầm dễ dàng hơn. Bạn cũng nên chọn bộ đồ ăn màu sắc, đẹp mắt khiến bé thích thú và nên mua 2-3 bộ thay nhau để tăng thêm hứng thú cho bé.
4/ Tạo môi trường vui vẻ, thú vị
Trong việc rèn luyện thói quen tự xúc ăn cho bé, mẹ cần tạo yếu tố môi trường hấp dẫn cho trẻ, tạo những món ăn hấp dẫn để trẻ thích xúc, có thể bắt đầu bằng việc xúc những thứ dễ ăn với trẻ.
Quan tâm đến vị trí ngồi ăn, chọn muỗng, chén, cái bàn, cái ghế phù hợp với trẻ, tạo sự yêu thích ở trẻ và cả không khí gia đình vui vẻ, cởi mở khi trẻ ngồi ăn.
5/ Tâm lý
Hãy kiên nhẫn, nhẹ nhàng, nhưng cương quyết, đồng thời hiểu được tâm lý của trẻ. Khen ngợi nỗ lực cầm muỗng của bé, mỗi khi bé xúc được thức ăn đưa vào miệng mà ít bị rơi. Vừa được khen vừa được khuyến khích bé sẽ rất thích thú, hào hứng với việc tự ăn hơn.
6/ Làm mẫu và hướng dẫn cho bé
Trước khi trẻ xúc ăn, cha mẹ và người lớn cũng dùng một cái muỗng tự xúc thức ăn của mình để làm mẫu cho trẻ, cho trẻ thấy được niềm vui của người tự xúc ăn và cách thức xúc đồ ăn.
Đồng thời hướng dẫn bé biết nên ngồi như thế nào, cầm muỗng đút vào miệng ra sao, khi ăn thì phải nhai kỹ, từ tốn và tập trung… Mẹ có thể kể cho bé nghe những câu chuyện đơn giản và sinh động về tác hại của việc ăn không đúng cách như dễ sâu răng, đau dạ dày… hoặc nếu ăn quá chậm thì sẽ không còn thời gian chơi, nghe mẹ kể chuyện…
7/ Kiên trì thực hiện
Khi dạy trẻ tự xúc đồ ăn bạn cần phải kiên nhẫn bởi bé chưa thành thạo ngay được, nếu bạn sốt ruột và lại tự tay xúc cho con thì việc tập cho con tự ăn khó mà thành công. Bạn không nên nóng ruột, không nên sợ bẩn, cần kiên trì giúp và chờ đợi bé.
8/ Trang trí thức ăn bắt mắt
Các món ăn dành cho bé không cần nhiều gia vị, cầu kỳ hay công phu. Chỉ cần mẹ chịu khó trang trí bắt mắt, làm tăng màu sắc, sinh động cho các món ăn là bé sẽ thích ngay.
9/ Hãy để bé chủ động
Việc tập cho bé tự ăn là một thói quen tốt quan trọng hơn việc bé ăn được nhiều hay không. Hãy cho bé trẻ cơ hội để tự lựa chọn những loại thức ăn phù hợp trong thực đơn đã được chuẩn bị sẵn. Đây là cách để trẻ cảm nhận thấy chúng được tôn trọng đồng thời cũng là cách để bố mẹ biết được con mình thích ăn món nào, không thích ăn món nào.
10/ Có quy tắc và kỷ luật
Nghiêm khắc với bé nếu bé xúc thức ăn rồi ném thức ăn hay muỗng. Điều này sẽ tạo thành thói quen xấu cho bé. Dạy cho bé mục đích của cầm muỗng ngay từ đầu, để sau này, bạn không phải chạy theo sửa thói xấu cho bé. Nếu bé tỏ ra chán và nghịch ngợm, bạn nên chấm dứt việc “học tập” của bé tại đây và bắt đầu lại ở bữa ăn kế tiếp.
>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.